Ai đó đã từng nói rằng nếu như muốn tìm một chiếc vé để trở lại thời tuổi trẻ hồn nhiên, đầy xao xuyến, thì hãy đọc văn của Nguyễn Nhật Ánh, dù bạn đã ở độ tuổi trung niên, hay đã quá lục tuần, hay vẫn chỉ là một đứa bé con, tất cả chúng ta đều cần những câu chuyện đó ở bất kì thời điểm nào trong cuộc sống. Những tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh luôn đầy ắp sự thuần khiết, vui tươi, dịu dàng và trong sáng; một vẻ đẹp xưa cũ của của lớp trầm tích nhuốm màu thời gian; vẻ đẹp của những gì là thân thương và bình dị nhất. Được xướng danh Người dẫn lối cho những năm tháng tuổi thơ, các tác phẩm của ông luôn được đông đảo độc giả ủng hộ không chỉ vì cốt truyện nhẹ nhàng, sâu lắng mà qua những tác phẩm ấy, người đọc như được sống lại một miền ký đã bị lãng quên, như một lời nhắc nhở nhẹ nhàng rằng tuổi thơ ta đã từng hồn nhiên và ngây ngô đến thế! Có thể nói thời sinh viên chính là khoảng thời gian tươi đẹp nhất trong cuộc đời mỗi người, đó là những năm tháng tuổi trẻ đầy nhiệt huyết và bừng bừng sức sống thanh xuân, nhưng không kém phần vô nghĩ vô lo. Phòng trọ ba người của Nguyễn Nhật Ánh chính là tác phẩm phảng phất vẻ đẹp trong trẻo, hài hước và ngô nghê như đúng lứa tuổi ấy. 


Phòng trọ ba người được nhà văn Nguyễn Nhật Ánh sáng tác vào năm 1990, cốt truyện xoay quanh cuộc sống của ba cậu chàng sinh viên với những gam màu tươi sáng, đầy thú vị, và pha chút dí dỏm. Đây là một tác phẩm mang đậm chất Nguyễn Nhật Ánh với phần mở đầu hài hước, vui tươi nhưng càng về sau, mạch truyện dần trở nên sâu lắng, đau đáu khôn nguôi với phần kết mở khiến người đọc không ngừng day dứt. Ba chàng sinh viên ấy tên Nhiệm, Chuyên và Mẫn. Hồi trước, Chuyên, Nhiệm, Mẫn cùng học chung với nhau lớp mười hai ở trường phổ thông thị trấn. Đậu vào đại học, lên thành phố, được người quen giới thiệu, cả ba lại thuê chung với nhau căn gác trọ này. Chuyên và Nhiệm học ở Đại học Tổng hợp Văn, Mẫn lại học ở Đại học Bách Khoa. Ba con người, ba tính cách hoàn toàn trái ngược nhau nhưng ở họ, ta thấy được những điểm chung của các cậu trai sinh viên xa nhà có phần vô nghĩ vô lo, hơi bừa bộn và tính tình thật thà, phóng khoáng. Nhân vật Nhiệm dưới ngòi bút của tác giả là một chàng trai vô tâm chính hiệu, miệng thì lúc nào cũng oang oang cùng một tâm hồn đầy mơ mộng. Và sự mơ mộng ấy thường đi đôi với thơ ca, anh rất khoái làm thơ nhưng vì thơ quá ẹ nên làm xong bài nào anh giấu biến đi bài đó. Trước mặt Chuyên và Mẫn, anh chỉ dám ngâm thơ của người khác. Về phần Chuyên, anh cũng không hề kém cạnh Nhiệm ở sự hài hước, dí dỏm bởi mục đích học tiếng Anh mà theo Nhiệm là nó có vẻ “khùng khùng” - ước mơ nghe nhạc nước ngoài bằng cái tai của chính… người nước ngoài, một ước muốn vừa chính đáng vừa có vẻ kỳ quặc. So với tính cách nổi bật của hai cậu bạn cùng phòng, Mẫn có phần đặc biệt khi tỏ ra là một người sống khép kín, điềm đạm và trầm tính hơn. Hồi nhỏ, Mẫn bị bệnh nặng, tưởng chết nhưng nhờ ông ngoại Mẫn - vốn là một thầy thuốc giỏi, đã cứu được Mẫn. Cơn bạo bệnh đi qua nhưng từ đó chân trái của Mẫn bị biến tướng, nó teo lại chỉ bằng cẳng tay. Vì vậy, dáng đi của Mẫn không được bình thường. Xuyên suốt tác phẩm, Nguyễn Nhật Ánh đã không ít lần đem đến cho độc giả những trận cười sảng khoái bởi những tình huống thú vị, khôi hài xoay quanh cuộc sống của ba chàng trai cũng như câu chuyện tình đầy ngô nghê, khờ dại của các cô cậu sinh viên thời đó. Càng dần về sau, cốt truyện dường như đặc biệt ưu ái hơn cho nhân vật Mẫn, nếu xét theo một góc độ nào đó thì Mẫn có thể được xem là nhân vật chính của tác phẩm.



