“Tôi đã bị bắt. Bị bắt vì giành chiến thắng trong một chương trình đố vui trên truyền hình.” 

Câu mở đầu của một cuốn tiểu thuyết chỉ ngắn gọn và đơn giản như thế, nhưng ẩn sau đó là cả câu chuyện dài với hơn 400 trang sách. Câu chuyện khắc hoạ trực quan mọi ngóc ngách về cuộc đời của nhân vật chính, từ tuổi thơ cho đến khi lớn lên, những bài học về sự trưởng thành được lồng ghép khéo léo vào 13 câu hỏi trong trò chơi “Ai là triệu phú”. 

Triệu phú khu ổ chuột (tựa gốc là Q&A - Hỏi và trả lời) là tác phẩm nổi tiếng của nhà ngoại giao người Ấn Vikas Swarup, đã được dịch ra hơn bốn mươi thứ tiếng và được trao nhiều giải thưởng danh giá. Ngoài ra, Triệu phú khu ổ chuột còn được chuyển thể thành kịch bản sân khấu, nhạc kinh và điện ảnh, điển hình phải kể đến bộ phim cùng tên năm 2008. Có một điều đặc biệt, Triệu phú khu ổ chuột là bộ phim độc lập với kinh phí thấp, các diễn viên tham gia đều chưa được khán giả biết đến, nhưng sau khi trình làng đã thu về doanh thu không tưởng và rất nhiều hạng mục giải thưởng, trong đó có tám giải Oscar. 

Nếu ví tác giả giống như nhà thiết kế, thì cuốn tiểu thuyết Triệu phú khu ổ chuột chính là sản phẩm được thiết kế riêng dành cho người nào đang vơi bớt niềm tin vào cuộc sống hoặc đang phải trải qua những chuyện không hay. Thông điệp giản đơn song hành cùng câu chuyện của Ram Mohammad Thomas là một ngày nào đó may mắn sẽ bất ngờ mỉm cười, theo cách thức mà chẳng ai hình dung được trước đó. 



Đôi điều về tác giả 

Vikas Swarup sinh năm 1963, ở Allahabad, Ấn Độ, trong một gia đình trung lưu, đa số người trong nhà đều hoạt động trong ngành luật như luật sư hay cố vấn pháp luật. Năm 1986, Vikas làm việc cho Bộ Ngoại giao Ấn Độ sau khi tốt nghiệp tại Allahabad University (ngôi trường được mệnh danh là Oxford của phương Đông), chuyên ngành Lịch sử hiện đại, Tâm lý và Triết học. Trước đó, ông từng công tác tại nhiều quốc gia như Mỹ, Anh, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ,... 

Từ nhỏ, Vikas đã quá quen những cuộc nói chuyện quanh bàn ăn về các thẩm phán hay các vụ án xét xử tại toà, điều này vô tình trở thành chất xúc tác thúc đẩy tư duy sáng tạo và trí tưởng tượng phong phú của ông. Lúc còn đi học, Vikas đã có tự viết truyện bằng chất liệu đời thường xung quanh mình, đó là Tự truyện của một con lừa. Dù vậy, Triệu phú khu ổ chuột là cuốn tiểu thuyết đầu tiên chính thức được ông xuất bản và gặt hái thành công đáng kể trên khắp thế giới. 

Trong một cuộc phỏng vấn, Vikas Swarup đã bộc bạch với phóng viên rằng ông từng viết một tiểu thuyết dài về kẻ giết thuê nhưng lại không giới thiệu với các nhà xuất bản. Tuy vậy, Vikas sử dụng tác phẩm đã hoàn thành không công khai đó như một kinh nghiệm nghiên cứu và tạo nên Triệu phú khu ổ chuột. Thêm một sự ngạc nhiên nữa dành cho các động giả của mình, Vikas thẳng thắn cho biết ông chỉ mất đúng hai tháng để cho ra đời tác phẩm kinh điển Q&A. 

Trong toàn bộ quá trình thai nghén Triệu phú khu ổ chuột, Vikas cảm thấy không có gì ngần ngại khi vạch trần và phơi bày hiện thực của xã hội Ấn Độ một cách trần trụi. Song, ông cho biết: “Tôi là một người rất lạc quan về Ấn Độ, điều đó thể hiện qua ngòi bút của tôi từ đầu đến cuối cuốn sách. Người dân còn vất vả đấu tranh với hoàn cảnh sống, nhưng cuối cùng họ vẫn chiến thắng.” 



