Trong một thế giới vồn vã, quay cuồng và đầy ngổn ngang này, bạn và tôi, có lẽ chúng ta đều có nhiều hơn một lần bị những nỗi khổ đau ăn mòn tâm trí. Có phải bạn đã từng có những suy nghĩ như “Tại sao mình phải chịu đựng những thứ này?”, “Vì cớ gì mà mình lại đau khổ đến như vậy?”, “Giá trị thực sự của mình nằm ở đâu?”, “Mình là ai?”,... cứ quanh quẩn và giày vò trí óc bạn mỗi ngày? Tôi muốn nói với bạn rằng, bạn không chỉ có một mình thôi đâu. Ai trong mỗi người chúng ta trên trái đất này, cũng đều có những lúc mà nỗi đau của sự tồn tại dường như vượt quá sức chịu đựng. Và vì lẽ đó, ai cũng đều có một niềm khao khát, có thể là một niềm khao khát cháy bỏng, đối với tình yêu và cả hạnh phúc. Nếu bạn là một người đang mang trên mình nhiều vết thương tinh thần, một trái tim không lành lặn chứa đầy vết xước đến rỉ máu, hay bạn đang khao khát vươn tay chạm tới thứ ánh sáng phía cuối đường hầm tăm tối, khao khát tìm một hướng đi giải thoát cho thực tại khốn khổ của mình, tôi nghĩ bạn nên tìm đọc cuốn sách Từ nước mắt tới nụ cười - Tận cùng khổ đau đến ngời sáng tâm hồn của tác giả Marianne Williamson. Bạn có thể tìm thấy ở đây một số mảnh ghép mà bạn chưa từng biết. Một bí ẩn. Và, có thể, là một phép màu.

Con người ta dường như luôn bị những nỗi lo sợ chi phối trong cuộc sống hàng ngày. Trong khi một sự thật hiện hữu rằng, không ai có thể thật sự chi phối được chúng ta ngoài chính linh hồn sâu thẳm bên trong mỗi người. Khi thứ dịch bệnh Covid ám ảnh cả thế giới bùng phát trở lại ở Việt Nam một lần nữa, nỗi lo sợ mới lại được hình thành, quẩn quanh những âu lo trong cuộc sống thường nhật của mỗi người. Chúng ta có hàng tá lý do cho phép nỗi sợ hãi, muộn phiền hiện diện: lo không thể về được quê của mình, sợ công việc đang làm sẽ có sự thay đổi, lo thu nhập bị ảnh hưởng, sợ mình có thể bị mắc bệnh,... Nỗi sợ càng lớn bao nhiêu, thứ tâm bệnh tà ác ta rước thêm vào người càng nhiều bấy nhiêu. Bạn muốn thoát ra khỏi mớ cảm xúc và suy nghĩ hỗn độn ấy chứ? Cuốn sách Từ nước mắt đến nụ cười - Tận cùng khổ đau đến ngời sáng tâm hồn của tác giả Marianne Williamson có thể sẽ trở thành một sự động viên tinh thần, giúp bạn không còn cảm thấy một mình trên cuộc hành trình vượt qua những khổ đau và nỗi lo hãi trong cuộc sống chìm nổi này. Và tôi nghĩ, cuốn sách này đặc biệt dành tặng cho những người đang cố gắng đấu tranh hằng ngày với căn bệnh trầm cảm ẩn sâu bên trong mình.

Về tác giả và cuốn sách

Marianne Williamson là một người phụ nữ tài giỏi. Bà vừa là một nhà hoạt động chính trị và là một nhà lãnh đạo tâm linh. Đồng thời, bà cũng chính là tác giả của 14 cuốn sách nổi tiếng, trong đó có bốn cuốn đã được lọt vào danh mục sách bán chạy nhất của The New York Times. Bà là người sáng lập ra Project Angel Food, một tổ chức phi lợi nhuận cung cấp hơn 12 triệu bữa ăn tình nguyện phục vụ cho những người bị AIDS ở nhà và cả các bệnh nhân đang hàng ngày đấu tranh với căn bệnh hiểm nghèo đe dọa đến tính mạng khác. Bên cạnh đó, bà cũng là người đồng sáng lập của Liên minh Hòa bình, một tổ chức giáo dục và vận động cơ sở phi lợi nhuận hỗ trợ các dự án xây dựng hòa bình. Bạn thấy đấy, Marianne quả là một người phụ nữ đa tài. Nhưng tôi hiểu bà đã phải cố gắng đến mức nào để có thể tiếp tục đi con đường của bản thân. Suy cho cùng, trên đường đi của mỗi người, chí ít thì ai cũng có đôi lần phải nếm trái đắng nhỉ?

… Có một số người bị nỗi đau đớn tận cùng đè nặng, khó thể nào nguôi ngoai, dù chỉ một chút nhỏ nhoi. Ta chìm mỗi lúc một sâu hơn trong giếng nước mắt của chính mình, chìm vào bóng tối thăm thẳm dường như không đáy. Ta tự hỏi tất cả những đau đớn này đến từ đâu. Và ta tự hỏi nó có bao giờ kết thúc?

Nếu bạn, hoặc một người nào đó mà bạn yêu thương, đang phải trải qua khoảng thời gian như thế - khi việc thở thêm một hơi nữa, sống thêm một ngày nữa, dường như cũng là quá sức - Thì tôi rất vui vì bạn đọc cuốn sách này.

Tôi biết khổ sở là gì, vì tôi đã hai lần bị chẩn đoán trầm cảm. Tôi đã trải qua bi kịch cá nhân và cái chết của những người thân yêu. Tôi đã phải chịu đựng sự phản bội và thất vọng. Hơn một lần, tôi cảm thấy mất hết mọi cơ hội hạnh phúc từng có. Tôi đã ở quá gần với đau khổ, không chỉ trong cuộc sống của chính tôi, mà còn cuộc sống của nhiều người khác mà tôi đã gặp trong sự nghiệp của mình. Không gì giúp bạn nhìn rõ được nỗi khổ của người khác hơn khi chính bạn cũng phải chịu khổ. Tôi biết khuôn mặt của trầm cảm mà, tôi biết rõ!

Nhiêu đó thôi cũng đủ khiến tôi nghĩ rằng bạn nên đọc cuốn sách này. Một người đã từng trải qua trầm cảm, đã chiến đấu và đánh bại được nó, hẳn cũng có thể dẫn dắt và giúp đỡ bạn tự đánh bại được tâm bệnh trong chính mình. Bạn không hề chiến đấu đơn độc một chút nào.

Cuốn sách trọn vẹn 293 trang được chia thành 12 chương nhỏ:

  1. Phó thác nỗi buồn

  2. Xuyên qua bóng tối, vào ánh sáng

  3. Chống lại sự tê dại

  4. Vũ trụ diệu kỳ

  5. Văn hóa muộn phiền

  6. Tha thứ

  7. Thiên đàng quan hệ, địa ngục quan hệ

  8. Thay đổi chính mình

  9. Ánh sáng của Đức Phật

  10. Ánh sáng của Moses

  11. Ánh sáng của Jesus

  12. Nước mắt tới hân hoan

Cuốn sách Từ nước mắt đến nụ cười là một sự suy tư tinh thần về nỗi đau khổ của con người, cả về căn nguyên và sự siêu việt của nó. Bên cạnh đó, cuốn sách còn chạm đến bề mặt chiều sâu tinh thần của sự sáng suốt trong các giáo lý tôn giáo và tâm linh vĩ đại với hy vọng đến được nơi đang bị che khuất đằng sau những tấm màn phủ giáo điều cùng những hiểu lầm từ xa xưa. Xuyên suốt cuốn sách, các bạn sẽ thường xuyên được nhìn thấy “Chúa Trời”. Chúa Trời mà tác giả nhắc đến trong cuốn sách này không phải chỉ là Chúa Trời trong thiên chúa giáo nói riêng, mà đó còn là từ dùng để chỉ các Đấng Thiêng Liêng của mọi tôn giáo nói chung.

Xã hội này đã rước trầm cảm đến bằng cách coi thường tình yêu. Chúng ta đã bán linh hồn của mình cho một mớ hầm bà lằng. Sự tồn tại của con người không chỉ là một tình tiết ngẫu nhiên, chẳng vì mục đích nào ngoài việc tất cả chúng ta đều nên có được những gì mình muốn. Nhìn nhận theo cách đó, không có lớp phủ tinh thần, cuộc sống của chúng ta dường như không còn ý nghĩa tối thượng, trong khi linh hồn khao khát ý nghĩa chẳng khác nào cơ thể thèm khát oxy. Khi không có một khung sườn tinh thần, chúng ta biết các cơ chế của cuộc sống nhưng lại hầu như không hiểu được. Và bởi không hiểu cuộc sống, chúng ta sống sai. Và bởi sống sai, chúng ta gây đau khổ - cho bản thân và cho người khác.

Hành trình thiêng liêng của Đức Phật bắt đầu khi Ngài thấy đau khổ lần đầu tiên; Moses xúc động trước những thống khổ của người dân Israel; và Chúa Jesus chịu khổ trên cây thập giá. Nhưng vấn đề không chỉ đơn giản là Đức Phật thấy nỗi khổ, mà là Ngài đã vượt qua nó bằng sự giác ngộ của mình. Vấn đề không chỉ đơn giản là người Do Thái bị bắt làm nô lệ, mà là họ đã được giải cứu và dẫn đến miền Đất Hứa. Vấn đề không chỉ đơn giản là chúa Jesus bị đóng đinh, mà là ngài đã được hồi sinh. Sự đau khổ của con người chỉ là vế đầu của phương trình, điều quan trọng hơn là những gì xảy ra sau khi Chúa Trời cho ta thấy bàn tay của Người.

Tận cùng khổ đau

Xã hội càng hiện đại, áp lực cuộc sống càng đè nặng lên đôi vai của mỗi người. Gánh nặng ấy không chỉ đến từ những lo toan cuộc sống hàng ngày, mà nó còn đến từ những áp lực của đời sống tinh thần, nặng nề hơn, và đáng sợ hơn. Bạn có thể dễ dàng thấy được những con số thống kê về tỷ lệ người tự tử vì trầm cảm hàng năm trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đa phần trong số đó đều là những người còn rất trẻ. Phải chăng người trẻ của hiện đại đang thiếu đi sự đề kháng với áp lực? Nhiều người nghĩ rằng đó là những hành động nông nổi và bồng bột của giới trẻ. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp được câu nói của những người lớn tuổi như “ngày xưa còn khổ hơn gấp nhiều lần mà còn chịu được đó thôi”. Nhưng sự thật thì có thật sự là như vậy hay không? Khi người trẻ chọn tử tự là cách để giải thoát nỗi buồn, theo bạn, đó là điều đáng lên án hay là điều đáng được cảm thông? 

Cơ hội lớn nhất cho sự sống còn của loài người trong thế kỷ 21 không nằm ở việc mở rộng tầm hiểu biết về thế giới bên ngoài mà là đào sâu thêm thế giới bên trong chúng ta. Điều đó áp dụng cho mỗi cá nhân, và cũng áp dụng cho toàn thể.