Mở đầu câu chuyện là hình ảnh thần tình ái áo sơ mi quần đùi Nhiệm đang giở giọng lếu láo tán tỉnh cô gái… quét sân phía dưới tên Sương. Dĩ nhiên, với chất giọng tán tỉnh mà theo Mẫn nhận xét “khỉ trên rừng nghe thấy cũng chạy dài”, Sương đã nhanh chóng quay mặt bỏ đi để lại Nhiệm ngồi ngơ ngác. Nhiệm là một nhân vật khá vô tư và hồn nhiên, chính sự vô tư hồn nhiên đó đã khiến anh gặp không ít những tình huống dở khóc dở cười với cô bạn gái tên Thủy. Ở Nhiệm, ta thấy phảng phất hình ảnh của những cô ấm cậu chiêu lần đầu xa nhà, vô nghĩ vô lo, thích ba hoa, nói phét và phóng khoáng ở khoản tiền bạc. Không những thế, Nhiệm còn là chàng trai khá lãng tử, đào hoa và tỏ ra là tay sát gái chính hiệu với tuyên ngôn khiến người khác cũng phải phì cười “Tao yêu cả hai em nhưng em nào tao cũng yêu… chân thành”. Ngoài ra, sự vội vàng, hấp tấp, đặc biệt là tính cách táo bạo, phô trương còn được thể hiện rõ trong tình  yêu. Cách xây dựng và khắc họa nhân vật Nhiệm cũng chính là phản ánh của những con người bề ngoài trông có vẻ hào nhoáng, bóng bẩy nhưng bên trong lại chẳng có gì. Khác với Nhiệm, Chuyên tỏ ra trưởng thành, điềm tĩnh và chín chắn hơn. Cách anh quan tâm và bày tỏ tình cảm với Sương cũng thật nhẹ nhàng, chậm rãi. Bên cạnh đó, Chuyên còn là một người đáng tin cậy bởi anh hành động nhiều hơn là thói ba hoa, bốc phét. Chính vì thế mà chuyện tình yêu giữa anh và Sương có phần nhẹ nhàng và yên bình hơn dù đôi khi hay xảy ra cãi vã hoặc hiểu nhầm.