Cuộc đời thăng trầm của Ram Mohammad Thomas

Nhân vật chính trong câu chuyện Triệu phú khu ổ chuột - Ram Mohammad Thomas - là chàng trai mồ côi, làm công việc bồi bàn, chưa từng tới trường và không có lấy một đồng trong túi. Bằng sự nhiệm màu nào đó, Ram đã tham gia và chiến thắng giải thưởng cao nhất chương trình “Ai là triệu phú” sau khi thuận lợi hoàn thành mười ba câu hỏi hóc búa. 

Kết quả cậu đã bị bắt sau đó không lâu. 

Vì điều gì ư? Vì Ram chỉ là một công dân nhỏ nhoi bình thường hàng ngày vật lộn với thực tại đầy khắc nghiệt, sống trên khu đất bị bỏ hoang ở rìa đô thị, nơi mà mọi người gọi là Dharavi (khu ổ chuột). Vì cậu biết dãy chữ được khắc trên cây thánh giá nhưng lại không biết FBI là viết tắt của từ gì. Vì cậu hiểu nghĩa của cụm tiếng Pháp “persona non grata” là nhà ngoại giao không được chấp nhận nhưng lại không thể trả lời câu hỏi của viên thanh tra rằng nước đồng tiền của nước Pháp là gì. Cậu đáp trôi chảy trên chương trình rằng Pluto là hành tinh nhỏ nhất trong Thái Dương Hệ nhưng không mảy may biết cái tên đầu tiên nào đặt chân lên Mặt Trăng. Tương tự với những câu hỏi khác, Ram không có đáp án đúng nào khi ngồi ở đồn cảnh sát nhưng lại hiên ngang vượt qua vòng cuối cùng của “Ai là triệu phú”. 

“Tôi biết việc ký bản nhận tội này chỉ là vấn đề thời gian. Tôi sẽ chẳng trụ được bao lâu nữa. Chúng tôi luôn được khuyên đừng có cãi vã với cảnh sát. Những thằng vô danh tiểu tốt như tôi luôn ở đáy cùng của cái hệ sinh vật lớp trên ăn lớp dưới.” 

Ngay khi phần chơi vừa kết thúc, giám đốc và sản xuất chương trình đã gọi cảnh sát bắt Ram vì nghi ngờ cậu gian lận, bất chấp không có bằng chứng nào. Trong phòng hỏi cung, Ram phải chịu sự tra khảo và ép buộc ký tên vào biên bản nhận tội. Tác giả cũng miêu tả vừa chân thực vừa hình tượng hoá các kiểu giai cấp trong nhà tù Ấn Độ lúc bấy giờ. 

“Ở trên chúng tôi là những tên tội phạm tẹp nhẹp, chẳng hạn như bọn móc túi. Trên chúng là những kẻ tống tiền và những kẻ cho vay nặng lãi. Ở trên nữa là những người ưu tú. Trên nữa là những nhà kinh doanh. Nhưng ở trên tất cả bọn họ là cảnh sát.” 

Theo đó, cảnh sát là người sở hữu công cụ và quyền lực một cách hiển nhiên, không ai có thể kiểm soát cũng như giám sát họ. 

Như một tia hy vọng từ trên trời rớt xuống, một người phụ nữ đến đồn cảnh sát tự xưng là luật sư đại diện của Ram, dù cậu chưa từng gặp cô ấy bao giờ, vặn vẹo viên cảnh sát đến cứng họng và đưa Ram rời khỏi đó trong tình trạng bất tỉnh nhân sự. 

“Tôi bị gây ấn tượng mạnh. Tôi không biết luật sư lại có quyền lực trên cả cảnh sát như thế. Hệ sinh vật lớp trên ăn lớp dưới sẽ phải được sắp xếp lại.” 

Mỗi chương sách là mỗi phần hồi tưởng của Ram và kể lại cho Smita, người vừa giải thoát cậu khỏi nanh vuốt của các viên thanh tra và cảnh sát, đồng thời còn tự xưng là luật sư đại diện. Từng giai đoạn trong cuộc đời mà Ram trải qua, trong đó ẩn chứa lý do hoàn toàn thuyết phục để giải thích làm sao cậu có thể trả lời đúng toàn bộ câu hỏi của “Ai là triệu phú” ngày hôm đó. 