Chừng nào còn chưa làm được điều đó, thì ta còn buồn bã. Cơ thể của chúng ta, các mối quan hệ của chúng ta, sự nghiệp của chúng ta, chính kiến của chúng ta sẽ tiếp tục là ngọn nguồn đau khổ trong khi đáng ra nên là nguồn vui. Ẩn trong tất cả các giáo lý tâm linh vĩ đại là chìa khóa để xoay chuyển cục diện. Khi tìm thấy và xoay chìa, chúng ta sẽ ngạc nhiên bởi những gì ẩn giấu đằng sau cánh cửa đã bị khóa trái với Chúa Trời. Không phải là không có hy vọng, chỉ là chúng ta chưa nhìn thấy nó mà thôi. Không phải là không có sức mạnh, chỉ là chúng ta chưa thỉnh cầu. Không phải là không có tình yêu, chỉ là chúng ta chưa sống với tình yêu.

Nhìn thấy được những điều này, cuộc sống của chúng ta bắt đầu thay đổi. Tâm trí của chúng ta được đánh thức. Phép màu xảy ra. Và cuối cùng trái tim ta vui sướng.

Các bạn có tin vào phép màu không nhỉ? Tôi thì tin vào phép màu lắm. Đôi khi chúng ta hay bỏ quên một điều diệu kỳ của tuổi thơ, đó là chúng ta tin vào phép màu, tin vào những câu chuyện thần tiên cổ tích đầy màu sắc và âm thanh của hạnh phúc. Hẳn là bạn đã từng xem bộ phim hoạt hình Disney nổi tiếng có tên “Lọ Lem” rồi nhỉ? Bạn có còn nhớ lời bài hát trong bộ phim đó không? Tôi xin được tạm dịch một câu trong lời bài hát đó mà tôi nhớ mãi: “Dù bạn có phải chịu đau khổ tới mức nào, nếu bạn tiếp tục giữ niềm tin, giấc mơ sẽ trở thành sự thực”. 

Khả năng ta phải đau lòng luôn tồn tại; nó là một phần trải nghiệm của con người. Ở đâu có tình yêu, ở đó có hạnh phúc. Nhưng nơi nào mối ràng buộc của tình yêu tan vỡ, nơi đó có nỗi đau. Nếu thế giới bị chi phối bởi nỗi sợ, và vì vậy chống lại tình yêu theo nhiều cách khác nhau, thì làm sao trái tim chúng ta lại không thể bị xé toạc ra bởi nỗi đau của việc chỉ đơn giản là ta đang sống?

Khi đã sống đủ lâu, bạn sẽ hiểu. Nó đến với bạn, và bạn sống với nó một cách yêu kiều. Bạn học cách nhận đòn và biết rằng đó chỉ đơn giản là một phần của cuộc sống. “Chào ông bạn cũ bóng tối, tôi lại đến nói chuyện với ông nữa đây” không chỉ là lời bài hát của Simon và Garfunkel, nó mô tả một thái độ chấp nhận rằng tuần này, tháng này, hoặc thậm chí năm này có thể khó khăn đấy, nhưng bạn biết bạn sẽ vượt qua. Và theo một cách nào đó, con người mà chúng ta sẽ trở thành bởi vì đã sống qua khoảng thời gian đó là một người còn sống động hơn - và có lẽ đẹp hơn - con người lúc trước. Theo lời của Elisabeth Kubler-Rose: “ Nếu che chắn hẻm núi khỏi những cơn bão, bạn sẽ không bao giờ nhìn ra được vẻ đẹp thực sự của những dấu phong hóa.”

Cuốn sách này cho tôi nhận thấy được rằng tâm bệnh đến với mỗi người bởi lẽ tâm hồn chúng ta thiếu thốn sự yêu thương, đặc biệt là thiếu thốn sự yêu thương đối với chính bản thân mình. Có nhiều người nghĩ rằng mình đang yêu thương mình, nhưng thực ra, đó có thể lại là sự ích kỷ. Chúng ta nghĩ rằng chúng ta yêu thương những người thân xung quanh, nhưng cách yêu thương của ta liệu có phải là đúng? Điều đó giống như trong cuốn Yêu của Osho đã chỉ ra, rằng cái cách mà cha mẹ yêu thương con đã không đúng như nhiều cha mẹ đang nghĩ rồi. Nếu bạn đã trót rơi vào vũng bùn lầy lội và tăm tối của tâm bệnh, bạn có muốn thoát ra khỏi nó không?

Trầm cảm là một cú rơi cảm xúc, đôi khi là rơi vào một thung lũng rất sâu và tăm tối. Điều đó đúng. Tuy nhiên, một cuộc đời chiến thắng về tinh thần không phải là một cuộc đời chưa từng bao giờ bị rơi vào thung lũng đó; đó là cuộc đời mà nếu và khi vấp ngã, chúng ta học được cách làm thế nào để thoát khỏi. Chúng ta cần cơ bắp cảm xúc giống như cần cơ bắp thể chất để đỡ mình dậy. Phát triển những cơ bắp đó là công việc của tâm hồn.

Tôi coi những khoảng thời gian đau đớn trong đời mình như một phần của sự khai mở bí ẩn, như những đêm tối của tâm hồn mà dù tàn khốc đến mấy thì tôi cũng cần phải trải qua trọn vẹn. Dù nỗi đau có sâu đậm đến thế nào thì tôi cũng không muốn được gây mê khi trải qua nó. Giống như một người mẹ từ chối thuốc vì muốn trải nghiệm sinh nở tự nhiên, tôi muốn được trải nghiệm đến tận cùng nỗi đau của mình. Tại sao ư? Vì tôi biết trong đó có bài học. Tôi biết rằng bằng cách nào đó, đau khổ của tôi sẽ dẫn đến một bình minh mới rực rỡ trong cuộc sống, nhưng chỉ khi tôi sẵn sàng chịu đựng màn đêm đen tối thẳm sâu trước nó.

Tôi không hề muốn lãng mạn hóa sự đau khổ. Những đêm mất ngủ, những suy nghĩ ám ảnh, nỗi đau tinh thần và cảm xúc tột cùng là những điều không thể xem nhẹ. Nhưng những chuyến đi xuyên qua nỗi buồn sâu thẳm cuối cùng đã cho tôi thấy ánh sáng cũng nhiều như thấy bóng tối - hiểu được nỗi khổ của mình, tôi cũng hiểu được chính mình sâu sắc hơn. Vượt qua đau khổ, tôi nhìn thấy những điều mà tôi đã không thấy được khi ở trong tình cảnh ấy. Tôi thấy chính mình đã góp vào thảm họa thế nào. Tôi thấy rằng tình yêu không phải là một trò chơi và nó nên được đón nhận nghiêm túc. Tôi thấy rằng cảm xúc của những người khác cũng quan trọng như của chính tôi. Tôi thấy rằng những thứ ngoại thân không quan trọng như đã nghĩ. Tôi thấy rằng sống vì bất kỳ mục đích nào khác ngoài tình yêu đều sẽ dẫn đến đau khổ. Tôi thấy rằng tình yêu mạnh hơn ác ủy. Tôi thấy rằng ngoài tình yêu của Chúa Trời thì chẳng còn gì đảm bảo cả. Và tôi thấy rằng cuộc sống vẫn tiếp tục.

Như đã đề cập ở trên, Marianne Williamson - tác giả của cuốn sách này vừa là một nhà hoạt động chính trị lại vừa là một nhà lãnh đạo tâm linh. Điều đó đã giúp bà gửi gắm những góc nhìn đa chiều của mình vào trong cuốn sách một cách thật uyển chuyển, khéo léo. Có tới ba tôn giáo được nhắc đến trong cuốn sách  với những ánh sáng ấm áp chiếu rọi vào tâm hồn ta. Hãy tìm đến cuốn sách này, tìm chìa, và mở cánh cửa đóng kín mà bấy lâu nay bạn hằng ao ước được bước qua.

Chúng ta không phải là những hạt bụi nhỏ - những sinh vật trần tục không hoàn hảo, hữu hạn, sống đời ngắn ngủi, không có mục đích nào hơn là níu kéo một cách thảm hại chít ít hạnh phúc trước khi chắc chắn phải chịu khổ và chịu chết. Chừng nào còn tự giam mình trong nhận thức điên rồ như vậy về ý nghĩa của con người, ta còn phải chịu nỗi thống khổ về tinh thần và cảm xúc. Thay vì vậy, hãy nắm bắt một sự thật sâu sắc hơn: rằng chúng ta là những linh hồn chứ không chỉ là thân thể xác thịt. Rằng chúng ta là những sinh linh vẻ vang và tuyệt vời, và bởi quên điều này nên chúng ta đã bị ném vào một vương quốc bên ngoài, nơi đầy nỗi đau và tuyệt vọng. Và bởi thế, nhiệm vụ của chúng ta là tìm cách quay trở lại với khả năng nhìn nhận cao quý hơn về con người thực của mình, để nỗi đau của sự lãng quên có thể chấm dứt.

Câu hỏi khôn ngoan nhất khi chúng ta buồn sâu sắc không phải: “Tôi có thể chấm dứt hoặc làm tê liệt nỗi đau này ngay lập tức như thế nào?” mà là, “Ý nghĩa của nỗi đau này là gì?” hoặc, “Nó cho tôi thấy điều gì? Nó đang kêu gọi tôi hiểu điều gì?”.

Ngời sáng tâm hồn

Bạn sẽ đau khổ, tôi cũng sẽ đau khổ. Đó là một điều chắc chắn. Nhưng tôi tin rằng một chương mới của cuộc đời sẽ được mở ra từ đống tro tàn ấy. Giống như loài chim Phượng hoàng kiêu kỳ, bất kể gặp khó khăn hay thống khổ, cho dù chỉ còn một nắm tro tàn, Phượng hoàng sẽ hồi sinh, mạnh hơn, hoàn mỹ hơn và rực rỡ hơn. Bạn có muốn được tái sinh từ đống tro tàn ấy không? Làm thế nào để có thể sống lại một cuộc đời mới sau đống tro tàn đó? Trong cuốn sách này có một chương viết khá hay về sự tha thứ. Tôi nghĩ rằng để có thể được hạnh phúc, chúng ta cần phải học được cách tha thứ, tha thứ cho chính bản thân mình chứ không phải ai khác. Thầy giáo dạy môn lịch sử cấp hai của tôi từng nói rằng, khi em bị người khác làm tổn thương, hãy nói lời cảm ơn họ hai lần, em sẽ cảm nhận được sự thay đổi diệu kỳ từ bên trong. Khi bạn ôm một nỗi bất bình trong lòng, chưa cần biết người khác ra sao, bạn đã bị nỗi bất bình đó ăn mòn chính mình rồi.

Không có sự tha thứ thì không có tình yêu; và không có tình yêu thì không có phép màu. A Course in Miracles viết rằng chúng ta có thể có một mối bất bình hoặc một phép màu, chứ không thể có cả hai. Tha thứ, do đó, là yếu tố then chốt để có được hạnh phúc. Đôi khi thử thách là tha thứ cho chính chúng ta, dù là ai đi nữa thì chừng nào còn chưa tha thứ, ta sẽ vẫn còn đau khổ.

