Bạn nghĩ những người thành đạt và giàu có nhờ vào tài trí thiên bẩm, bộ não sắc sảo hay sự nỗ lực chăm chỉ?

Không, không hề. Thực chất, họ chỉ thành công nhờ may mắn mà thôi.

Tại sao?

Cuốn sách Trò đùa của sự ngẫu nhiên (ấn bản thứ 2) sẽ cho bạn biết đáp án. Nó dựa vào thuật toán của sự ngẫu nhiên, được thì được tất hoặc không có gì cả. Hàm chứa trong nó những suy nghĩ mộc mạc gan ruột của tác giả. Không phải một luận thuyết, hay một công trình nghiên cứu.

Theo tác giả nó chỉ nên được đón nhận vì, và với tinh thần giải trí. Trong một tâm thế loại bỏ tất cả những gì nghe giống công việc, loại bỏ những thứ tri thức đi vay mượn, để tạo nên sự riêng biệt cho cuốn sách.

Và điểm đặc biệt trong ấn bản thứ hai này chứa gì khác biệt so với lần một?

1. Sự nghiêng lệch, Bất đối xứng, Phép quy nạp.

Từng nói, việc quan sát vô số nỗi bất hành hiện hữu trong mọi tình huống khiến chúng ta bớt đi sự tự mãn về những lạc thú hiện tại của mình, hoặc không còn ngưỡng mộ hạnh phúc của một người vì trong tương lại biết đâu nó lại thay đổi. Vì tương lai bất định vẫn chưa tới, với vô vàn tương lại khả dĩ có thể xảy ra; và chúng ta chỉ có thể nói một người là hạnh phúc khi đáng tối cao tiếp tục hạnh phúc cho người đó đến cuối đời.

Theo mức độ tiếp nhận sự thay đổi theo thời gian, chúng ta có thể bị che mắt trước những gì xuất giện với sự hỗ trợ của may mắn có thể bị may mắn lấy đi. Đồng thời thì những gì xuất hiện với rất ít sự hỗ trợ của may mắn sẽ có khả năng kháng cự tốt hơn trước sự ngẫu nhiên.

...Tâm lí lao động chăm chỉ và tính kỷ luật kết hợp với nhận thức nhạy bén về rủi ro có thể giúp người ta đạt được một cuộc sống thoải mái. Ngoài việc đó ra, tất cả đều là ngẫu nhiên: hoặc là chấp nhận những rủi ro lớn, hoặc là gặp may mắn khác thường.

Đây là mối liên quan trên góc độ nghiêng lệch, một sự việc dẫu đạt được thành công nhiều lần đến mức nào cũng không quan trọng nếu như cái giá của thất bại quá ngưỡng có thể chịu đựng.

Một trong những sự minh họa về hiệu ứng của sự ngẫu nhiên đối với thứ bậc trong xã hội và sự ganh tị là hai nhân vật có thái độ trái ngược nhau.

Mượn một bảng đánh giá tổng quan thay cho lối văn dài:

 

 

Nero

John

Xuất phát điểm

Với tài trí và học vấn cao thì sẵn sàng học và tiếp cận công việc theo cách mình mong muốn.    

Không có nền giáo dục tốt, không được nuôi dạy đàng hoàng. Không khỏe mạnh thậm chí là thông minh, hay thạo đời bằng Nero.    


Mối liên hệ

Ngao ngán những công việc gò bó với khối lượng cuộc họp và nói chuyện nhàm chán. Chuyển hướng sang mạng giao dịch độc quyền. Được sống theo giờ giấc mình đặt ra, tùy thích đi lại và đuổi theo mọi sở thích các nhân.    

John là nhà giao dịch kiếm lợi nhuận cao, phong cách giao dịch khác biệt với chiều sau tri thức và sự nhạy bén của người trong nghề. Tuy nhiên về tuổi nghề lại thấp hơn Nero dẫu vậy tài sản từ nghề giao dịch mang lại thì gấp ít nhất 10 lần Nero.    

Sự chênh lệch

Theo John thì những gã giao dịch đồng quyền này đang chết mòn, và họ đâu biết mình đang thành đồ cổ rồi.   