Thời thiếu niên của Ram ùa về như đoạn phim tua ngược ngay khi câu hỏi đầu tiên hiện lên, cũng là một ký ức tồi tệ của cậu bạn thân Salim. Bạn thân của Ram là người hâm mộ cuồng nhiệt của nam diễn viên Armaan Ali, sau nhiều lần xem đi xem lại bộ phim Ali đóng chính, Salim bị chính thần tượng của mình quấy rối tình dục. Sự kiện đó để lại dấu ấn trong lòng Salim và cả Ram, vô cùng đậm nét và không cách nào làm nó lu mờ. Câu hỏi đầu tiên đã được vượt qua nhờ mảnh quá khứ này. 

Tác giả Vikas Swarup đã xuất sắc lột tả vấn nạn chăn dắt trẻ em dưới vỏ bọc nhân đạo. Những đứa trẻ lang thang vô tội chưa kịp vui mừng vì ngỡ rằng tìm được tổ ấm che chở thì phải gánh chịu tất thảy đau đớn về mặt tinh thần lẫn thể xác và trở thành công cụ kiếm tiền của bọn bất lương. Trước khi phát hiện chân tướng và kịp thời tháo chạy, Ram vô tình biết được vị thánh mà thi sĩ mù Surdas sùng kính là Krishna. Sau khi MC công bố đó là đáp án chính xác, Ram vẫn còn đang lẩn quẩn trong mớ hồi tưởng hỗn độn đầy sợ hãi và đau khổ. Dù có là may mắn đi chăng nữa, thì vận may này cũng không có chút gì dễ dàng.  

Câu hỏi về hành tinh Pluto chắc chắn là nằm ngoài vốn kiến thức sách vở gần như bằng không của đứa trẻ lam lũ như Ram. Nhưng một giai đoạn tuổi thơ khác giúp Ram biết đáp án của câu hỏi một cách dễ như trở bàn tay. Ram từng an phận trong vai trò một người làm trong nhà đại tá Taylor, người chủ soi mói và hầu như chẳng ai đủ kiên nhẫn để làm việc tại nhà của ông trừ Ram. Nhờ thông tin trong cuốn tạp chí “Địa lý Australia” mà câu hỏi này không cản trở được vân may của Ram. 

Ở phương diện khác, tác giả Vikas đã cho người đọc lĩnh hội tâm lý của một tên sát nhân bất đắc dĩ, không ai khác ngoài Ram. Nói đúng hơn, người cậu giết là một tên cướp không xứng đáng có được sự sống. Chất chồng lên nỗi thống khổ khi tiền dành dụm bị mất sạch là cảm giác day dứt vì bắn chết người đang định giết mình, cuộc trốn chạy của Ram khỏi những đoàn tàu giống như kháng cự lại thực tế đầy rác rưởi. Đáp án Colt là người phát minh ra súng lục vô tình giúp Ram tiến thêm một bước đến số tiền thưởng khổng lồ, có điều nỗi ám ảnh gớm ghiếc kia sẽ theo cậu đến cả đời. 

Ở câu hỏi cuối cùng, toàn bộ những mảnh ghép ký ức mà Ram có chẳng hề xuất hiện dữ liệu nào liên quan đến câu trả lời. Bằng tư duy tạo dựng và giải quyết tình huống tài ba, người viết đã để Ram chạm tay vào giải thưởng danh giá nhất “Ai là triệu phú” một cách bất ngờ. 

Đến cả Smita, sau khi xem xong cuốn DVD ghi hình lại cuộc chơi của Ram tại “Ai là triệu phú” còn phải thốt lên: “Chao ôi! Một chương trình lạ lùng, một câu chuyện lạ lùng, một đêm lạ lùng!” Đáng kinh ngạc hơn nữa, vẫn phải công nhận khả năng xây dựng cốt truyện tài tình của Vikas Swarup, sau hơn bốn trăm trang sách thì mọi độc giả đều vỡ oà khi biết thân phận thật sự của nữ luật sư Smita. 