Bản ngã nhìn nhận sự tha thứ rất khác tinh thần. Bản ngã cho rằng một người có tội và quyết định tha thứ cho người đó như một hành động của kẻ bề trên. Rõ ràng, việc này không phải là tha thứ thực sự, mà là một hình thức cao hơn của sự phán xét. Tha thứ thực sự là thừa nhận rằng bởi vì chỉ tình yêu là có thật, nên bất cứ điều gì cần tha thứ cũng chỉ tồn tại trong lãnh địa của ảo ảnh. Chúng ta thôi tập trung vào tội lỗi của người khác, mà thay vào đó nhận biết sự ngây thơ vĩnh cửu của họ. Khi làm như vậy - bằng sức mạnh của sự thay đổi tinh thần trong nhận thức - chúng ta giải phóng sức mạnh của vũ trụ diệu kỳ.

Chúng ta tìm cách tha thứ không phải để chối bỏ những gì mình phải chịu, mà để thay đổi trải nghiệm của chính mình về những gì đang xảy ra với ta. Khi chuyển sự tập trung từ cõi thân xác sang cõi linh hồn, chúng ta vượt khỏi suy nghĩ bám chặt vào lỗi lầm của ai đó. Không còn nhìn nhận thực tế theo tội lỗi của người ta, tâm trí cũng thôi nhìn nhận thực tế theo nỗi đau mà tội lỗi ấy gây ra. Đây không phải là phủ nhận, mà là vượt qua. Nó kích hoạt cơ chế tự điều chỉnh của vũ trụ, làm thay đổi tác động của bất kỳ sự tội lỗi nào đối với chúng ta. Không ai có khả năng đánh bại chúng ta vĩnh viễn chừng nào chúng ta còn sẵn sàng tha thứ. 

Kết

Nỗi đau mà bạn đang trải qua không phải là thứ sẽ quyết định tương lai của bạn. Tương lai sẽ được quyết định bởi việc bạn sẽ là ai khi trải qua nỗi đau đó. Bạn có thật sự là con người mà bạn đang cảm nhận lúc này không? Bạn đã thực sự hiểu về chính bản thân mình? Hãy đào sâu vào thế giới nội tâm của bạn thêm nữa. Chỉ có bạn, duy nhất bạn mà thôi, có thể tìm được đáp án cho những câu hỏi của mình và vực bản thân đứng dậy. Con người trần tục của bạn có thể đang phải chịu nỗi thống khổ khôn xiết, nhưng còn con người linh thiêng của bạn thực sự không hề bị ảnh hưởng bởi những điều khổ sở đó. Và theo cuốn sách, con người linh thiêng đó mới chính là bạn. Hãy tìm đến cuốn sách Từ nước mắt đến nụ cười của Marianne Williamson nếu bạn đang cảm thấy cô đơn, lạc lõng trong chính nội tâm của mình. Biết đâu bạn sẽ tìm thấy được một tia sáng le lói nào đó đủ để thay đổi được cuộc đời mình! 

Review chi tiết bởi: Đặng Trà My - Bookademy

Hình ảnh: Đặng Trà My

--------------------------------------------------

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link:  Bookademy

Bạn đam mê viết lách, yêu thích đọc sách và muốn lan tỏa văn hóa đọc tới cộng đồng của YBOX.VN? Đăng ký để trở thành CTV Bookademy tại link: http://bit.ly/bookademy_ctv

(*) Bản quyền bài viết thuộc về Bookademy - Ybox. Khi chia sẻ hoặc đăng tải lại, vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ "Tên tác giả - Bookademy." Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

 




Xem thêm

Liệu bạn có đang cất giấu một nỗi đau tâm hồn nào đó riêng bên trong mà không một ai biết và hiểu được nó không? Bạn luôn muốn thứ ấy thoát khỏi cơ thể mình nhưng điều kì diệu vẫn chưa xảy đến. Có thể bạn vẫn đang tìm kiếm một thứ gì đó có thể đưa những tâm bệnh này ra khỏi cuộc sống và tôi xin được giới thiệu tới bạn cuốn sách “Từ nước mắt đến nụ cười” tâm đắc này với mong muốn và hy vọng nó sẽ giúp được bạn thôi! Marianne Williamson là tác giả mà khi người ta chỉ cần nghe giới thiệu thôi là cũng đã đủ để người ta hâm mộ cô nhường nào. Những triết lý và tài văn chương của Williamson đã được trình bày và thể hiện rõ trong cuốn sách này và tôi thực sự công nhận sự bổ ích của nó. Đây là cuốn sách cực kì hữu ích cho những bạn có vấn đề về khổ đau hay lo lắng (tâm bệnh), đặc biệt là người trầm cảm. Rõ hơn một chút, cuốn sách vừa là một suy tư tinh thần về nỗi đau của con người, vừa là phương pháp chữa lành tinh thần. Có những phương thuốc tự nhiên có thể chữa bệnh cho chúng ta, đặc biệt là tình yêu và sự tha thứ. Trong sách có sử dụng những kiến thức liên quan đến tôn giáo: Phật giáo, Đạo Thiên Chúa,… những thứ từ tâm linh dẫn đến chữa lành. Tại sao mình lại khuyến khích các bạn đọc cuốn sách này? Đó là vì ở đây, bạn có thể tìm thấy một mảnh ghép, hay một bí ẩn và thậm chí là một phép màu, khiến bạn có thể vượt qua được nỗi khổ tâm sâu trong lòng. Bạn có tin vào điều kỳ diệu đó không? Hãy nên. Vũ trụ này quả thật diệu kì khi chúng ta có thể làm mới tâm trí mình cũng như làm mới cả thế giới. Muốn khai sáng được tâm hồn thì bước đầu tiên chính là học các nguyên lý cơ bản của vũ trụ tâm linh. Williamson nói: “Mọi người đang đi trên một hành trình tâm linh, nhưng hầu hết không biết điều đó.” Bằng chính những lời lẽ và phương pháp trong cuốn sách này, bạn đọc sẽ sớm tìm được ra phép màu của tâm linh. Bởi phép màu giải thoát chúng ta khỏi những ràng buộc bằng cách nâng chúng ta lên tên những giới hạn của thế giới khả tử hay bằng cách chuyển từ niềm tin vào sức mạnh của những thảm họa sang niềm tin vào sức mạnh chữa lành của tâm linh. Hãy yên tâm, sẽ có ngày chúng ta nhìn rõ được ánh sáng của Đức Phật, ánh sáng của Moses và đặc biệt là ánh sáng của chúa Jesus. Không chỉ có vậy, đọc cuốn “Từ nước mắt đến nụ cười” còn giúp chúng ta phải học được cách tha thứ, hiểu được hạnh phúc và thoát hỏi quá khứ trước kia. Không một ai có thể đánh bại chúng ta vĩnh viễn chừng nào chúng ta còn sẵn sàng tha thứ. Hãy học cách tha thứ cho chính mình. Khi ta mắc sai lầm, phải biết nhìn xem chính xác mình đã làm gì và tại sao lại làm như thế? Người trưởng thành thừa nhận sai lầm của mình, và trưởng thêm từ chúng. Còn biết bao những điều quan trọng, cần thiết và bổ ích có trong cuốn sách tôi muốn tự bạn sẽ khám phá ra chúng. Một khi đã spoil chút ít thì có vẻ đã bớt hấp dẫn mất rồi. “Từ nước mắ đến nụ cười” – Một cuốn sách có tác dụng chữa lành tâm lý cực kỳ bổ ích không chỉ riêng những người trầm cảm. Những câu nói đồng cảm của Williamson sẽ khiến cho bạn tin hơn vào những điều kì diệu và đặc biệt là chữa lành tâm hồn. Mong rằng khi bạn đọc xong cuốn sách này, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống này thật tươi đẹp nhường nào và chắc chắn một điều rằng, phép màu rồi sẽ xảy đến thôi! Liệu bạn có đang cất giấu một nỗi đau tâm hồn nào đó riêng bên trong mà không một ai biết và hiểu được nó không? Bạn luôn muốn thứ ấy thoát khỏi cơ thể mình nhưng điều kì diệu vẫn chưa xảy đến. Có thể bạn vẫn đang tìm kiếm một thứ gì đó có thể đưa những tâm bệnh này ra khỏi cuộc sống và tôi xin được giới thiệu tới bạn cuốn sách “Từ nước mắt đến nụ cười” tâm đắc này với mong muốn và hy vọng nó sẽ giúp được bạn thôi! Marianne Williamson là tác giả mà khi người ta chỉ cần nghe giới thiệu thôi là cũng đã đủ để người ta hâm mộ cô nhường nào. Những triết lý và tài văn chương của Williamson đã được trình bày và thể hiện rõ trong cuốn sách này và tôi thực sự công nhận sự bổ ích của nó. Đây là cuốn sách cực kì hữu ích cho những bạn có vấn đề về khổ đau hay lo lắng (tâm bệnh), đặc biệt là người trầm cảm. Rõ hơn một chút, cuốn sách vừa là một suy tư tinh thần về nỗi đau của con người, vừa là phương pháp chữa lành tinh thần. Có những phương thuốc tự nhiên có thể chữa bệnh cho chúng ta, đặc biệt là tình yêu và sự tha thứ. Trong sách có sử dụng những kiến thức liên quan đến tôn giáo: Phật giáo, Đạo Thiên Chúa,… những thứ từ tâm linh dẫn đến chữa lành. Tại sao mình lại khuyến khích các bạn đọc cuốn sách này? Đó là vì ở đây, bạn có thể tìm thấy một mảnh ghép, hay một bí ẩn và thậm chí là một phép màu, khiến bạn có thể vượt qua được nỗi khổ tâm sâu trong lòng. Bạn có tin vào điều kỳ diệu đó không? Hãy nên. Vũ trụ này quả thật diệu kì khi chúng ta có thể làm mới tâm trí mình cũng như làm mới cả thế giới. Muốn khai sáng được tâm hồn thì bước đầu tiên chính là học các nguyên lý cơ bản của vũ trụ tâm linh. Williamson nói: “Mọi người đang đi trên một hành trình tâm linh, nhưng hầu hết không biết điều đó.” Bằng chính những lời lẽ và phương pháp trong cuốn sách này, bạn đọc sẽ sớm tìm được ra phép màu của tâm linh. Bởi phép màu giải thoát chúng ta khỏi những ràng buộc bằng cách nâng chúng ta lên tên những giới hạn của thế giới khả tử hay bằng cách chuyển từ niềm tin vào sức mạnh của những thảm họa sang niềm tin vào sức mạnh chữa lành của tâm linh. Hãy yên tâm, sẽ có ngày chúng ta nhìn rõ được ánh sáng của Đức Phật, ánh sáng của Moses và đặc biệt là ánh sáng của chúa Jesus. Không chỉ có vậy, đọc cuốn “Từ nước mắt đến nụ cười” còn giúp chúng ta phải học được cách tha thứ, hiểu được hạnh phúc và thoát hỏi quá khứ trước kia. Không một ai có thể đánh bại chúng ta vĩnh viễn chừng nào chúng ta còn sẵn sàng tha thứ. Hãy học cách tha thứ cho chính mình. Khi ta mắc sai lầm, phải biết nhìn xem chính xác mình đã làm gì và tại sao lại làm như thế? Người trưởng thành thừa nhận sai lầm của mình, và trưởng thêm từ chúng. Còn biết bao những điều quan trọng, cần thiết và bổ ích có trong cuốn sách tôi muốn tự bạn sẽ khám phá ra chúng. Một khi đã spoil chút ít thì có vẻ đã bớt hấp dẫn mất rồi. “Từ nước mắ đến nụ cười” – Một cuốn sách có tác dụng chữa lành tâm lý cực kỳ bổ ích không chỉ riêng những người trầm cảm. Những câu nói đồng cảm của Williamson sẽ khiến cho bạn tin hơn vào những điều kì diệu và đặc biệt là chữa lành tâm hồn. Mong rằng khi bạn đọc xong cuốn sách này, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống này thật tươi đẹp nhường nào và chắc chắn một điều rằng, phép màu rồi sẽ xảy đến thôi!