Và cuối cùng là nhân vật Mẫn - chàng trai tật nguyền đáng thương nhất trong cả ba.Không ồn ào, náo nhiệt như hai cậu bạn còn lại; Mẫn trầm tính hơn cả nhưng mang vẻ đẹp nội tâm kín đáo. Tình yêu từ lâu đối với Mẫn vẫn luôn là một thứ quá xa xỉ. Lớn lên trong hoàn cảnh đặc biệt như vậy, Mẫn càng ngày càng sống co rút như thể con ốc thu mình trong lớp vỏ. Sự cô đơn trở thành bạn đồng hành thân thiết của anh. Chỉ đến khi đến năm lớp mười, bắt đầu ý thức về tương lai, Mẫn mới quyết tâm thoát khỏi trạng thái tâm lý nặng nề của mình. Sau khi xác định sự tật nguyền của mình là một run rủi bình thường mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải, anh tìm cách quên nó đi và cố thích nghi với hoàn cảnh. Dứt bỏ những suy nghĩ vẩn vơ và vô bổ, anh vùi đầu vào sách vở và coi học vấn là con đường tiến thân đúng đắn và hoàn toàn có thể bù đắp cho những khuyết tật khác của con người. Từ đó, Mẫn sống cởi mở hơn. [...] Những năm cuối cấp ba, anh chơi thân với Chuyên và Nhiệm và bây giờ , cả ba trở thành ‘’ba chàng ngự lâm pháo thủ’’ không rời nhau nửa bước. Tuy nhiên, những thay đổi của Mẫn chỉ xảy ra trong mối quan hệ với các bạn trai. Trước mặt phụ nữ, anh luôn thu mình như một phản xạ có điều kiện. Mẫn không làm sao dứt bỏ được ý nghĩ rằng những sinh vật xinh xắn này không phải để dành cho anh. Họ ở trong một thế giới khác, thế giới đó có Chuyên, có Nhiệm, nhưng không có anh. Ý nghĩ mang màu sắc u ám đó thật ra không làm Mẫn bận lòng. Từ lâu, anh đã quen với nó. Mẫn vẫn hào hứng tham gia vào các trò tán tỉnh nghịch ngợm của các bạn mình vẫn hồn nhiên tán phét về tình yêu như trăm ngàn chàng trai yêu đời khác. Tuy nhiên anh luôn xác định mình đứng ngoài tất cả những trò chơi tình cảm đó. Anh chưa yêu ai và chưa ai yêu anh, hay ngược lại, vì chưa ai yêu anh nên anh chưa yêu ai!

Vì nỗi mặc cảm và tự ti với tình trạng tật nguyền của mình, anh tự thu mình lại và gạt bỏ hoàn toàn những mộng tưởng về tình yêu. Nhưng sâu thẳm trong trái tim anh, khát khao yêu và muốn được yêu vẫn luôn âm ỉ rực cháy, vẫn luôn nhói đau mỗi khi anh nghĩ về sự thiệt thòi của chính mình. Điều đó đã được thể hiện rõ sau khi anh bất ngờ chấp nhận lời đề nghị giải đáp tâm tình của Thu Thảo - cô học trò mà anh dạy kèm. Mẫn “tâm sự” với vẻ rầu rầu rất đạt. Thu Thảo thì ngẩn người nghe không chớp mắt.

Cô ta cho rằng, mặc dù không nói thẳng, ngoài cô ta ra, tôi không thể yêu ai bởi vì sẽ không cô gái nào… yêu tôi. Suy nghĩ đó khiến cho cách xử sự của cô ta đối với tôi không được tốt đẹp lắm, và gần đây có những dấu hiệu xấu…

Mẫn ngừng lại, và bất giác anh cảm thấy cổ họng khô đắng. Một câu chuyện hoàn toàn bịa nhưng những mặc cảm đó dường như là có thật. Anh không ý thức về sự có mặt của nó nhưng chắc chắn nó tồn tại đâu đó trong anh, ở những tầng sâu thẳm của tiềm thức.

Đây là lần đầu tiên trong đời, Mẫn nói đến sự thiệt thòi của số phận. Và sở dĩ anh có thể nói đến nó bởi anh nghĩ anh đang nói về một điều bịa đặt. Nhưng khi lời nói thoát ra khỏi đôi môi, anh lại nhìn nhận vấn đề theo một cách khác, thực tế hơn và cay đắng hơn. Nhưng một khi đã chấp nhận bước vào cuộc chơi, Mẫn hiểu rằng anh không thể quay lại.