Không đơn giản là may mắn (cảm nhận sau khi đọc)

Christian Colson, nhà sản xuất bộ phim điện ảnh Triệu phú khu ổ chuột đã nhận xét sau khi đọc xong cuốn tiểu thuyết của Vikas Swarup như sau: “Một câu chuyện có hậu nhưng không kém phần khắc nghiệt. Có nhiều khoảnh khắc bi thảm và đau thương. Nó là một câu chuyện cổ tích, và giống như tất cả những câu chuyện cổ tích khác, nó bao hàm cả bóng tối và nỗi khiếp sợ. Sự kết hợp đó sẽ khiến bạn khóc, khiến bạn cười và khiến bạn phải kinh ngạc.” 

Quả thật đúng như thế, tác giả đã tinh tế mượn các câu hỏi của “Ai là triệu phú” để đưa người đọc cùng với nhân vật chính Ram Mohammad Thomas lần mò lại những phần ký ức rời rạc trong quá khứ. Đồng thời, qua đó lột tả bản chất thối nát của xã hội Ấn Độ trong một giai đoạn lịch sử. Tất cả bao gồm những màu sắc, tạo thành bức tranh thực tế vô cùng nghiệt ngã và đầy rẫy nỗi bi ai gắn liền với số phận cư dân trong khu ổ chuột tồi tàn, hỗn tạp. Bên cạnh đó, còn có rất nhiều bài học vươn lên và thông điệp tích cực lồng ghép xuyên suốt cuộc đời của Ram. 

Chẳng hạn như: kiến thức không chỉ được học từ sách vở. Hãy nhớ lại lời cáo buộc mà Ram được nghe sau khi bị đưa đến đồn cảnh sát, viên thanh tra đưa ra lý lẽ rằng người có học thức cao lắm cũng chỉ vượt qua hơn một nửa câu hỏi của chương trình thôi, hà cớ gì kẻ hèn mọn đến từ khu Dharavi lại kiệt xuất như vậy. Họ chỉ khăng khăng bảo lưu quan điểm phiến diện của mình rằng người không có bằng cấp thì không lý do gì am hiểu được nhiều lĩnh vực, huống hồ gì là một tay bồi bàn thấp cổ bé miệng. Họ tất nhiên không mường tượng được số phận rày đây mai đó và những trải nghiệm thương đau đã giúp Ram hiểu biết những gì, thậm chí con người chưa từng sống trọn một ngày yên ấm này có khi còn biết nhiều thứ hơn người được đến trường. 

Đồng xu may mắn Ram luôn mang theo bên mình không phải là ngẫu nhiên, tác giả dường như đang muốn diễn đạt rằng mọi may mắn đều khởi nguồn từ tâm. Đọc đến cuối cuốn sách sẽ phát hiện bí mật động trời đằng sau đồng xu này, bí mật đó đã tiết lộ mọi điều Ram đạt được đều do lựa chọn của bản thân cậu. 

Không chỉ mình Ram, Salim cũng là nhân vật góp phần truyền cảm hứng dưới ngòi bút của Vikas. Dù tuổi thơ có bần hàn, cơ cực đến mấy đi nữa thì Salim vẫn chưa bao giờ từ bỏ ước mơ của đời mình. Khao khát trở thành ngôi sao Bollywood như ngọn lửa cháy âm ỉ trong lòng Salim, người đọc sẽ cảm nhận được mọi nỗ lực cậu đánh đổi đều là để tích góp cho hành trình chinh phục ước mơ của mình. Kỳ thực, người nghèo khó không phải là người không sở hữu nhiều của cải vật chất, mà là người không có ước mơ để truy cầu. 

Cuộc sống của Ram, và có lẽ của tầng lớn bị coi là tiện dân ở Dharavi chưa bao giờ là dễ dàng. Nhưng mặc cho tạo hoá an bài khắc nghiệt cỡ nào, Ram không hề tỏ vẻ bi quan hay muốn bỏ cuộc. Sự luân chuyển giữa đủ thứ chốn nương thân, đủ thứ công việc thượng vàng hạ cám, cho thấy, bất kể khi nào một cánh cửa khép lại, Ram vẫn sẽ tìm ra con đường để mở cánh cửa khác. Tựa hồ mọi vấn đề ập đến với cậu như nước trên trời bất giác đổ xuống đều không quan trọng, điều cậu lưu tâm là thái độ đối diện nó ra sao. Cũng giống như con người không thể chọn nơi mình sinh ra hay nơi mình sống, nhưng chúng ta có toàn quyền quyết định cách sống như tử tế. 