Từ khi mới phát hành, "Từ nước mắt đến nụ cười" nhanh chóng lọt vào danh mục những tựa sách bán chạy nhất tại Mỹ. Đồng thời, theo sau đó là rất nhiều ý kiến trái chiều nhau về cuốn sách này. Một bộ phận độc giả cho rằng, thật không khả thi khi nói về sự giác ngộ với những ai đang chịu đựng đau đớn tột cùng vì trầm cảm. "Chúng không thực tế - một bạn đọc bày tỏ - Tôi không thể nào áp dụng được vào nỗi đau của mình". "Về cơ bản, cuốn sách cho rằng tất cả những gì bạn cần là cầu nguyện nhiều hơn đi, bởi vì tất cả những điều này chỉ là thử thách từ Thượng Đế. Đối với tôi, đây là một diễn giải sai lầm về tôn giáo", một người đọc khác gay gắt. Đa số ý kiến phản bác cho rằng "con mắt tình yêu" không thể nào điều chỉnh một cách thần kỳ những bất hạnh, những mặt xấu xí, những vấn đề xã hội đáng lên án nhất… như cách Marianne đã trình bày trong "Từ nước mắt đến nụ cười". "Sự đồng cảm, yêu thương và tha thứ là tuyệt vời thật đấy, nhưng không đủ để chữa lành tất cả", một độc giả cảm thán. Cũng không thể không kể đến những review phản đối sự phủ nhận gần như hoàn toàn của tác giả về vai trò của thuốc men trong điều trị bệnh tâm lý: "Khoa học và tâm linh không nên đặt ở vị trí đối đầu nhau", bài review 2 sao trên Goodreads phân tích, "Cô ấy đã hơi đả kích việc sử dụng thuốc trầm cảm. Đúng là chúng ta đang sử dụng thuốc tâm thần nhiều hơn mức cần thiết, nhưng thực tế là, cũng có rất nhiều người cần sự hỗ trợ của thuốc để vượt qua những giờ phút đau đớn nhất". Tuy nhiên, bên cạnh hàng loạt review 1, 2 sao, điều đáng ngạc nhiên là có rất nhiều những review xúc động khác, bày tỏ những trang viết của Marianne đã nâng đỡ tinh thần họ trong những giờ phút đớn đau, vô vọng ra sao: "Trong năm nay, tôi đã mất đi người chồng của mình. Quyển sách thực sự đã chạm đến tâm can tôi và cho tôi thêm thật nhiều hy vọng"; "Cuốn sách đã cứu cuộc đời tôi"; "Quyển sách đến tay khi tôi đang đau khổ, lạc lối, tức giận, giờ thì tôi đã bước sang một trang mới của tình yêu và lòng tốt. Tôi không biết cảm ơn Marianne thế nào cho đủ"… Còn có bạn đọc bảo vệ Marianne trước những ý kiến đả kích: "Đôi khi tôi đọc được những câu phê bình kiểu như: ‘Cô ta né tránh sự bất hạnh của cuộc sống với những thông điệp lạc quan tếu của mình’… Nhưng riêng tôi thì hiểu, không phải Marianne khuyên ta nên né tránh nỗi đau, chỉ là cảm nhận nó theo cách để ta có thể vượt qua". Ngoài ra, phải chăng những quan điểm từ nữ chính trị gia này, đơn giản chỉ là quá đột phá với những ai chưa đủ sẵn sàng mở lòng với ánh sáng tâm linh? Như rất nhiều độc giả bình luận: "Bạn cần cởi mở hơn để tiếp nhận một nguồn năng lượng cao hơn, dù đó là từ Phật giáo, Thiên Chúa giáo hay từ bất cứ hệ thống đức tin nào"; "Cuốn sách không khó hiểu, chỉ là nó quá đối lập với cách thông thường ta nhìn cuộc sống"; "Cô ấy đã chạm vào chiều sâu của những trải nghiệm tâm linh, điều mà không phải ai cũng có thể tiếp nhận được"… Tựu trung lại, trầm cảm, khủng hoảng tinh thần, tổn thương tâm lý vẫn là những lãnh địa mơ hồ đối với tất cả chúng ta, kể cả trong lĩnh vực y khoa và tâm lý học. Marianne Williamson gây nên tranh luận, nhưng cũng để lại trong ta những suy ngẫm đáng giá. Liệu tâm linh có thể là chìa khóa chữa lành? Tình thương, đức tin liệu có sức mạnh ưu việt đến đâu? Chắc hẳn đây là câu hỏi mà mỗi cá nhân phải tự khám phá câu trả lời cho riêng mình…

Con người trong xã hội hiện đại dường như đang đối mặt với rất nhiều vấn đề dẫn đến căng thẳng tâm lý, không ít người mắc phải chứng bệnh trầm cảm. Từ nước mắt đến nụ cười được xem là khởi đầu cho một hành trình vượt khỏi khổ đau để đi đến bình an Tất cả chúng ta đều có thể là nạn nhân của chứng trầm cảm. Không ai có thể tránh khỏi những khủng hoảng và tổn thương tinh thần như người thân qua đời, áp lực công việc kéo dài, bị lạm dụng, bạo hành, mất mát tình cảm, thất nghiệp, phá sản… Nếu không cảnh giác trước “căn bệnh thiên niên kỷ” này, con người thời công nghệ 4.0 rất dễ trượt sâu vào nỗi chán chường, u uất, đánh mất mọi niềm vui sống. Trầm cảm không chỉ là vấn đề của xã hội hiện đại, đó còn là cuộc chiến của mỗi người trên toàn cầu. Tâm lý học và thần kinh học đã nghiên cứu những trải nghiệm đau khổ gây nên thay đổi trong não bộ con người và gọi tên nó là chứng “trầm cảm”, đồng thời đưa ra giải pháp y học để chữa trị. Tuy nhiên, chứng bệnh trầm cảm vẫn hoành hành bất chấp tiến bộ khoa học và y tế, liệu con người có cần một giải pháp khác? Trong những giai đoạn đen tối nhất, khi không một liều thuốc, một lời động viên hay giải pháp duy lý nào có thể mang đến ánh sáng, còn điều gì có thể dìu dắt ta vượt qua khổ đau tận cùng? Cuốn sách Từ nước mắt đến nụ cười mang đến cho độc giả cách mở món quà mang tên nỗi đau và tìm lại niềm vui sống. Đó là sử dụng những hiểu biết tâm linh để hóa giải chứng trầm cảm và nỗi đau tinh thần. Marianne Williamson, tác giả, diễn giả và nữ chính trị gia người Mỹ, đã truyền đạt những triết lý tôn giáo một cách gần gũi, giúp bạn đọc đại chúng hiểu về căn nguyên và cách chuyển hóa trầm cảm dưới góc nhìn tâm linh. Bản thân tác giả từng có nhiều năm sống chung với trầm cảm, nên những chia sẻ trong cuốn sách này không cao siêu, xa lạ, mà ngược lại, dễ ứng dụng và chan chứa sự đồng cảm. Đầu tiên, Marianne Williamson đưa ra luận điểm trọng tâm: Mọi đau khổ bắt nguồn từ một tâm trí bám vào những ảo ảnh của thế giới. “Mọi thứ khiến chúng ta đau khổ, từ những vụ lạm dụng ghê tởm nhất đến việc mất đi người thân yêu, đều diễn ra trong một cõi ảo tưởng”, bà diễn giải. Theo tác giả, hành trình chữa lành chỉ bắt đầu khi chúng ta nhìn nỗi đau của mình, con người mình và thế giới dưới một “kiểu tư duy khai sáng”. “Tâm trí của tôi là nguồn gốc nỗi buồn của tôi. Và tâm trí của tôi cũng là nguồn hạnh phúc của tôi. Chỉ tôi là người quyết định chọn sử dụng tâm trí mình ra sao, và lựa chọn đó sẽ quyết định liệu tôi đang trên đường đến với nỗi đau hay đến với sự yên bình”, bà cho hay. Khi điều chỉnh lại suy nghĩ ở phần nguyên nhân thì phần kết quả sau đó sẽ tự động thay đổi. Qua từng chương sách, Marianne Williamson đưa ra những hiểu biết tôn giáo khác nhau để chuyển hóa trải nghiệm đau khổ của con người. Trên hết, Marianne Williamson nhấn mạnh, không phải thuốc men hay liệu pháp y tế nào, tình yêu thương, sự tha thứ và đức tin mới là liều thuốc ưu việt để chữa lành những nỗi đau. Tác giả nêu ví dụ về những cựu binh Mỹ gặp khủng hoảng tinh thần sau khi trở về từ chiến trường Việt Nam. “Không một loại thuốc bên ngoài nào có thể đơn độc giải quyết các vấn đề thuộc ký ức mà những người lính hồi hương gặp phải”, Marianne Williamson nói, “những người này cần đến phương thuốc tinh thần. Họ cần tình yêu của đồng loại, cần lòng tốt của con người, cần đến những lời cầu nguyện, liệu pháp, thiền định”. Sau cùng, trên hành trình chữa lành, sẽ luôn có ánh sáng lọt qua “kẽ nứt tí xíu” trong tâm trí khi ta không ngừng hy vọng. “Với mỗi lời cầu nguyện, chúng ta cắm điện sáng. Với mỗi hành động tha thứ, chúng ta cắm điện sáng. Với mỗi năm phút thiền, chúng ta cắm điện sáng. Với mỗi suy nghĩ về sự nhân từ, chúng ta cắm điện sáng. Với mỗi khoảnh khắc của niềm tin, chúng ta cắm điện sáng”, Marianne Williamson động viên. Giống như một bông hoa nhỏ mọc lên từ vết nứt của nền xi măng, sự bình an cuối cùng cũng xuất hiện sau những khoảng thời gian đau buồn đã tàn phá trái tim.