Mẫn đã tự mình bịa ra một câu chuyện tình lãng mạn để che lấp đi những tổn thương trong trái tim anh. Mẫn đã tự vẽ nên lăng kính màu hồng để che đi sự cô đơn và lạc lõng. Những lúc đó, nhìn Chuyên và Nhiệm tròn mắt theo dõi “chuyện tình” của mình, Mẫn cảm thấy cuộc sống bình đẳng hơn bao giờ hết và anh tự buông mình vào niềm vui mới mẻ đó một cách vô tư. Nhưng Mẫn đâu biết rằng cái hạnh phúc giả tưởng đầy màu sắc mà anh đang đắm chìm ấy lại chính là lưỡi dao sắc nhọn sẵn sàng đâm thẳng vào trái tim anh. Mẫn vừa đáng trách lại vừa đáng thương, anh đáng thương vì những mặc cảm, tự ti về tình trạng tật nguyền của mình từ lâu đã hóa thành chai sạn mà bọc lấy trái tim anh; anh đáng trách bởi vì anh đã nhẫn tâm đùa giỡn với chính trái tim ấy để che đi một tâm hồn yếu đuối cần được vỗ về, yêu thương. Trong lúc này, hơn ai hết, Mẫn bàng hoàng hiểu rằng khi dựng lên trò chơi oái oăm đó, không phải anh đã đùa với Chuyên, với Nhiệm hay với Thu Thảo, mà thật ra anh đã đùa với chính anh, với chính trái tim cô độc của anh. Anh đã moi trái tim đó ra khỏi lồng ngực, tước mất của nó sự bình yên lặng lẽ, để tung hứng nó giữa cuộc đời như một diễn viên xiếc. Cho đến khi nó bị bầm dập, bị xây xát và cất tiếng rên rỉ trong lòng tay anh, anh mới nhận ra sự tàn nhẫn ác độc của mình.

Cho đến khi kế hoạch của anh bị bại lộ, Mẫn mới bàng hoàng nhận ra sự nghiệt ngã trong chính trò chơi tình cảm của mình. Anh xấu hổ với bản thân mình và với sự thương cảm của mọi người xung quanh. Chẳng buồn bã, chẳng khổ đau, lòng anh bây giờ chỉ là một nỗi ê chề mệt mỏi, như một người kiệt sức sau canh bạc dài, thua trắng tay mà lòng sao hờ hững.



Cay đắng làm sao khi cái ước mơ nhỏ bé con con đã bị Mẫn thẳng tay vùi dập bởi chính sự ích kỷ của mình, anh đã nhẫn tâm xát muối vào trái tim vốn đã chai sạn ấy, khiến nó thêm đau đớn và chằng chịt vết thương. Anh đã tự mình vẽ nên một vở kịch hoành tráng, một câu chuyện tình yêu không có thật khiến mọi người phải trầm trồ mục đích chỉ để che giấu sự tự ti và cảm giác lạc lõng. Qua cách xây dựng và khai thác chiều sâu tâm lí, nhân vật Mẫn dưới ngòi bút của tác giả là một nhân vật thâm trầm và đầy nội tâm. Phần kết mở khiến bạn đọc không khỏi day dứt, đau đáu khôn nguôi. Bởi suy cho cùng, cái kết mở có phần lửng lơ như thế sẽ xoa dịu bớt cảm giác đau lòng nhưng vẫn truyền tải được trọn vẹn thông điệp của tác phẩm. Dẫu kết thúc có phần hụt hẫng và dở dang nhưng bên cạnh đó, các tình huống hài hước, dí dỏm diễn ra hết sức tự nhiên đã đem đến cho độc giả những tiếng cười sảng khoái. Những câu chuyện khác nhau của những con người khác nhau được tác giả đan xen hết sức hài hòa đã đơm đọng lại thành ký ức thân thương và hoài niệm của những năm tháng sinh viên. Ba chàng trai, ba tính cách trái ngược nhau hoàn toàn, ưu điểm có, khuyết điểm có nhưng họ chính là những mảnh ghép hoàn hảo tạo nên điểm nhấn của toàn bộ tác phẩm. Họ vẫn có những hoài bão riêng, những ước mơ đáng tự hào để theo đuổi của một thuở thiếu thời rạo rực sức xuân. Như Nhiệm muốn làm một nhà báo, Chuyên muốn làm phát thanh viên hay Mẫn muốn trở thành một kỹ sư. Họ đều là những người bạn tốt của nhau và quan tâm nhau, yêu thương nhau một cách chân thành, không toan tính. Những tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh vẫn luôn như thế, vẫn luôn dịu dàng và man mác buồn. Không quá ồn ào, phô trương, chỉ có sự bình yên, lặng lẽ nhưng vẫn khiến người đọc phải bồi hồi, xao xuyến khi trải qua những giọt buồn vui của tuổi mới lớn, lứa tuổi nhẹ nhàng và trong sáng tựa bồ công anh.