Thành công của tác giả Vikas Swarup không đơn thuần dừng lại ở sáng tạo hoàn cảnh cuộc đời nhân vật hay dẫn dắt khéo léo đường dây câu chuyện, mà còn là khắc hoạ chân thật chân dung Ấn Độ. Người sáng lập nên Cộng hòa Hồi giáo Pakistan - Muhammad Ali Jinnah có nói: “Ấn Độ không phải là một dân tộc, không phải là một đất nước. Nó là một tiểu lục địa của nhiều dân tộc.” Trong xã hội đầy bất công đó, ranh giới giữa sự xấu và cái tốt chỉ cách nhau hết sức mỏng manh. Vikas đã tái hiện trong tác phẩm của mình một xã hội mà bắt bớ trở thành chuyện thường tình, xảy ra như cơm bữa. Mong muốn được sống mãnh liệt tồn tại song song với đầy rẫy bất công, nghèo đói, tội lỗi và kỳ thị tôn giáo. Trên hết mọi điều, ý chí sinh tồn của Ram giúp cậu mạnh mẽ hơn, nhạy bén hơn. 

Cái tên Ram Mohammad Thomas chứa đựng cả ba tôn giáo là Hồi, Hindu và Thiên Chúa, hàm chứa ý đồ không chỉ nói về sự phân hoá giai cấp mà còn mâu thuẫn về sắc tộc. Một người mang bao nhiêu nỗi bất hạnh như Ram, mục đích tham gia “Ai là triệu phú” không phải vì tiền mà bởi mục nguyên nhân sâu xa khác. Cái tên mà tác giả Vikas đặt cho nhân vật của mình phức tạp như thể những biến cố mà cậu phải nếm trải từ thơ ấu cho tới lúc thành niên. 

Triệu phú khu ổ chuột không phải là bản nhạc buồn đầy bi quan, trái lại, còn ngợi ca tình yêu và sự kiên trì đưa bản thân thoát khỏi đời sống u ám. Cuốn tiểu thuyết này còn hấp dẫn ở chỗ khơi dậy lòng trắc ẩn trong mỗi độc giả, bằng cách cho mọi người chứng kiến mức sống khốn cùng của khu ổ chuột. 

Tác giả Vikas Swarup đã thông qua Triệu phú khu ổ chuột khẳng định lòng tin của bản thân về giá trị đạo đức và lòng nhân ái không quản sự vùi dập không thương tiếc của cuộc sống. Nhân vật Ram dù phải cắn răng chịu đựng tủi nhục hay bị chà đạp sỉ vả, cũng không để chính mình bị tha hoá trở thành kẻ đê tiện, hình như một phần nhờ quãng thời gian ngắn ngủi an trú trong nhà thờ. 

Từ đầu đến cuối, tác giả trung thành với mạch tự sự ngôi thứ nhất, câu chuyện mượn hình thức trò chơi để kể lại những từng trải rất đời. Phải nói việc vay mượn trường hợp có thật của Harshvardhan Vinayak Nawathe, người chiến thắng trong chương trình “Kaun Banega Crorepati” (“Ai là triệu phú” phiên bản Ấn Độ”), để xây dựng một câu chuyện còn thực hơn cả thực, thành công mà tác giả nhận được là hoàn toàn xứng đáng. 

Thế nhưng, theo trải cảm xúc cá nhân, nếu xem phim sau khi đọc sách sẽ có chút thất vọng, trong khi đảo ngược trình tự sẽ thỏa mãn và hài lòng hơn. Quyển sách dày dặn này vừa là một thử thách, cũng vừa chứa đựng sức hấp dẫn để người đọc khó lòng dừng lại giữa chừng. 


--------------------------------------------------

Tóm tắt bởi: Anh Thư - Bookademy

Hình ảnh: Anh Thư

--------------------------------------------------

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy

(*) Bản quyền bài viết thuộc về Bookademy - Ybox. Khi chia sẻ hoặc đăng tải lại, vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ "Tên tác giả - Bookademy." Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.


Xem thêm

Giải thưởng 1.000.000.000 rupi trong chương trình Ai là Tỷ Phú lần đầu tiên thuộc về một cậu bé đến từ khu ổ chuột tồi tàn nhất Ấn Độ.

