Một cuộc gặp tình cờ với cậu bé Esaki Kyohei trên xe lửa đã đưa đẩy Yukawa Manabu, một phó giáo sư vật lý đang đi dự hội nghị, tới nghỉ tại quán trọ buồn hiu mang tên Lục Nham Trang, để rồi bị cuốn vào số phận những con người nơi đó. Cái chết của người khách trọ Tsukahara Masatsugu, cựu cảnh sát hình sự thuộc Sở Cảnh sát Tokyo dưới vách đá gần biển Harigaura buộc cảnh sát phải lục lại hồ sơ một vụ án xảy ra cách đó mười sáu năm, nhưng Yukawa Manabu, vị "thám tử Galileo" đã nhận ra những điều bất thường quanh đó. Một bí mật tưởng chừng đã bị chôn sâu dưới đáy biển Harigaura đang chờ khám phá, mà cội nguồn của nó có thể kéo về tận Tokyo nhiều năm về trước.
Xem thêm
Thật không khó hiểu khi “Phương trình hạ chí” bị đem ra so sánh với Phía Sau Nghi Can X. Một là vì trong lòng đại đa số độc giả, Phía Sau Nghi Can X là kinh điển, vì thế hễ là truyện của Higashino Keigo thì sẽ bị so sánh. Hai là vì “Phương trình hạ chí” nằm trong loạt tiểu thuyết Galileo với tài phá án bằng vật lý của phó giáo sư Yukawa.
Câu chuyện trong “Phương trình hạ chí” ổn, thậm chí ổn ngang ngửa Phía Sau Nghi Can X, chỉ là vì câu chuyện cũng khá đơn giản nhưng tác giả lại dẫn dắt lòng vòng, thành thử ra nó bị đánh giá kém hơn Phía Sau Nghi Can X. Bản thân mình không thích Phía Sau Nghi Can X nhất trong các truyện của sensei, mình cho rằng một trong những lý do nó chiếm thiện cảm của độc giả vì nó cô động, súc tích, nên độc vừa đủ hứng thú, không bị ngán. Cứ nhìn độ dày của sách là rõ.
Mình tham khảo review trên mạng, có bạn nói là thích Phía Sau Nghi Can X hơn, vì nó là cuộc đấu trí của thiên tài vật lý và thiên tài toán học, trong khi “Phương trình hạ chí” thì một mình Yukawa cân team. Thật ra mình thấy Phía Sau Nghi Can X cũng chẳng cân não, cân tài cân sức mấy. Đọc một chút mình đã đoán được thủ pháp rồi. Mình chỉ thích số phận của Ishigami mà sensei đã viết nên, một thiên tài kém may mắn trong sự nghiệp. Hết rồi.
Câu chuyện trong “Phương trình hạ chí” cũng tốt, cũng nêu ra nhiều vấn đề như tình yêu, tình thân, chuộc tội, môi trường… nhưng mà mọi thứ lại hơi sơ sài so với việc tác giả xoáy sâu vào các vấn đề khác trong Thánh giá rỗng. Mình cũng không đánh giá cao “Phương trình hạ chí”, vì như đã nói, câu chuyện đơn giản, dễ đoán nhưng tác giả lại dẫn mình đi đường vòng cho nó dài ra.
Dù vậy, “Phương trình hạ chí” vẫn đáng để bạn đọc. Và hơn hết, sự lựa chọn chính là điều mình trăn trở sau khi gấp sách lại. Giống như một số tác phẩm khác, sensei hiếm khi cho kẻ thủ ác chịu sự trừng phạt của pháp luật, mà là tự họ chuộc lỗi với cuộc đời này.