Như một ngôi sao đang lên những giao dịch mang lại lợi nhuận khổng lồ. Làm trật tự thứ bậc lập tức lộ rõ. 

 

Vì sao thì bạn nhìn vào kết quả của sự minh họa trên thông qua hai nhân vật với sự khác nhau về mọi mặt. John mất tất cả mọi thứ chỉ sau một đêm. Còn Nero thì vẫn yên ổn và thêm niềm tự hào vì đã kiên trì theo đuổi chiến lược của chính mình.
Nhưng liệu ta có thể đánh giá thành công của một người dựa trên hiệu quả công việc và tài sản cá nhân của người đó không? Không phải lúc nào cũng có thể nhé. 

Những kẻ giàu có nhất là những kẻ có năng lực kém nhất thuộc bộ phận những kẻ ngốc may mắn nhưng sẽ chỉ có người ngoài mới nhìn rõ điều đó.

Xác xuất ngẫu nhiên chỉ xảy ra ở một số trường hợp nhất định tuy nhiên không phải tất cả.

Và bạn giàu nhất cũng chưa chắc là bạn là người giỏi.

Không có gì là ngẫu nhiên tương xứng như bạn mong muốn. Muốn có được phần thắng lớn bạn phải chấp nhận những khoản lỗ nhỏ.  

Thành công ở mức độ vừa phải có thể dựa vào kĩ năng và lao động. Thành công lớn là do những sự biến thiên.

Đời không cho bạn tất cả. Những kẻ ngẫu nhiên bị che mắt mù mờ và hưởng thụ những thành công của bản thân mà không hề có sự phòng ngự. Tất cả đều có những điểm chung:

Đánh giá quá cao độ chính xác trong những niềm tin của mình, hoặc về mặt kinh tế hoặc về mặt thống kê. Xu hướng thay đổi nội dung câu chuyện. Không chuẩn bị trước kế hoạch hành động phòng trường hợp khác thường thua lỗ trong giao dịch.

Thiếu tư duy phản biện, thể hiện qua việc không đánh giá lại lập trường của mình về việc “cắt lỗ”. Chưa bao giờ là đủ khi một thứ còn có giá trị cao hơn nữa. Mà chỉ kiên định theo lập trường của mình không nhìn nhận thị trường hay đánh giá phương pháp định giá của mình có sai lầm hay không?

Phủ nhận hết những sai lầm khi xảy ra thua lỗ rằng họ chỉ đang phát mãi tài sản, bán sai trong lúc hoảng loạn mà thôi.

Nhưng hầu như mọi người đều có thể trung bình không phải tất cả đều giàu có hoặc ngẫu nhiên như vậy mọi thứ bắt nguồn từ sự nhận thức mình đang có trong sự ngẫu nhiên mà không phải lúc nào cũng có được.

Biết đối mặt chấp nhận sẽ làm bạn trở nên hoàn hảo một cách khác biệt.

Vì trên thế giới này không ai hoàn hảo cả.

Tôi tin rằng mình không có khả năng điều khiển bản thân vì sâu thẳm trong tôi khao khát được hòa mình với mọi người và cả nền văn hóa, nghĩa là rốt cuộc tôi cũng có nét nào đó giống họ; khi tự cô lập bản thân hoàn toàn khỏi thế giới bên ngoài, tôi sẽ có thể kiểm soát tốt hơn vận mệnh của mình.



2. Thiên kiến sống sót và những thiên kiến khác.

Ban đầu mọi người không hiểu về sự kiện hiếm gặp, không chấp nhận khả năng nó xảy ra những hậu quả thảm khốc của nó.

Làm thế nào để ngăn chặn nỗi đau của thất bại?

Nếu có lời khuyên thì bạn hãy tìm đọc cuốn sách Trò đùa của sự ngẫu nhiên để hiểu về sự méo mó của các cơ hội và nhìn về mặt thống kê để bớt khổ sở hơn thôi.

Nếu bạn là người giao dịch thành công được quẳng vào cuộc sống thực tế thì chúng ta sẽ thi về được những lời bình luận rất thú vị và hữu ích về phong cách giao dịch xuất sắc, cùng trí óc sắc sảo của anh, và cả những nguồn ảnh hưởng đã giúp anh đạt được thành tích này. Nhưng nếu bạn không thể làm tốt nữa thì họ sẽ chuyển sang đổ lỗi soi mói những sơ sẩy trong việc anh sa đà vào chơi bời, tìm ra những lí do bạn thất bại. Hay đơn giản là anh đã hết may mắn.