Tác giả: Vikas Swarup (sinh năm 1961)

   Ông là một nhà ngoại giao Ấn Độ và một nhà văn nổi tiếng. Ông hiện là Thư ký tại Bộ Ngoại giao, Ấn Độ và trước đây đã từng là Cao ủy Ấn Độ tại Canada và là người phát ngôn chính thức của Bộ Ngoại giao Ấn Độ. Ông được biết đến nhiều nhất với tư cách là tác giả của cuốn tiểu thuyết Q & A, được chuyển thể thành phim Triệu phú ổ chuột, tác phẩm chiến thắng giải Phim hay nhất năm 2009 tại Giải thưởng Viện hàn lâm, Giải Quả cầu vàng và Giải BAFTA. ( Theo Wiki )

Tác phẩm: Triệu phú khu ổ chuột

   Ram Mohammad Thomas bị bắt. Bị bắt vì đã trả lời chính xác mười hai câu hỏi trong trò chơi Ai là tỷ phú! Vì anh chỉ là một cậu bé mồ côi nghèo khổ chưa từng được đến trường, không biết tên tổng thống Mỹ, không biết đơn vị tiền tệ của Pháp hay vị trí của các Kim Tự Tháp – chỉ là một cư dân nhỏ nhoi đang vật lộn với cuộc đời khắc nghiệt trên một khu đất hoang bên rìa đô thị. Trò chơi trên truyền hình đó đã đảo lộn cuộc đời anh, trong một câu chuyện khiến người ta tin vào phép mầu của Thượng đế, và làm cả thế giới say mê, cảm động bởi một vùng sinh sống kỳ dị, bần hàn, dữ dội hơn cả một giấc mơ khôn cùng có thật, có tên Khu ổ chuột Mumbai. ( Trích từ tiểu thuyết Triệu phú khu ổ chuột )

   Theo chân cậu bé cậu bé mồ côi ( Ram Mohammad Thomas đến từ khu Chawl ( Những căn nhà ở tập thể tồi tàn tại Ấn Độ ) Một trong 3 người may mắn nhất được chọn ngẫu nhiên từ máy tính để tham gia trò chơi với giải thưởng lớn nhất từng được đưa ra 1 tỷ Rupy mang tên Ai là Tỷ Phú. Cậu đã trả lời chính xác cả 13 câu hỏi với mức độ khó dần liên quan về lịch sử, ngoại giao, âm nhạc… Tại sao vậy?, tại sao một cậu bé mồ côi, sống ở một khu ổ chuột tòi tàn nhất Ấn Độ lại có thể trả lời chính xác các câu hỏi với lượng kiến thức khổng lồ mà kể cả tiến sĩ, người có học thức cũng chưa chắc trả lời đúng phân nửa.

“Vì sao vậy ? Vì câu gian lận ư ?

Vì cậu biết câu trả lời, không giải thích được, vì họ hỏi những câu cậu biết rõ. Vì suy cho cùng một cuộc thi đố vui không thiên về kiểm tra kiến thức nhiều như kiểm tra trí nhớ là mấy.”

   Dường như trong mỗi câu hỏi mà chương trình đưa ra, trong đó đều chứa đựng một câu chuyện về cuộc đời của cậu. Một bức tranh tổng thể về những tệ nạn xã hội từ ăn xin, thuốc chích, mại dâm, phân biệt sắc tộc, bất bình đẳng xã hội, chiến tranh và hiện thực tồi tàn của những người khốn khổ tại những khu Chawl tại Ấn Độ được hiện lên. Kéo theo trong đó chính là những chi tiết về đáp án vô tình được hiện lên trên mỗi câu chuyện. Đã giúp cậu vượt qua 13 câu hỏi và …. Cậu bị bắt. Bị bắt vì giành chiến thắng trong một chương trình đố vui trên truyền hình.