Review chi tiết bởi: Quỳnh Như - Bookademy

Hình ảnh: Quỳnh Như

--------------------------------------------------

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy

(*) Bản quyền bài viết thuộc về Bookademy - Ybox. Khi chia sẻ hoặc đăng tải lại, vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ "Tên tác giả - Bookademy." Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.





Xem thêm

Câu chuyện xoay quanh ba chàng trai: Nhiệm, Chuyên và Mẫn, mỗi người mang trong mình một cá tính độc đáo. Nhiệm là chàng trai tinh nghịch, thích đùa giỡn và luôn tìm cách chọc cười bạn bè; Chuyên lại có tấm lòng nhân ái, luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác; còn Mẫn thì rụt rè và nhút nhát khi đối diện với phụ nữ. Mặc dù có ba cá tính khác biệt, nhưng họ vẫn là những người bạn thân thiết, luôn ở bên nhau, hỗ trợ lẫn nhau trong những lúc khó khăn. Khi đọc “Phòng trọ có ba người,” bạn sẽ bị cuốn hút bởi những tình huống dở khóc dở cười như nợ tiền, vay mượn, làm thêm hay cưa gái của ba chàng sinh viên. Cuốn sách không chỉ mang lại những tràng cười mà còn thể hiện sự chân thực và thú vị trong đời sống sinh viên, từ những khoảnh khắc hài hước đến những lúc lắng đọng cảm xúc. Phòng trọ trở thành không gian chia sẻ của họ, nơi họ cùng nhau học hành, thực hiện những trò nghịch ngợm và trải qua những vui buồn trong tình yêu. Bạn sẽ tìm thấy bóng dáng của chính mình trong những nhân vật này, những cô cậu sinh viên đầy tinh nghịch, tràn đầy sức sống và khát vọng. Mặc dù có nhiều khoảnh khắc vui vẻ, câu chuyện cũng không thiếu những khoảng lặng và những góc khuất, đặc biệt là trong trường hợp của Mẫn. Dù phải đối diện với khiếm khuyết, anh vẫn tự viết nên câu chuyện tình đẹp đẽ của riêng mình. Có lẽ, thông điệp mà Nguyễn Nhật Ánh muốn gửi gắm là: mọi người đều có quyền ước mơ và khát khao yêu thương, dù họ có đang phải chịu đựng những khó khăn nào. Kết thúc của “Phòng trọ có ba người” thực sự sẽ khiến bạn hài lòng, mang lại cảm giác thỏa mãn thay vì tiếc nuối như một số tác phẩm khác của tác giả. Mối quan hệ giữa Nhiệm và Thủy, Sương và Chuyên, cùng với Thảo và Mẫn liên tục xảy ra những tình huống dở khóc dở cười, tạo thành một câu chuyện hấp dẫn và đáng để trải nghiệm, khiến tâm hồn bạn như trẻ lại.