Tất cả chúng ta đều có thể là nạn nhân của chứng trầm cảm. Nỗi đau mất người thân, áp lực công việc và học tập, bị bạo hành, thất nghiệp,… là một trong số những nguyên nhân khiến chúng ta dần đánh mất niềm tin vào cuộc sống. Những hậu quả mà trầm cảm để lại thật sự quá khủng khiếp và tàn nhẫn. Vậy chúng ta cần làm gì để ngăn chặn sự lan truyền của “căn bệnh thế kỷ” này? Mình đã có cơ hội được đào sâu vào những ngóc ngách trong tâm hồn để tự xoa dịu và chữa lành tâm trí qua cuốn sách “Từ nước mắt đến nụ cười” của tác giả Marianne Williamson. Sau khi đọc xong cuốn sách này, mình tâm đắc nhất với 3 điều sau: Trầm cảm – chủ đề “nóng” của xã hội Có rất nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra khi những người mắc chứng trầm cảm hành động mất kiểm soát. Có thể nói,trầm cảm đang gặm nhấm và ăn mòn đi cảm xúc, lý trí và thể xác của chúng ta. Chưa bao giờ trầm cảm là cái tên ngừng vang lên trên các mặt báo, nó xuất hiện phủ sóng ở khắp mọi nơi. Đó chính là lý do khiến mình tò mò về cuốn sách này – một cuốn sách viết về trầm cảm và nỗi đau tinh thần được khai thác theo một cách thức mới hơn, độc đáo hơn. Chúng ta có thể tự chữa lành tâm hồn Khi trầm cảm trở thành một căn bệnh vô phương cứu chữa, không một lời an ủi hay một phương pháp nào có thể cứu vớt được thì cũng là lúc chính chúng ta tác động lên căn bệnh này. Bằng cách sử dụng những hiểu biết tâm linh, chúng ta có thể hóa giải chứng trầm cảm và nỗi đau tinh thần. Đó là lúc ta cần sống chậm hơn, lắng nghe cơ thể và được mở đường dẫn lối bởi ánh sáng Đức Phật, Mores, Chúa Jesus, chúng ta sẽ tìm ra “phương thuốc tự nhiên trong tâm trí”. Hành trình từ tận cùng khổ đau đến ngời sáng tâm hồn Ai trong chúng ta ở một thời điểm nào đó sẽ cảm thấy trống rỗng, chơi vơi và mất phương hướng. Những lúc ấy, chúng ta thường bỏ mặc và buông xuôi tất cả. Nhưng điều đó chỉ khiến ta mãi chìm trong góc tối sâu thẳm. Vậy chúng ta phải làm gì để thoát ly khỏi tình trạng ấy? Câu trả lời là chúng ta cần hành động để đẩy lùi đau khổ, hướng đến ánh sáng của tâm hồn. Hành trình thực hiện hóa điều đó rất cần sự hi vọng, quyết tâm và một trái tim luôn tràn đầy sinh khí. Tác giả cũng từng gửi gắm quan niệm của mình: “Khi không có một khung sườn tinh thần, chúng ta biết các cơ chế của cuộc sống nhưng lại hầu như không hiểu được. Và bởi không hiểu cuộc sống, chúng ta sống sai. Và bởi sống sai, chúng ta gây đau khổ – cho bản thân và cho người khác”. Gấp lại cuốn sách, mình thấy tâm hồn thảnh thơi và nhẹ nhõm đến lạ thường. Hóa ra sự an yên và chữa lành đến tự trong chính tâm hồn chúng ta,ở đây và ngay lúc này. Một cuốn sách với nhiều mảnh ghép khác nhau, tưởng chừng không liên quan nhưng lại mang đến một kết quả mà ít ai ngờ tới. Hay nói đúng hơn, cuốn sách này là một phép màu dành cho những trái tim tổn thương, nhạy cảm

Nếu bạn đang phải trải qua những ngày đen tối và cảm thấy rằng mình sắp nổ tung bởi những cảm xúc bạn đã luôn mang nặng trong lòng thì đây là cuốn sách dành cho bạn. Bạn có thể tìm thấy ở đây không chỉ là những phương thức tự nhiên giúp chữa lành vết thương mà còn là sự đồng cảm & hiểu thấu từ chính tác giả Marianne Williamson. Từ nước mắt đến nụ cười (Tựa gốc: Tears to Triumph) của tác giả Marianne Williamson đem lại một góc nhìn mới về nỗi buồn và chứng trầm cảm ở xã hội đương thời. Tác giả đã dẫn dắt người đọc bước vào hành trình nhìn nhận lại những khổ đau mà họ đã cố kìm nén để từ đó chữa lành những vết thương cảm xúc, hướng tới cuộc sống ngập tràn hạnh phúc. Marianne Williamson là một tác giả, diễn giả, nhà hoạt động chính trị và lãnh đạo tâm linh nổi tiếng trên toàn thế giới. Tính đến nay, Marianne Williamson là tác giả của 14 cuốn sách, với hơn 3 triệu bản được bán ra trên thị trường, trong đó có 4 cuốn lọt vào danh mục sách bán chạy nhất theo The New York Times. Sách của Marianne Williamson chủ yếu bàn về những giá trị tinh thần và tình yêu thương con người, giúp độc giả khám phá bản thân và vượt lên trên những nghịch cảnh để tìm thấy niềm vui và sự an yên trong cuộc sống. “Từ nước mắt đến nụ cười" được coi là cuốn sách đào sâu vào gốc rễ để tìm ra căn nguyên của chứng trầm cảm. Bằng lòng trắc ẩn và trí tuệ sâu sắc, tác giả Marianne Williamson đã chỉ ra rằng đa số chúng ta đã luôn cố gắng né tránh nỗi đau, khước từ cảm xúc và suy nghĩ của chính mình. Khi gặp cảm xúc tiêu cực hay một hoàn cảnh đau khổ, chúng ta nhanh chóng buộc bản thân mình phải “vượt qua" khoảnh khắc đó thật nhanh. Chúng ta vẫn luôn nhầm tưởng rằng mình có thể vượt qua nỗi buồn bằng cách phủ nhận sự tồn tại của nó. Nhưng sự thật không phải như vậy. Williamson cho rằng bằng cách từ chối đối mặt với nỗi đau, mọi người đang tự làm tổn thương mình và làm trầm trọng thêm cảm xúc lo lắng và trầm cảm. Xuyên suốt 12 chương sách, nữ tác giả đã truyền tải tới độc giả một thông điệp mạnh mẽ rằng: Sự chữa lành tinh thần không nằm ở việc chối bỏ nỗi đau, mà ở việc cảm nhận nó một cách trọn vẹn. Chỉ khi hiểu được nỗi khổ của chính mình, chúng ta mới hiểu chính mình một cách sâu sắc hơn. Và chỉ khi hiểu thấu chính mình, chúng ta mới có thể tự hàn gắn vết thương và giữ lòng mình luôn an yên. Giai đoạn khổ sở về cảm xúc không chỉ đơn giản là một triệu chứng trầm cảm mà còn là một yếu tố cần thiết nhằm chữa lành nó. Nó có thể là thứ tốt nhất không nên tránh, mà cần phải vượt qua, trên hành trình đến nơi chúng ta không còn phải khổ sở thêm. Với nhiều tầng ý nghĩa, cuốn sách này sẽ làm phong phú và truyền cảm hứng cho người đọc với nhiều câu chuyện gần gũi và sâu sắc về nhiều chủ đề như: tâm linh, tôn giáo, nỗi đau, tình yêu, sự tha thứ, sợ hãi, trầm cảm, Đức Phật, Moses, Chúa Giê-su. Tác giả đã đem lại cho độc giả những kiến thức hữu ích về hành trình giác ngộ cũng như sức mạnh siêu việt của thế giới tâm linh. Để kết thúc cuốn sách, Marianne Williamson đã dành một chương để nhắn gửi chúng ta về một cuộc sống dẫu có khổ đau nhưng vẫn luôn tràn ngập hy vọng, ánh sáng và hạnh phúc như chính tên nhan đề “Từ nước mắt đến nụ cười”. Nếu bạn đang phải trải qua những ngày đen tối và cảm thấy rằng mình sắp nổ tung bởi những cảm xúc bạn đã luôn mang nặng trong lòng thì đây là cuốn sách dành cho bạn. Bạn có thể tìm thấy ở đây không chỉ là những phương thức tự nhiên giúp chữa lành vết thương mà còn là sự đồng cảm & hiểu thấu từ chính tác giả Marianne Williamson.

Những tổn thương, mất mát, nỗi thốngkhổ, hay sự trầm cảm là những điều mà không ai trong chúng ta muốn đón nhận,nhưng lại không thể tránh khỏi trong cuộc đời. Tuy nhiên, Marianne Williamson -tác giả của cuốn sách – khẳng định “Trầmcảm có thể là một sự khởi đầu thiêng liêng dẫn vào hành trình giác ngộ”. Cuốn sách được xem là sự suy tư về nỗi đaucủa con người, căn nguyên của chứng trầm cảm, và đặc biệt là sự siêu việt mà nómang lại cho chính chúng ta. “Từ nướcmắt đến nụ cười là cuốn sách đào sâuvào gốc rễ của chứng trầm cảm. Sau đó, sẽ giúp bạn nắm bắt được những giải phápđể vượt qua chúng và tiếp tục tiến về phía trước. Đây là một cuốn sách lý tưởngdành cho tất cả chúng ta” – nhà sáng lập Spirituality & Health bìnhluận về cuốn sách. Cuốn sách mở đầu bằng câu chuyện vềcuộc đời của Jonathan – người từng đứng ở đỉnh cao của cuộc đời, đã rơi xuốngvực thẳm sâu hoắm và đen tối khi đánh mất gia đình, nhà cửa, tiền bạc, và cả sựnghiệp. Những bất trắc ấy đã khiến Jonathan rơi vào chứng trầm cảm, và buộcphải tham gia những buổi trị liệu của bác sĩ tâm lý để tìm thấy sự chữa lành.Từng là một người cao ngạo và tự mãn, giờ đây, Jonathan đã phải rơi lệ, chịucúi đầu và khiêm nhường trước người khác để mong cầu sự giúp đỡ. Nếu Jonathan đã phải rất khổ sở mớicó thể thốt lên rằng “Tôi mất hết tất cảrồi”, thì tác giả – cũng chính là bác sĩ tâm lý của anh – lại nhẹ nhàng xoadịu bằng câu nói của một nhà sư: “Cốcphải cạn thì mới có thể rót đầy”. Đôi khi mọi chuyện phải trở nên tồi tệrồi mới bắt đầu tốt lên. Thế nên, nhiều lúc cuộc sống của chúng ta trở nêntrống rỗng lại là một điều tốt đẹp, Marianne Williamson chia sẻ. “Từ nước mắt đến nụ cười” được chia thành 12 phần chính: 1. Phó thác nỗi buồn 2. Xuyên qua bóng tối, vào ánh sáng 3. Chống lại sự tê dại 4. Vũ trụ diệu kỳ 5. Văn hóa muộn phiền 6. Tha thứ 7. Thiên đường quan hệ, địa ngục quan hệ 8. Thay đổi chính mình, thay đổi thế giới 9. Ánh sáng của Đức Phật 10. Ánh sáng của Moses 11. Ánh sáng của ChúaJesus 12. Nước mắt tới hân hoan Xuyên suốt cuốn sách, MarianneWilliamson hướng mọi người đón nhận và trưởng thành từ những nỗi đau thay vì nétránh như cách mà chúng ta hay làm. Nữ tác giả tin rằng: càng phủ nhận nhữngtổn thương, chúng ta càng kéo dài nỗi đau do chúng gây nên. “Chừng nào còn chưa được chữa lành, những vếtthương ấy còn tiếp tục đưa cuộc sống của chúng ta đi theo những hướng bất lợi”. Những “phương thuốc tự nhiên” giúpbạn đọc đối diện và vực dậy khỏi những tổn thương mà Marianne Williamson đã nóiđến trong cuốn sách bao gồm: Cho phép được buồn, Thoát khỏi quá khứ, Tha thứcho chính mình, Nhân từ…. Đặc biệt, với cương vị là một nữchính trị gia và nhà lãnh đạo tâm linh, thông qua tác phẩm của mình, MarianneWilliamson còn đem đến cho độc giả kiến thức về hành trình giác ngộ. Cuốn sáchchứa đựng những đoạn kinh ngắn, được sử dụng trong đạo Phật, Công giáo, và đạoChúa để chữa lành những tổn thương và tìm thấy sự thanh tịnh trong tâm hồn. Với lối văn súc tích, dễ hiểu cùng nhữngcâu chuyện đời thường xen kẽ, “Từ nước mắt đến nụ cười” đã chạm đến tráitim của nhiều bạn đọc, đặc biệt là những ai đang phải đương đầu với những mấtmát, tổn thương, và sự trầm cảm. Cuốn sách đã nhanh chóng có mặt trong danh mụcnhững tựa sách bán chạy nhất tại Mỹ ngay khi vừa mới phát hành.