“Suy cho cùng thì việc gì một gã bồi bàn không xu dính túi phải tham gia vào trò chơi đố vui trí tuệ chứ? Bộ não đâu phải là thứ chúng tôi có quyền sử dụng. Chúng tôi chỉ được phép sử dụng chân tay thôi”

   Qua cuốn sách người đọc sẽ cảm nhận được cuộc đời vô cùng bi đát của cậu bé Ram, một đứa trẻ mồ côi, nhỏ bé sống lang thang trên những khu ổ chuột bẩn thiểu, đầy rẫy những tệ nạn, cuộc sống tồi tàn, túng thiếu. Từ đó, hiện lên trên bức tranh toàn những gram màu xám xịt, là một cậu bé đầy can đảm, dám đương đầu với thử thách, dám chống lại, biết cách giữ mình tránh khỏi những hiện thực, những dơ dáy, tàn dư trong xã hội.

6 điểm

Bài đánh giá của tôi dựa trên audiobook của Christopher Simpson, người cực kỳ xuất sắc nhờ giọng nói và khả năng thanh nhạc đa dạng. Bài đọc của anh ấy bổ sung thêm một thành phần mà lẽ ra sẽ bị bỏ lỡ nếu không có anh ấy. Vừa ghé thăm Ấn Độ, tôi thấy mình bị cuốn ngay vào cốt truyện sinh động. Tôi yêu bộ phim nhưng tôi thấy những câu chuyện trong cuốn sách hấp dẫn hơn nhiều. Ban đầu nó có tựa đề là "Q&A", thực chất là định dạng của câu chuyện. Tôi chưa từng rơi nước mắt vì nhiều câu chuyện, nhưng câu chuyện này thực sự khiến tôi cảm động. Câu chuyện có hơi lộn xộn một chút, nhưng tất cả vẫn diễn ra khá mạnh mẽ. Bộ phim dựa trên động lực từ cuốn sách này, nhưng tôi ước nó sử dụng thêm một vài câu chuyện trong số này (trong khi về mặt chính trị, tôi có thể hiểu tại sao họ không làm như vậy). Ram Mohammad Thomas (Jamal trong phim) vẫn khá khó quên. Salim và hàng loạt kẻ tốt và kẻ xấu khác cùng tất cả những câu chuyện của họ sẽ còn đọng lại trong tôi rất lâu. Ngay cả người dẫn chương trình truyền hình lôi cuốn cũng có lịch sử quan trọng… Tôi thích nó. Đôi khi nó khó nhằng, nhưng bài đọc lại vô cùng lạc quan.

Tôi quyết định đọc cuốn sách này sau khi xem Slumdog Millionaire. Tôi thích bộ phim đến mức chạy ra ngoài để lấy cuốn sách, nhưng tôi phải nói rằng (và điều này chỉ được nói một lần trước đây về cuốn sách so với bộ phim của Forrest Gump) rằng tôi thích bộ phim hơn. Tác giả đã kể một câu chuyện tuyệt vời về cậu bé Ram này và tất cả những thử thách và đau khổ mà cậu đã trải qua trong đời. Như trong phim, họ nhảy qua nhảy lại giữa hoàn cảnh quá khứ và hiện tại để xác định xem cậu bé này có thực sự biết câu trả lời cho các câu hỏi trong trò chơi hay không. Điều mà cuốn sách có mà bộ phim không có là những câu chuyện nền hay hơn. Tôi biết nhiều hơn về Ram, Ismail và những người trong cuộc sống của họ. Có một số phần của bộ phim, mặc dù không phải vào thời điểm đó, nhưng đã được giải thích rõ hơn trong cuốn sách. Đôi khi tôi thấy thật khó để xác định khoảng thời gian nào trong cuộc đời của Ram mà anh ấy đề cập đến khi anh ấy hồi tưởng lại. Nó không theo thứ tự và trừ khi bạn có kiến ​​thức Ấn Độ thực sự tốt, bạn phải tham khảo lại nhiều lần. Điều mà bộ phim có mà cuốn sách không có là các yếu tố mô tả tốt hơn, có thể là do tầm nhìn hợp tác của đạo diễn và nhà biên kịch. Tôi cũng rất thích đọc kịch bản phim! Nói chung, tôi khuyên bạn nên đọc sách sau đó xem phim chứ không phải ngược lại. Tôi thấy hơi khó để giữ cho nó thẳng thắn trong vài chương đầu tiên không đề cập đến bộ phim. Tôi chắc chắn sẽ khuyên bạn nên mua cuốn sách. 