Chắc chắn người lạc quan đương đầu với nhiều rủi ro hơn vì họ tin tưởng thái quá vào các xác suất, kẻ thắng cuộc sẽ xuất hiện trong nhóm những người giàu có và nổi tiếng; kẻ thất bại sẽ biến mất khỏi những phân tích. Thật đáng buồn thay.

Tuy vậy riêng bạn thì bao giờ day dứt đổ lỗi bản thân vì những việc sai lầm trong quá khứ đều bắt nguồn từ sự lựa chọn của chính mình tại thời điểm đó quan trọng là bạn làm gì để có thể khắc phục nó thôi, không đi lại vết xe đổ đấy nữa.

Cuộc sống vốn dĩ không bao giờ công bằng theo cách phi tuyến tính. Chỉ một tác động nhỏ cũng có thể mang lại những điều sai lệch đi tạo nên những ngẫu nhiên phi lý.

3. Cuộc sống dưới cảm nhận của một nhà kinh tế.

Tác giả mang những thuật toán tưởng chừng rất khô khan thông hành cùng những câu chuyện để tạo cho người đọc một bầu khí quyển mà tại đó ta tự rút ra những ý nghĩa độc nhất trong toàn cảnh thực tế cuộc sống nói chung.

Bằng cấp trong chiếc bánh may mắn?

Nếu một ngày có khi một người hỏi bạn những kiến thức chuyên môn của những thứ bạn được dạy ở đại học. Sẽ có những trường hợp xảy ra: bạn luôn biết vấn đề và trả lời rõ ràng những thứ bạn suy nghĩ; tuy nhiên cũng có nhiều thứ xảy ra là bạn không hề sử dụng não trong chính vấn đề suy luận mà lại dùng bộ não đơn giản không liên quan đến vấn đề đó, trả lời qua loa không chủ đích. Chắc chắn sẽ có người cười vào bạn và: có phải bạn lấy bằng cái bánh may mắn không?

Quá nhiều thành công là kẻ thù (hãy nghĩ về những sự trừng phạt đổ lên đầy những người giàu có và nổi tiếng); quá nhiều thất bại sẽ gây nản chí. Lựa chọn mong muốn của tôi là không có cả hay thứ này.

Thật mỉa mai nhưng thực tế là như vậy khi nhiều người không có nhiều kĩ năng, kiến thức nhưng vẫn đủ sức có bằng cấp. Vì sao ư như đã nói là do chiếc bánh may mắn, điều ngẫu nhiên đã xảy ra và làm chúng ta ngu ngơ tin tưởng, thậm chí là ảo tưởng về việc bằng cấp khẳng định được tầm tri thứ thứ hạng của bản thân.



Nhiều lúc bạn làm điều gì đó ngốc nghếch và ngẫu nhiên đến nỗi không thể lí giải? Bạn có đủ thông minh?

Trong thực tế cuộc sống bạn không bao giờ đủ khả năng kiểm soát mọi thứ dẫu bạn mạnh mẽ hay thông minh đến đâu.

Bạn sẽ chịu đựng khi thấy ba mẹ mình bị sỉ nhục chứ? Không bao giờ có chuyện như thế được.

Ngay cả tác giả trong những trường hợp đơn giản hơn nhiều khi một tài xế bất lịch sự bấm còi xe khi đèn giao thông chỉ mới chuyển màu xanh được một phần tỉ giây, hay đọc những bình luận ác ý...

Việc bạn làm không phải là kiềm chế lại những cảm xúc trên mà là tìm cách kiến nó biến mất ra khỏi tầm nhận thức của mình, tránh giao tiếp bằng mắt là một trong những mánh khóe để loại bỏ nó, nó hạn chế tầm nhìn, và giảm thiểu sự kích hoạt ,thổi bay những cảm xúc ngẫu nhiên đi theo hướng tiêu cực khó thể lí giải.