Đây là cuốn sách đầu tiên tôi đọc được viết bởi tác giả truyền cảm hứng vĩ đại Marianne Williamson .. và tôi cảm ơn Chúa vì tôi đã bắt đầu với cuốn này! Ai trong chúng ta không trải qua đau đớn và khổ sở ?? Cuốn sách này đề cập đến chủ đề nhưng trong bối cảnh thực sự sử dụng điều này thông qua việc ôm lấy nó và phó thác nó cho Chúa và sau đó bắt đầu hành trình khám phá cá nhân và tâm linh hướng về Chúa hướng tới tình yêu tối thượng đối với những tồn tại thực sự bên ngoài thế giới vật chất của chúng ta! Phong phú với những ý nghĩa tuyệt vời sâu trong sự khám phá của nó, cuốn sách này sẽ làm phong phú và truyền cảm hứng cho người đọc với nhiều tài liệu sâu sắc về các chủ đề bao gồm; tâm linh, tôn giáo, nỗi đau, tình yêu, sự tha thứ, sợ hãi, trầm cảm, Đức Phật, Môi-se, Chúa Giê-su .. và nhiều người khác để kết thúc cuốn sách bằng một chương tóm tắt đầy cảm hứng nhắc nhở chúng ta rằng luôn có hy vọng, vì Chúa luôn ở đó là tình yêu tối thượng và với tình yêu tối thượng sẽ luôn có ánh sáng, hạnh phúc, giác ngộ và chiến thắng dẫn đến kết quả cuối cuộc hành trình của chúng ta bắt đầu bằng nước mắt và nỗi đau của chúng ta .. Tôi xin cảm ơn tác giả vì nguồn cảm hứng và những hiểu biết sâu sắc của cô ấy sẽ khiến người đọc có cái nhìn khác về cuộc sống và nó thật ý nghĩa .. rất muốn đọc lại bất cứ khi nào tôi có cơ hội vì nó rất đáng giá .. một lời giới thiệu cho mọi người ! Tôi muốn chia sẻ bên dưới một số trích dẫn mà tôi đã ghi lại khi đọc cuốn sách tuyệt vời này: Nước mắt để chiến thắng Từ lời nói đầu: Phép màu không phải là một cách sửa chữa nhanh chóng hay một câu trả lời dễ dàng. Nhưng họ kích hoạt một sức mạnh tâm linh được thần thánh cho phép để giúp bạn. Chúa ở đây, ngay cả ở đây, giữa đau khổ của bạn. Và khi bạn tiếp cận với Ngài, Ngài sẽ quay trở lại. Bây giờ hãy xem xét khả năng bất cứ điều gì có thể xảy ra. Tôi không yêu cầu bạn tin vào điều này, nhưng chỉ để xem xét rằng nó có thể là sự thật. Nghĩ đơn giản suy nghĩ này — rằng phép lạ là có thể — mở đường cho việc chữa bệnh của bạn nhiều hơn bạn có thể tưởng tượng. Nó mở ra cánh cửa dẫn đến một thế giới của những khả năng vô hạn, bất kể những gì bạn đã trải qua hay những gì bạn đang trải qua hiện tại. Marianne Williamson, Nước mắt để chiến thắng, Lời nói đầu Nỗi đau bạn đang trải qua không phải là thứ sẽ quyết định tương lai của bạn; tương lai của bạn sẽ được quyết định bởi bạn là ai khi bạn trải qua nỗi đau của mình. Chúng tôi có thể mở rộng định nghĩa về bạn là ai, cũng như thế giới là gì — và cuộc đời bạn sẽ bắt đầu thay đổi Marianne Williamson, Nước mắt để chiến thắng, Lời nói đầu Con người của bạn có thể đang ở trong địa ngục ngay bây giờ, nhưng thần thánh của bạn thực sự không bị ảnh hưởng bởi sự đau khổ của bạn. Và bản ngã thiêng liêng của bạn là bạn là ai. Và khi bạn làm vậy, bạn sẽ thấy ngoài chúng sự tráng lệ đến mức — trong chính bạn và trên thế giới — rằng bạn sẽ thực sự chúc phúc cho cuộc hành trình đau khổ của bạn, vì nó đã dẫn bạn đến với chính mình và đến ý nghĩa của cuộc đời bạn. Marianne Williamson, Nước mắt để chiến thắng, Lời nói đầu Sự chữa lành về mặt tinh thần không nằm ở việc phủ nhận nỗi đau của bạn, mà nằm ở việc cảm nhận nó một cách trọn vẹn và phó thác nó cho Chúa. Và sau đó những điều kỳ diệu bắt đầu. . . Tâm linh không phải là một số hiểu biết về thế giới màu hồng nhạt, mỏng manh, không tinh vi về mặt tâm lý. Thay vào đó, nó đại diện cho sự sáng tỏ sâu sắc nhất về cách tâm trí vận hành và cách nó lọc trải nghiệm của chúng ta. Marianne Williamson, Nước mắt để chiến thắng, Lời nói đầu Và bởi một "phương thuốc tự nhiên" cho chứng trầm cảm, tôi không muốn nói đến các loại thảo mộc hay các biện pháp vi lượng đồng căn; Ý tôi là ứng dụng thực tế của tình yêu và sự tha thứ như một liều thuốc cho tâm hồn. Và linh hồn khao khát có nghĩa là cách cơ thể khao khát oxy. Khi không có khuôn khổ tâm linh, chúng ta biết cơ chế của cuộc sống nhưng lại không hiểu nó. Marianne Williamson, Nước mắt để chiến thắng, Lời nói đầu Mọi triết học tôn giáo và tâm linh vĩ đại đều nói về vấn đề đau khổ của con người Các nhân vật tôn giáo và giáo lý vĩ đại trên thế giới là quà tặng của Thiên Chúa, một bàn tay thiêng liêng vươn xuống để chạm vào tâm trí của những người được gọi đến với họ. Trong khi bản ngã sử dụng những khía cạnh bên ngoài của những lời dạy này để chia rẽ chúng ta - đôi khi thậm chí là biện minh để tiêu diệt lẫn nhau - sự thật bên trong của chúng gắn kết chúng ta bằng cách dạy chúng ta cách sống với nhau. Marianne Williamson, Nước mắt để chiến thắng, Lời nói đầu Chúng ta không phải là không có hy vọng; chúng tôi đã không được nhìn thấy nó. Chúng ta không phải không có quyền lực; chúng tôi đã không tuyên bố nó. Chúng ta không phải là không có tình yêu; chúng ta đã không sống nó. Nhìn thấy những điều này, cuộc sống của chúng tôi bắt đầu thay đổi. Tâm trí của chúng ta được đánh thức. Những điều kì diệu xảy ra. Và cuối cùng trái tim của chúng tôi được vui mừng. Marianne Williamson, Nước mắt để chiến thắng, Lời nói đầu Tôi muốn hoàn toàn sẵn sàng trong sâu thẳm nỗi đau của mình. Tại sao? Bởi vì tôi biết nó có điều gì đó để dạy tôi. Tôi biết rằng bằng cách nào đó, theo một cách nào đó, sự đau khổ của tôi sẽ dẫn đến một bình minh mới rực rỡ trong cuộc đời tôi — nhưng chỉ khi tôi sẵn sàng chịu đựng đêm đen sâu thẳm trước đó. Marianne Williamson, Tears to Triumph, tr.4 Ở đâu có tình yêu, ở đó có hạnh phúc. Nhưng những ràng buộc của tình yêu bị đứt gãy ở đâu, ở đó có nỗi đau. Marianne Williamson, Tears to Triumph, p.6 Trầm cảm là một cảm xúc sa ngã, đôi khi rơi vào một thung lũng rất sâu và tối. Điều đó đúng. Tuy nhiên, một cuộc sống của sự đắc thắng thuộc linh không phải là một cuộc sống mà chúng ta không bao giờ rơi vào thung lũng đó; đó là một trong đó, nếu và khi chúng ta vấp ngã, chúng ta đã học được cách thoát khỏi nó. Nỗi đau của thế giới là nỗi đau khổ không thể chịu đựng được khi sống bên ngoài mối quan hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời, vì bên ngoài mối quan hệ đó, chúng ta tách biệt khỏi chính mình. Marianne Williamson, Tears to Triumph, p.7 Phép màu là những suy nghĩ, và suy nghĩ tạo ra mọi thứ. Tư tưởng là mức độ của nguyên nhân; thế giới như chúng ta biết đó là mức độ ảnh hưởng. Phép màu là sự thay đổi nhận thức từ nỗi sợ hãi sang tình yêu, thay đổi một tác động trong cuộc sống của chúng ta bằng cách thay đổi suy nghĩ đã gây ra nó. Hầu hết những đau khổ của chúng ta là do hoàn cảnh của chúng ta ít hơn là do suy nghĩ của chúng ta về chúng. Trên thực tế, thế giới chỉ đơn thuần là sự phóng chiếu của những suy nghĩ của chúng ta. Mọi thứ chúng ta trải qua đều được lọc qua tâm trí yêu thương hoặc tâm trí sợ hãi; tình yêu tạo ra hòa bình, và sợ hãi tạo ra đau đớn. Tất nhiên, nỗi đau mà chúng ta trải qua khi sống trên thế giới này không nên bị phủ nhận, nhưng nó có thể được vượt qua. Tư duy thần kỳ không kìm nén được cảm xúc của chúng ta; đúng hơn, nó đưa họ lên để chúng ta có thể đặt họ trên con đường dẫn đến sự chữa lành thực sự. Marianne Williamson, Tears to Triumph, p.9 Góc nhìn tâm linh không phủ nhận nỗi đau của bạn, hoặc bất kỳ khía cạnh nào trong trải nghiệm con người của bạn. Nó chỉ đơn giản là phủ nhận quyền lực của nó đối với bạn. Nó mang lại cho bạn sức mạnh để chịu đựng khi những giọt nước mắt rơi, và sức mạnh để kêu gọi những điều kỳ diệu nằm bên ngoài. Marianne Williamson, Tears to Triumph, tr.10 Chúng ta có thể nắm lấy một sự thật sâu sắc hơn: rằng chúng ta là linh hồn, không chỉ là thể xác. Rằng chúng ta là những sinh vật vĩ đại và vinh quang trên trái đất này với những sứ mệnh vĩ đại và vinh quang, và khi quên điều này, chúng ta đã bị ném vào một vương quốc bên ngoài của nỗi đau và sự tuyệt vọng. Vậy, nhiệm vụ của chúng ta là tìm cách quay trở lại tầm nhìn xa hơn này về con người thật của chúng ta Marianne Williamson, Tears to Triumph, tr.11 Tình yêu là Sự thật như Chúa đã tạo ra chúng ta; khi suy nghĩ của chúng ta không yêu thương, nghĩa là chúng ta đang không là chính mình. Sự giác ngộ, đó là lòng từ bi vô hạn, là liều thuốc giải độc thực sự cho đau khổ của chúng ta. Marianne Williamson, Tears to Triumph, p.12 Sự diễn giải lại tinh thần của các sự kiện mang lại cho chúng ta thẩm quyền kỳ diệu — điều khiển các cơn gió, chia đôi dòng nước và phá vỡ mọi xiềng xích trói buộc chúng ta. Nhìn cuộc sống của chúng ta qua lăng kính tâm linh không phải là một cách kém tinh vi hơn mà là một cách diễn giải kinh nghiệm của chúng ta một cách tinh vi hơn. Marianne Williamson, Tears to Triumph, tr.13 Rất ít điều mang tính cách mạng hơn việc tìm kiếm hạnh phúc thực sự trong một thế giới đau khổ. Marianne Williamson, Tears to Triumph, p.14 Tìm kiếm trí tuệ là tìm kiếm cách sống cuộc sống của chúng ta có trách nhiệm hơn, cả với tư cách cá nhân và giống loài. Marianne Williamson, Tears to Triumph, p.16 Đôi khi chúng ta cảm thấy mất hết hy vọng thì một cuộc sống tốt đẹp hơn bắt đầu xuất hiện. Trái tim của chúng ta mở ra, và sau đó tâm trí của chúng ta mở ra. Đó là khi bản ngã nói, "Tất cả đã kết thúc", Đức Chúa Trời nói, "Bây giờ chúng ta có thể bắt đầu." Marianne Williamson, Nước mắt để chiến thắng, p.22 “Ngay cả những sai lầm của chúng ta cũng có thể dẫn chúng ta đến một nơi tốt hơn, một khi chúng ta đầu hàng