Trong “Nhà trọ ba người,” một góc nhỏ của tuổi trẻ hiện lên qua những khoảnh khắc giản dị nhưng đầy ý nghĩa trong cuộc sống hàng ngày của ba chàng trai Nhiệm, Chuyên và Mẫn. Những cuộc trò chuyện hồn nhiên, những trận cười thoải mái bên nhau, và những mơ mộng ngây ngô về tương lai chính là những nét vẽ tinh tế phác họa sự tự do và nhiệt huyết của tuổi trẻ. Họ cùng nhau chia sẻ những bữa cơm đạm bạc, nhưng sự ấm áp và gắn bó giữa các thành viên trong phòng trọ khiến mỗi bữa ăn trở nên đặc biệt. Những lần Nhiệm dạy Chuyên và Mẫn cách cưa cẩm các cô gái hay những tình huống dở khóc dở cười khi họ cố gắng đối phó với những giận hờn vu vơ của phái nữ, không chỉ mang lại tiếng cười mà còn tạo nên những bài học quý giá về tình bạn và tình yêu. Đặc biệt, góc nhỏ ấy còn được thể hiện qua sự trăn trở và lo lắng của Mẫn về khiếm khuyết của bản thân. Dù sống trong mặc cảm, nhưng chính sự động viên và tình cảm chân thành từ hai người bạn đã giúp Mẫn từng bước vượt qua rào cản tâm lý, tìm thấy bản thân và dám mơ ước về tình yêu. Từ những câu chuyện giản dị ấy, tác giả Nguyễn Nhật Ánh đã khéo léo lột tả được sức sống mãnh liệt của tuổi trẻ, với những khát khao, mơ ước và cả những nỗi niềm sâu lắng, khiến người đọc không khỏi hoài niệm về một thời đã qua, đầy màu sắc và ý nghĩa.

Trong “Nhà trọ ba người,” bầu trời cảm xúc được khắc họa một cách tinh tế qua những trải nghiệm và tâm tư của ba chàng trai Nhiệm, Chuyên và Mẫn. Mỗi nhân vật mang trong mình một sắc thái cảm xúc riêng biệt, tạo nên một bức tranh đa chiều về tình bạn và tình yêu. Nhiệm, với tính cách láu cá và hài hước, thường xuyên tạo ra những tình huống dở khóc dở cười, giúp xua tan đi những lo âu, muộn phiền. Sự hồn nhiên và lạc quan của Nhiệm như một cơn gió mát lành, mang lại sự tươi mới cho không gian phòng trọ chật chội. Chuyên, với lòng nhân ái và sự trầm lắng, luôn là người lắng nghe và chia sẻ. Tâm hồn nhạy cảm của anh khiến người khác cảm nhận được những nỗi buồn và niềm khao khát cháy bỏng trong tình yêu, nhất là khi đối diện với những mối quan hệ phức tạp và đầy rắc rối. Trong khi đó, Mẫn, mặc cảm và rụt rè, thể hiện những cảm xúc sâu sắc và chân thành về sự tự ti, khát khao yêu thương. Anh không chỉ đối mặt với khiếm khuyết của bản thân mà còn phải chiến đấu với những nỗi đau tâm hồn mà nó mang lại. Sự giao thoa giữa các cảm xúc vui tươi, buồn bã, hy vọng và nỗi sợ hãi tạo nên một bầu trời cảm xúc phong phú, đưa người đọc vào một hành trình đầy chao đảo. Những tình huống hài hước đan xen với những khoảnh khắc trầm lắng tạo ra sự cân bằng tinh tế, khiến mỗi trang sách đều đầy chất xúc cảm. Cuối cùng, bầu trời cảm xúc trong tác phẩm không chỉ là không gian cho những kỷ niệm đẹp mà còn là nơi nuôi dưỡng những ước mơ và hoài bão của tuổi trẻ, để lại dấu ấn khó phai trong lòng người đọc.