Tôi đã đi xem bộ phim này ở rạp chiếu phim giá rẻ chỉ với $1,50. Các điểm tham quan và âm thanh của Ấn Độ hoàn toàn tuyệt vời. Thật không may, những cảnh trong khu ổ chuột cũng đặc biệt hiệu quả. Một trong những thay đổi lớn nhất so với cuốn sách là trong phim, Salim và Jamal (họ đã thay đổi tên của anh ấy) là anh em thay vì chỉ là bạn bè. Tôi có thể hiểu tại sao điều đó có thể khiến mọi thứ trở nên dễ dàng hơn, nhưng tôi không chắc mình cảm thấy thế nào về sự khác biệt trong tính cách ở Salim. Tôi thực sự nghĩ rằng tôi thích mối quan hệ của hai chàng trai trong sách hơn là trong phim, nhưng điều đó không ngăn cản được sự thích thú của tôi đối với bộ phim.

Trong sách, tiền thắng cuộc trong chương trình đố vui là 1 tỷ rupee, còn trong phim, con số đó chỉ là 20 triệu rupee. Tôi không hiểu tại sao họ cảm thấy cần phải thay đổi giải thưởng và tiêu đề của chương trình đố vui, nhưng sao cũng được. Ngoài ra, một số câu hỏi đố vui đã được thay đổi để phù hợp với cốt truyện của bộ phim hơn là cuốn sách. Tôi đã bỏ lỡ chương Úc và câu chuyện về cuộc gọi cứu sinh của anh ấy, nhưng tôi nhận ra rằng hoàn toàn không có cách nào để đưa mọi thứ vào phim. Tôi rất thích bộ phim vì 'trải nghiệm điện ảnh' và nhìn thấy những cảnh vật và âm thanh của Ấn Độ, nhưng tôi nghĩ rằng tôi thích cốt truyện của cuốn sách hơn.

“Q&A” của Vikas Swarup là cuốn tiểu thuyết dựa trên Slumdog Millionaire. Cuốn sách kể về câu chuyện của Ram Muhammad Thomas, một đứa trẻ mồ côi tìm đường từ hoàn cảnh tàn khốc này sang hoàn cảnh tàn khốc khác, cuối cùng giành được một tỷ Rupee trên chương trình trò chơi W3B (Ai muốn kiếm được một tỷ?).

Người ta có thể so sánh bộ phim và cuốn sách, nhưng sự thật là những câu chuyện khác nhau rất nhiều nên thực sự nên xem xét chúng một cách riêng biệt. Bộ phim tập trung vào mối quan hệ yêu đương của nhân vật chính và mối quan hệ yêu/ghét của anh ấy với anh trai mình, nơi mà cuốn tiểu thuyết không giới thiệu mối quan hệ yêu đương nào cho đến cuối cùng và Ram không có anh trai. Các cảnh giữa các câu hỏi của game show trong tiểu thuyết cũng thường hoàn toàn khác so với trong phim và thường hấp dẫn và bi thảm hơn.

Như với bộ phim, Q&A được kể trong một loạt câu chuyện ngắn giải thích làm thế nào nhân vật chính biết câu trả lời cho mỗi câu hỏi trong chương trình trò chơi. Những tình tiết chi tiết này thường bi thảm và đôi khi hài hước, nhưng mỗi tình tiết đều khiến người đọc không khỏi nghi ngờ về việc làm thế nào mà một cậu bé mồ côi tội nghiệp đã dành phần lớn cuộc đời của mình để chạy trốn hoặc sống trong chawl lại có thể biết câu trả lời cho những câu hỏi hóc búa trong game show. Chúng tôi đặt câu hỏi về một số hành động của anh ấy, chúng tôi co rúm người lại trước những gì chắc chắn sẽ không có kết thúc tốt đẹp, nhưng chúng tôi kết thúc cuốn tiểu thuyết với một chút hài lòng và cảm giác khép lại.

Bối cảnh của cuốn tiểu thuyết rất tuyệt vời, mặc dù đôi khi nó có thể gây nhầm lẫn vì tuổi của Ram liên tục thay đổi qua lại. Khiếu nại thực sự duy nhất của tôi là phần kết có vẻ hơi giống phim và kỳ ảo so với tính chân thực thô sơ của phần còn lại của cuốn sách.

Nếu bạn thích bộ phim, rất có thể bạn sẽ thích cuốn sách. Cá nhân, tôi thích cuốn sách vì nó cảm thấy thực tế hơn.