những gì mà chúng ta rõ ràng là không đầu hàng trước đây. Vấn đề là bây giờ trở thành con người bạn trước đây để bạn có thể bắt đầu lại từ một nơi khác. Marianne Williamson, Tears to Triumph, p.23 Sau khi bước vào vùng tuyệt vọng của cá nhân chúng ta, cuối cùng chúng ta cũng tìm thấy hy vọng thực sự nằm ở đâu. Chúng ta hiểu rõ hơn chúng ta là ai và tại sao chúng ta lại có mặt trên trái đất. Ánh sáng có thể dẫn chúng ta ra khỏi đau khổ, dẫn chúng ta vào vòng tay của Chúa. Marianne Williamson, Tears to Triumph, tr.30 Cảm xúc khó khăn là những lúc thích hợp; chúng có thể là chính xác những gì chúng ta cần trải nghiệm để thực sự chữa lành, trưởng thành và tiến về phía bên kia của nỗi đau với những bài học kinh nghiệm có ý nghĩa. Nhìn qua lăng kính tâm linh, trầm cảm là kết quả tất yếu của việc coi bản thân mình tách biệt với phần còn lại của vũ trụ. Đó là một sự khủng hoảng của tâm hồn. Marianne Williamson, Tears to Triumph, p.35 Một thế giới quan quá mức tách biệt chúng ta khỏi linh hồn của chúng ta, do đó khiến chúng ta đau khổ; và chỉ bằng cách lấy lại linh hồn của mình, chúng ta mới có thể chấm dứt đau khổ của mình. Marianne Williamson, Tears to Triumph, p.42 Học hỏi từ nỗi buồn của chúng ta có thể mang lại kết quả tuyệt vời, và tránh nó có thể có những cái giá tiềm ẩn. Sự lựa chọn của chúng ta là giữa việc cảm nhận những cơn đau buốt khi tự khám phá bản thân hoặc chịu đựng cơn đau âm ỉ của sự bất tỉnh sẽ kéo dài đến hết cuộc đời của chúng ta. Kìm nén nỗi đau không phải là chấm dứt nỗi đau của chúng ta; nó chỉ đơn giản là thay thế nó. Marianne Williamson, Tears to Triumph, tr.43 Tâm linh phản ánh tư duy tinh vi nhất và sức mạnh mạnh mẽ nhất sẵn có để biến đổi những đau khổ của con người. Marianne Williamson, Tears to Triumph, p.46 Mọi người đều đang trên hành trình tâm linh; hầu hết mọi người chỉ không biết nó. Tâm linh không đề cập đến một số động lực thần học bên ngoài bản thân chúng ta, mà là cách chúng ta chọn sử dụng tâm trí của mình. Con đường tâm linh là con đường của trái tim; tại mỗi thời điểm, chúng ta hoặc đang đi trên con đường tình yêu và tạo ra hạnh phúc, hoặc từ bỏ nó và tạo ra đau khổ. Mỗi ý nghĩ chúng ta nghĩ đều dẫn sâu hơn vào tình yêu hoặc sâu hơn vào nỗi sợ hãi. Marianne Williamson, Tears to Triumph, tr.47 Bằng cách chuyển từ niềm tin vào sức mạnh của các thảm họa của chúng ta sang niềm tin vào quyền năng của Chúa để chữa lành chúng, chúng ta giải phóng sức mạnh của phép lạ để làm việc thay cho chúng ta. Chúng ta không thể cầu xin Chúa cho “phép màu” của những điều xảy ra theo cách chúng ta muốn; điều kỳ diệu là khi chúng ta nghĩ về mọi thứ theo cách mà Chúa sẽ cho chúng ta nghĩ về chúng. Marianne Williamson, Tears to Triumph, p.49 Cầu nguyện là đường dẫn của những điều kỳ diệu. Nó thay đổi vũ trụ bằng cách dịch chuyển chúng ta Một điều mà bản ngã sẽ không bao giờ gợi ý là tình yêu luôn là câu trả lời, bởi vì tình yêu là sự hòa tan của bản ngã và nó biết điều đó. Nó nuôi sống tình yêu thương để tồn tại, nhưng sự tồn tại của nó là sự hủy diệt của chúng ta. Bản ngã xem sự tha thứ là điểm yếu và tấn công là sức mạnh. Nhưng tình yêu không phải là yếu đuối; nó là quyền năng của Chúa. Vấn đề không phải là tình yêu có làm nên điều kỳ diệu hay không; vấn đề là chúng ta chống lại tình yêu đến mức nào. Marianne Williamson, Tears to Triumph, p.52 Cuộc hành trình của sự giác ngộ là một cuộc hành trình đến một ý thức được biến đổi về bản thân, một sự chuyển đổi sang một ý thức khác về con người của chúng ta và thế giới là gì. Marianne Williamson, Tears to Triumph, p.56 Để chữa lành chứng trầm cảm, chúng ta phải thu hẹp khoảng cách tinh thần giữa cái nhìn của bản ngã về bản thân và người khác, và cái nhìn của Chúa về bản thân và người khác. Đây là sự cứu rỗi duy nhất khỏi nỗi buồn và nỗi đau. Marianne Williamson, Tears to Triumph, tr.58 Khi chữa bệnh về thể chất, chúng ta cần nhẹ nhàng với cơ thể của mình; Khi hàn gắn tình cảm, chúng ta cần nhẹ nhàng với trái tim của mình. Marianne Williamson, Tears to Triumph, tr.64 Không nên né tránh sự đau buồn về những mất mát bình thường trong cuộc sống, nhưng nên chấp nhận và chấp nhận. Đó là một quá trình — không phải là một sự kiện — được phục vụ tốt nhất khi chúng ta đầu hàng hoàn toàn. Marianne Williamson, Tears to Triumph, tr.65 Cuộc khủng hoảng của xã hội hiện đại là con người thường cảm thấy vô gia cư về mặt tinh thần bên trong nó. Marianne Williamson, Tears to Triumph, tr.71 Trầm cảm là sự thiếu đam mê. Niềm đam mê xuất hiện khi chúng ta đặt mình phục vụ điều tốt, chân chính và đẹp đẽ — điều gì đó quan trọng, điều gì đó lớn hơn bản thân chúng ta. Marianne Williamson, Tears to Triumph, p.82 Không có sự tha thứ, thì không có tình yêu; và không có tình yêu, không có phép lạ. Marianne Williamson, Tears to Triumph, p.89 Vì chỉ có tình yêu là có thật, chỉ có tình yêu bạn được trao và tình yêu mà bạn đã trao cho người khác, là có thật trong quá khứ của bạn. Không có gì khác cần được mang theo với bạn trong hiện tại tỏa sáng. Marianne Williamson, Tears to Triumph, tr.92 Tha thứ không có nghĩa là không có ranh giới, trách nhiệm giải trình, luật pháp hoặc các tiêu chuẩn hành vi lành mạnh. Nó chỉ có nghĩa là có một cách để chúng ta tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn mình, bất kể hành vi của người khác. Và bản thân điều đó đã là một điều kỳ diệu. Marianne Williamson, Tears to Triumph, tr.94 Bản ngã nhìn người khác từ góc độ giao dịch, tìm kiếm cách người khác có thể phục vụ nhu cầu của chúng ta. Linh hồn nhìn những người khác từ góc độ quan hệ, tìm kiếm những cách mà chúng ta có thể cùng nhau phục vụ tình yêu. Marianne Williamson, Tears to Triumph, tr.111 Không có chỗ cho bóng tối trong một ngôi nhà tràn ngập ánh sáng và không có chỗ cho sự sợ hãi trong một tâm trí tràn ngập tình yêu. Marianne Williamson, Tears to Triumph, p.114 Chìa khóa để nuôi dưỡng mối quan hệ tâm hồn với người khác là nuôi dưỡng mối quan hệ chính yếu của chúng ta với Chúa, vì ở đó, chúng ta được chữa lành khỏi những mảnh vụn của cái tôi giả tạo mà chúng ta thường phá hoại các mối quan hệ của mình. Marianne Williamson, Tears to Triumph, tr.116 Khi có sự hiểu biết, lòng trắc ẩn, đức tin và sự tha thứ, vết thương của chúng ta có thể được chữa lành. Marianne Williamson, Tears to Triumph, p.119 Đôi khi chúng ta phải rung động khỏi sự ràng buộc của chúng ta với một thế giới trước khi chúng ta có thể nhận ra một thế giới khác. Marianne Williamson, Tears to Triumph, p.135 Quá nhiều người buồn về những điều không quan trọng, có lẽ vì họ sẽ không để mình buồn về những bi kịch lớn hơn của cuộc đời Những khoảng thời gian khó khăn trong cuộc sống có thể khiến chúng ta cảm thấy, trong số những điều khác , lòng biết ơn lớn hơn cho cuộc sống khi nó diễn ra tốt đẹp. Mất đi những thứ quý giá, chúng ta học cách hạnh phúc hơn nhiều với những thứ còn lại. Marianne Williamson, Tears to Triumph, tr.140 Khai sáng liên quan đến nhiều hơn một tập hợp các dữ liệu siêu hình; nó liên quan đến thực hành thực tế, ứng dụng và hiện thân của tình yêu. Mục đích của tôn giáo không chỉ là để kể những câu chuyện, mà là để thay đổi cuộc sống của chúng ta. Và kinh nghiệm tôn giáo chỉ là thế: một kinh nghiệm. Chỉ khi trải nghiệm đó là một sự mở ra cho tình yêu thì nó mới thực sự liên quan đến Đức Chúa Trời. Marianne Williamson, Tears to Triumph, p.142 Mục đích của tôn giáo là ràng buộc chúng ta trở lại tâm trí đúng đắn của chúng ta, đó là trí thông minh huyền bí của vũ trụ. Khai sáng không phải là một sự học hỏi, mà là một sự cởi mở. Marianne Williamson, Tears to Triumph, tr.143 Mục tiêu của một đời sống tinh thần là đạt được sự bình yên bên trong, đạt được thông qua việc áp dụng các nguyên tắc yêu thương vào những mối quan tâm hàng ngày của chúng ta. Những nguyên tắc này là những sức mạnh vô hình mà khi được áp dụng, chúng sẽ có sức mạnh vô hạn để thay đổi cuộc sống của chúng ta. Marianne Williamson, Tears to Triumph, tr.147 Học cách trung thực và chân thực nhất có thể, nhưng chịu trách nhiệm về không gian trái tim giữa chúng ta và người khác, là điều cần thiết để giác ngộ. Marianne Williamson, Tears to Triumph, p.161 Những câu chuyện tôn giáo vĩ đại là lời nhắc nhở về những điều không thay đổi, rằng chúng ta có thể điều hướng một cách khôn ngoan hơn những điều đó. Marianne Williamson, Tears to Triumph, tr.173 Đó là một thông điệp cho tất cả chúng ta. Chúng ta có thể đau lòng, nhưng nó được lập trình trong bản chất của vũ trụ rằng bất cứ khi nào bản ngã làm tổn thương chúng ta hoặc bất cứ điều gì nó sẽ lấy đi từ chúng ta, câu chuyện vẫn chưa kết thúc; nó chỉ mới bắt đầu. Marianne Williamson, Tears to Triumph, p.175 Khi chúng ta thực sự chấp nhận nhận ra rằng Chúa có câu trả lời cho mọi vấn đề, rằng vũ trụ có dây để giải cứu chúng ta, thì chúng ta có thể tin tưởng rằng miễn là chúng ta kiên trì, sẽ là một lối thoát khỏi bóng tối sẽ xuất hiện. Marianne Williamson, Tears to Triumph, p.176 Những lợi ích của cuộc hành trình là tích lũy. Chúng ta trở nên khác biệt vì những gì chúng ta đã trải qua. Chúng ta trở nên khôn ngoan hơn, nhanh nhẹn hơn, khiêm tốn hơn và ý thức hơn. Chúng ta trở nên yên bình hơn và cởi mở hơn với những điều kỳ diệu của cuộc sống. Marianne Williamson, Tears to Triumph, tr.208