Trong “Nhà trọ ba người,” những ký ức không quên của ba chàng trai Nhiệm, Chuyên và Mẫn chính là những trang đời tươi đẹp và đầy ý nghĩa trong quãng thời gian thanh xuân của họ. Những kỷ niệm ấy không chỉ gắn liền với những trò đùa nghịch và những giây phút vui vẻ mà còn phản ánh những mảnh ghép của tình bạn và tình yêu trong đời sống sinh viên. Những bữa cơm đạm bạc nhưng ấm áp, những đêm trò chuyện dưới ánh đèn vàng, hay những lúc cả ba cùng nhau mơ ước về tương lai đều là những khoảnh khắc đáng nhớ. Đặc biệt, những ký ức đau thương và ngọt ngào của Mẫn, với những mặc cảm về khiếm khuyết của bản thân, tạo nên chiều sâu cho câu chuyện. Mỗi lần Mẫn trải qua một sự kiện, như lần đầu tiên cậu dám bày tỏ tình cảm hay khoảnh khắc nhận ra giá trị của bản thân, đều trở thành những dấu mốc quan trọng trong cuộc đời cậu. Những ký ức này không chỉ đơn thuần là những trải nghiệm mà còn là bài học quý giá về tình bạn, tình yêu, và sự tự tin. Chính những ký ức ấy đã khắc sâu vào tâm trí của các nhân vật và người đọc, làm cho mỗi trang sách đều sống động, gợi nhớ về những năm tháng thanh xuân với bao kỷ niệm vui buồn. Cuốn sách không chỉ đơn thuần là câu chuyện của ba chàng trai mà còn là hành trình khám phá bản thân và khám phá tình yêu, để lại cho người đọc một cảm giác luyến tiếc, nhưng đồng thời cũng đầy ấm áp và hy vọng.

Câu chuyện diễn ra trong một không gian nhẹ nhàng và sâu lắng, đưa người đọc rời xa những bộn bề của cuộc sống hiện đại để trở về với những cảm xúc bình yên nhất trong tâm hồn. Tác phẩm kể về ba chàng trai cùng sống trong một phòng trọ: Mẫn, Chuyên và Nhiệm. Mỗi nhân vật đều mang một cá tính riêng biệt, nhưng tất cả đều toát lên sự đáng yêu trong cách họ tương tác hàng ngày. Nhiệm là chàng trai yêu thơ, với tính cách lãng mạn và phong cách đào hoa, luôn khiến mọi người xung quanh phải chú ý. Chuyên lại là người tinh nghịch, điềm đạm, luôn mang đến những phút giây vui vẻ cho nhóm bạn. Trong khi đó, Mẫn là người trầm lặng nhất, nhưng ẩn sâu bên trong là một vẻ đẹp nội tâm đầy sâu sắc. Tình yêu học trò của ba chàng trai, với những rung động trong sáng và chân thành, thật đáng trân trọng nhưng cũng mang theo những nỗi tiếc nuối khó phai. Cuốn sách không chứa đựng nỗi buồn sâu thẳm như trong Mắt biếc hay Đi qua hoa cúc, cũng không hoàn toàn là những câu chuyện vui tươi như Những chàng trai xấu tính hay Bảy bước tới mùa hè. Thay vào đó, nó khéo léo kết hợp giữa sự thích thú ngay từ những trang đầu tiên và một nỗi bâng khuâng khi khép lại trang cuối cùng. Câu chuyện gợi lên cảm giác đồng cảm và thấu hiểu, đưa người đọc đến với những nỗi cô đơn, những khổ đau và cả những khát khao tưởng chừng như nhỏ bé nhưng luôn hiện hữu trong tâm hồn của một chàng trai tự ti về khiếm khuyết của bản thân.

Câu chuyện xoay quanh ba chàng trai sống chung trong một căn phòng trọ: Nhiệm, Chuyên và Mẫn, mỗi người mang trong mình những tính cách và đam mê riêng biệt. Tác giả khéo léo tái hiện bức tranh sinh động về đời sống sinh viên Việt Nam thời bấy giờ, từ những bữa cơm giản dị nhưng đầy ấm áp đến những trò đùa vui vẻ giữa các chàng trai. Họ cũng dành thời gian để suy ngẫm về tương lai và những mối tình ngây ngô, vụng dại của tuổi trẻ. Khi bắt đầu bước vào thế giới tình yêu, các chàng trai thường trao đổi và "bày mưu tính kế" để chinh phục trái tim phái nữ, cũng như tìm cách đối phó với những giận hờn không đâu của các cô gái. Trong ba nhân vật, Mẫn là người đặc biệt và phức tạp nhất. Anh sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn và mang một khiếm khuyết ở chân, điều này đã ảnh hưởng lớn đến tâm lý của anh từ khi còn nhỏ. Dù lớn lên, Mẫn đã dần trở nên cởi mở và tự tin hơn, nhưng trong lòng anh vẫn tồn tại những suy nghĩ tiêu cực, tự tạo ra rào cản cho chính mình. Cốt truyện của tác phẩm rất nhẹ nhàng và giản dị, nhưng chứa đựng nhiều bài học ý nghĩa về tình bạn, tình yêu và sự vượt qua những trở ngại trong cuộc sống.