Chúng tôi yêu cầu quyền được mâu thuẫn với chính mình.

Lối mòn của sự tin tưởng

Niềm tin được gọi là phụ thuộc vào lối mòn nếu như trình tự của các ý tưởng được sắp xếp sao cho ý tưởng đầu tiên hoàn toàn chiếm ưu thế.

Cũng như trong quá trình dạy con cái làm sao để sống tốt thành công, cha mẹ thường mang lời ông cha từ các thế hệ ra để đặt niềm tin mà không hề có tư tưởng muốn đổi mới, và những tư tưởng sai lệch đi thì sẽ được coi là nổi loạn, không có tôn ti trật tự. Thực tế đã chứng minh, có rất nhiều thế hệ gia đình trọng nam khinh nữ mà đến khi họ qua đời thì tư tưởng đó vẫn không thay đổi, con trai mới được thừa kế tài sản, chăm sóc phần mộ...

Trong một xã hội phát triển hiện nay thì liệu đã thực sự triệt tiêu nó, bằng cách nào khi nó vẫn cứ diễn ra...

Thử hỏi nếu bạn thích kem đánh răng PS liệu bạn có nhanh chóng  dễ dàng dám thử nghiệm với dòng, nhãn hiệu mới?

Sự ngẫu nhiên và sự thanh lịch của cá nhân

Tác giả đã đề cập đến việc con người không thực sự lĩnh hội được thông tin khi cảm xúc lên tiếng, chúng ta không sử dụng bộ bão lí trí ngoài phạm vi lớp học. Những đầu sách tự phát triển bản thân hầu hết không có hiệu quả. Mọi thứ phụ thuộc vào biến ngẫu nhiên trong cuộc sống xảy ra cùng cách xử lí, nhận thức của bạn thôi. Chẳng ai dạy bạn cả, cuộc đời phải tự phiêu liêu khám phá mới là bạn chứ.

Hãy bắt đầu nhấn mạnh sự thanh lịch cá nhân vào vận đen tới đây của bạn. Hãy thể hiện rằng mình biết cách sống trong mọi hoàn cảnh.

Nhưng nói gì thì để đối mặt với bất cứ tình huống nào bạn cũng nên thanh lịch nhỉ?

Thử nghĩ mà xem: nếu một ngày bạn bị thua lỗ tiền bạc, cũng đừng trút giận lên thư kí của mình, mà hãy hết sức lịch sự, ai cũng có những nỗi uất ngút ngàn nhưng họ không có trách nhiệm gánh chịu những điều đó thay bất kì ai ngoài họ.

Ngưng than phiền đi thì mọi thứ sẽ dễ thở hơn. Nếu không thể là một người tốt thì bạn cũng phải dữ lấy thể diện riêng của mình.


 

Những lời tái bút cũng như suy nghĩ tuy muộn của tác giả nhưng lại mang đến điều lớn lao cho độc giả.

Suy nghĩ vấn đề kĩ năng nghịch đảo.

Bạn có thấy những người có vị trí cao trong công ty thường có sự đóng góp cho tổ chức giảm xuống, nhưng các khoản lương thưởng lại leo thang. Vì sao vậy?

Dựa trên những luật số, cùng những logic thì tác giả sẽ cho bạn biết sự khác biệt trong quá trình trả lương cho hai thành phần nhân viên bậc thấp và quản lý cấp cao. Nếu không phải người dám đương đầu rủi ro,  không bản lĩnh nhìn nhận sự ngẫu nhiên thì chắc ta quay về làm nhân viên bậc thấp cho an toàn.

Ngoài tiền ra thì tất cả mọi thứ đều là triết lí suông. Đồng tiền luôn tương xứng với thành tựu của mình, âu cũng chẳng công bằng như đồng tiền được.

Tôi biết rằng mình rất, rất yếu ở điểm này. Tính con người trong tôi sẽ tìm cách đánh lừa tôi; tôi phải tự bảo vệ mình. Tôi được sinh ra để bị sự ngẫu nhiên lừa dối.

Suy nghĩ về lợi ích của sự ngẫu nhiên.