Từ nước mắt đến nụ cười’: Chữa lành trầm cảm và đau khổ bằng hiểu biết tâm linh. ‘Từ nước mắt đến nụ cười’ sử dụng minh triết tâm linh để xoa dịu chứng trầm cảm và chữa lành nỗi đau tinh thần của con người Dịch bệnh muộn phiền đang lan truyền trong thế giới chúng ta ngày nay. Để chữa trị có cả phương thuốc cho bệnh tật trong cơ thể, nhưng cũng có cả ‘phương thức tự nhiên” chữa trầm cảm, bằng tình yêu và sự tha thứ như một liều thuốc cho tâm hồn… Tất cả chúng ta đều có thể là nạn nhân của chứng trầm cảm. Không ai có thể tránh khỏi những khủng hoảng và tổn thương tinh thần như, người thân qua đời, áp lực công việc kéo dài, bị lạm dụng, bạo hành, mất mát tình cảm, thất nghiệp, phá sản… Nếu không cảnh giác trước “căn bệnh thiên niên kỷ” này, con người thời công nghệ 4.0 rất dễ trượt sâu vào nỗi chán chường, u uất, đánh mất mọi niềm vui sống. Trầm cảm không chỉ là vấn đề của xã hội hiện đại, đó còn là cuộc chiến của mỗi người trên toàn cầu. Tâm lý học và thần kinh học đã nghiên cứu những trải nghiệm đau khổ gây nên thay đổi trong não bộ con người và gọi tên nó là chứng “trầm cảm”, đồng thời đưa ra giải pháp y học để chữa trị. Tuy nhiên, chứng bệnh trầm cảm vẫn hoành hành bất chấp tiến bộ khoa học và y tế, liệu con người có cần một giải pháp khác? Trong những giai đoạn đen tối nhất, khi không một liều thuốc, một lời động viên hay giải pháp duy lý nào có thể mang đến ánh sáng, còn điều gì có thể dìu dắt ta vượt qua khổ đau tận cùng? Cuốn sách “Từ nước mắt đến nụ cười” mang đến cho độc giả cách mở món quà mang tên nỗi đau và tìm lại niềm vui sống. Đó là sử dụng những hiểu biết tâm linh để hóa giải chứng trầm cảm và nỗi đau tinh thần. Marianne Williamson, tác giả, diễn giả và nữ chính trị gia người Mỹ, đã truyền đạt những triết lý tôn giáo một cách gần gũi, giúp bạn đọc đại chúng hiểu về căn nguyên và cách chuyển hóa trầm cảm dưới góc nhìn tâm linh. Đầu tiên, Marianne Williamson đưa ra luận điểm trọng tâm: Mọi đau khổ bắt nguồn từ một tâm trí bám vào những ảo ảnh của thế giới. “Mọi thứ khiến chúng ta đau khổ, từ những vụ lạm dụng ghê tởm nhất đến việc mất đi người thân yêu, đều diễn ra trong một cõi ảo tưởng”, bà diễn giải. Theo tác giả, hành trình chữa lành chỉ bắt đầu khi chúng ta nhìn nỗi đau của mình, con người mình và thế giới dưới một “kiểu tư duy khai sáng”. “Tâm trí của tôi là nguồn gốc nỗi buồn của tôi. Và tâm trí của tôi cũng là nguồn hạnh phúc của tôi. Chỉ tôi là người quyết định chọn sử dụng tâm trí mình ra sao, và lựa chọn đó sẽ quyết định liệu tôi đang trên đường đến với nỗi đau hay đến với sự yên bình”, bà cho hay. Khi điều chỉnh lại suy nghĩ ở phần nguyên nhân thì phần kết quả sau đó sẽ tự động thay đổi. Qua từng chương sách, Marianne Williamson đưa ra những hiểu biết tôn giáo khác nhau để chuyển hóa trải nghiệm đau khổ của con người. Cuốn sách chỉ ra, thiền trong Phật giáo là một công cụ để tâm trí đau khổ vượt qua nỗi đau đớn. Thực hành thiền định rèn chúng ta tập trung vào hiện tại khi tâm trí bị ám ảnh bởi quá khứ và tương lai, tập trung vào lòng từ bi khi bản ngã bị ám ảnh bởi lỗi lầm, để từ đó, vượt lên trên tổn thương và đau khổ. Hay như hiểu biết về Thiên chúa giáo mà Marianne Williamson bàn đến trong cuốn sách, “Việc chấp nhận sự phục sinh đưa chúng ta vượt ra ngoài hy vọng đơn thuần. Chúng ta không chỉ hy vọng rằng mọi thứ sẽ ổn. Chúng ta biết rằng vào đúng thời điểm, mọi thứ rồi sẽ ổn, vì nó đã như vậy trong chủ tâm của Thượng đế”. Trên hết, Marianne Williamson nhấn mạnh, không phải thuốc men hay liệu pháp y tế nào, tình yêu thương, sự tha thứ và đức tin mới là liều thuốc ưu việt để chữa lành những nỗi đau. Tác giả nêu ví dụ về những cựu binh Mỹ gặp khủng hoảng tinh thần sau khi trở về từ chiến trường Việt Nam. “Không một loại thuốc bên ngoài nào có thể đơn độc giải quyết các vấn đề thuộc ký ức mà những người lính hồi hương gặp phải”, Marianne Williamson nói, “những người này cần đến phương thuốc tinh thần. Họ cần tình yêu của đồng loại, cần lòng tốt của con người, cần đến những lời cầu nguyện, liệu pháp, thiền định”. Sau cùng, trên hành trình chữa lành, sẽ luôn có ánh sáng lọt qua “kẽ nứt tí xíu” trong tâm trí khi ta không ngừng hy vọng. “Với mỗi lời cầu nguyện, chúng ta cắm điện sáng. Với mỗi hành động tha thứ, chúng ta cắm điện sáng. Với mỗi năm phút thiền, chúng ta cắm điện sáng. Với mỗi suy nghĩ về sự nhân từ, chúng ta cắm điện sáng. Với mỗi khoảnh khắc của niềm tin, chúng ta cắm điện sáng”, Marianne Williamson động viên. Giống như một bông hoa nhỏ mọc lên từ vết nứt của nền xi măng, sự bình an cuối cùng cũng xuất hiện sau những khoảng thời gian đau buồn đã tàn phá trái tim. Còn rất nhiều quan điểm đột phá khác về trầm cảm được bàn đến trong “Từ nước mắt đến nụ cười”: Ý nghĩa sâu sắc của nỗi buồn; Mối liên hệ giữa nỗi đau riêng của từng cá nhân với bối cảnh lớn hơn - những khủng hoảng của xã hội hiện đại; Những bất cập của y khoa khi bác sĩ dễ dàng kê thuốc cho bất cứ ai gặp muộn phiền… Tác giả cũng kêu gọi cái nhìn “bình thường hóa” đối với nỗi đau khổ, coi đó là điều bất cứ ai cũng có thể trải qua trong đời thay vì là một “căn bệnh khó bề cứu chữa”. Bản thân Marianne Williamson đã trải qua nhiều bi kịch, cùng nhiều năm sống chung với trầm cảm. Là một người từng được chữa lành khi tiếp nhận ánh sáng tâm linh, những gì Marianne Williamson truyền đạt trong “Từ nước mắt đến nụ cười” không cao siêu, xa lạ, mà ngược lại, dễ ứng dụng và chan chứa sự đồng cảm. Với bất cứ ai, “Từ nước mắt đến nụ cười” sẽ là khởi đầu cho một hành trình vượt khỏi khổ đau để đi đến bình an nội tại.