Câu chuyện trong "Nhà trọ ba người" nhẹ nhàng và sâu lắng, đưa chúng ta rời xa những ồn ào, bộn bề của cuộc sống, để tìm về chốn bình yên trong tâm hồn mỗi người. Tác phẩm xoay quanh ba chàng trai sống trong cùng một phòng trọ: Mẫn, Chuyên và Nhiệm. Họ có những tính cách rất khác nhau, nhưng mỗi người đều mang đến những điều đáng yêu và thú vị trong cuộc sống hàng ngày. Nhiệm, với tâm hồn yêu thơ và phong cách lãng mạn, luôn thu hút ánh nhìn; Chuyên lại là chàng trai tinh nghịch nhưng điềm đạm; còn Mẫn, dù trầm lặng hơn, nhưng lại có vẻ đẹp nội tâm thật sâu sắc. Tình yêu học trò của cả ba rất đẹp và đáng trân trọng, nhưng cũng mang theo những nỗi tiếc nuối khó nguôi. Cuốn sách này thực sự thú vị và dễ thương. Nó không khiến ta cảm nhận nỗi buồn tột cùng như trong "Mắt biếc" hay "Đi qua hoa cúc", cũng không hoàn toàn là những câu chuyện vui tươi như Những chàng trai xấu tính hay Bảy bước tới mùa hè. Thay vào đó, tác phẩm khiến người đọc cảm thấy thích thú ngay từ những trang đầu tiên, nhưng cũng để lại một nỗi bâng khuâng khi gấp lại trang cuối. Cảm xúc đồng cảm, thấu hiểu lẫn nhau là điều mà tác phẩm mang lại, gợi nhớ về những nỗi cô đơn, những khát khao tưởng chừng như nhỏ bé nhưng luôn ẩn sâu bên trong mỗi chàng trai, nhất là khi họ phải đối mặt với sự tự ti về khiếm khuyết của chính mình.

Bất cứ câu chuyện nào của Nguyễn Nhật Ánh đều được viết với một phong cách khá hài hước, nhẹ nhàng. "Phòng trọ ba người" là câu chuyện về ba chàng sinh viên Mẫn, Nhiệm, Chuyên và đời sống tình cảm của họ. Nhiệm, chàng sinh viên ảo tưởng về sự đào hoa của mình, ăn nói bỗ bã nhưng lại sống rất tình cảm, tìm cách làm quen với hai cô gái gần nhà, ước mơ làm một nhà báo. Chuyên, đối thủ của Nhiệm trong con đường tình cảm xem ai có bạn gái sớm hơn, mong muốn làm một phát thanh viên. Chuyện tình cảm của Nhiệm và Chuyên với Thủy và Sương luôn là những câu chuyện vui làm cho phòng trọ nhỏ bé của ba thằng con trai bớt buồn chán. Nhưng Mẫn lại không có người yêu. Mẫn đành phải nhờ cô gái mà mình dạy là Thảo giúp để tránh đi sự trêu chọc của hai đứa bạn. Nhưng càng lúc, Mẫn càng nhận ra rằng chơi đùa với trái tim mình không sớm thì muộn anh sẽ bị tổn thương. Mẫn vô tình không nhận ra rằng Thảo đã thực sự trở thành cô gái mà anh tưởng tượng. Kết thúc truyện là một kết thúc buồn, nhưng biết đâu đấy Mẫn sẽ không cần phải giả vờ nữa, anh sẽ tìm được tình yêu thật sự của mình. Một truyện ngắn rất ý nghĩa dành cho lứa tuổi mới lớn.