Nay phải viết một bài viết theo đúng yêu cầu từ 2000 đến 3000 từ bạn thấy có nản không? Ngồi đếm sao cho đủ liệu có thoải mái hơn cái vấn đề là bao giờ chán thì dừng thôi mà, cảm xúc đừng bắt ép nó chứ.

Giữa những điều tối ưu và những cái vừa đủ luôn có khoảnh khắc sự ngẫu nhiên. Trong đời sống hiện nay đang phổ biến trào lưu sống tối giản, lối sống của người Nhật, người Thụy Điển, sao cho biết đủ mới là tự do. Bạn kệ dòng đời chảy trôi. Không cần giàu, thành công nhưng có nhiều thứ đến rất tự nhiên, không ai chọn cuộc sống nghèo khổ chỉ tự ta làm ta khổ nếu không tự mường tượng những khó khăn trước nhất cùng vinh quang sau này.

Suy nghĩ về đứng một chân.

Chỉ với một câu nói thôi.

Đừng làm với người khác những điều bạn không muốn họ làm với bạn, phần còn lại chỉ là những lời bình luận mà thôi.

Lời kết

Cuốn sách tuyệt vời đối với tất cả mọi người đặc biệt là những người có tư tưởng tuyệt đối, kiên định lập trường cá nhân. Nhưng lại dành cho tất cả mọi người, vì sao thế? Bài viết chưa thể cho bạn biết đáp án của sự thành công và giàu có thực sự bắt nguồn từ đâu điều đó phụ thuộc vào bạn khi đến với cuốn sách và cơi nới tinh thần.

 

Review chi tiết bởi Muncilpe – Bookademy.

______________
Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy
Đăng ký để trở thành CTV Bookademy tại link: http://bit.ly/bookademy_ctv

 

 

Xem thêm

Tôi tin rằng mình đã nắm bắt được những kiến thức sâu rộng hơn về thống kê qua quyển sách này. Những gì tôi thu nhận được chính là sự nhận thức rằng triết học khoa học - lĩnh vực mà tôi trân trọng và đam mê đọc đến như vậy thực chất cũng chính là sự thừa nhận tầm quan trọng của xác suất trong khoa học. Việc buông bỏ lòng trung thành và quan điểm cứng nhắc, kiêu ngạo với một sự thật duy nhất để hướng tới sự cống hiến trọn đời cho sự hoài nghi dựa trên kinh nghiệm thực tế là điều thiết yếu, nếu như ta không muốn bị đánh lừa bởi sự ngẫu nhiên. Và một lần nữa, từ 'cống hiến' lại có vẻ như mang tính tôn giáo hơi thái quá cho ngữ cảnh này.

Những gì tôi mất đi, đó là cảm giác an tâm khi sống trong sự chối bỏ vai trò của sự phi tuyến tính và cơ hội trong cuộc sống. Nhưng rồi điều đó lại thôi thúc tôi trở nên càng tò mò hơn về hành vi loài người. Tại sao việc tạo ra các mối liên hệ nhân quả lại trở thành bản năng của chúng ta? Tại sao chúng ta luôn cho rằng thành công là nhờ vào năng lực của bản thân và chỉ đổ lỗi cho may mắn khi thất bại? (điều này còn được gọi là 'thiên kiến quy kết').

Nếu không thể chắc chắn, tôi nghĩ mình có thể sống bằng sự tò mò.

Một trong những giảng viên trường kinh doanh của mình đã không tiếc lời khen ngợi cuốn sách này. Mình kỳ vọng sẽ được đọc một quan điểm thú vị và bổ ích từ một chuyên gia đầu tư về cách thức mà những xu hướng vô lý của chúng ta cản trở việc áp dụng những xác suất cơ bản giúp chúng ta ra quyết định tốt hơn.

Tuy nhiên, cuốn sách này lại giống như một cuốn nhật ký tự cao tự đại và đầy phàn nàn. Ngay trong lời mở đầu, tác giả tự hào tuyên bố rằng ông đã phớt lờ gần như toàn bộ những chỉnh sửa mà các biên tập viên sách đề xuất (ông gọi các biên tập viên sách cùng với các nhà báo, những người có bằng MBA, và hầu hết các nhà khoa học xã hội là những người đần độn). Mình tin rằng, nếu được chỉnh sửa kỹ lưỡng thì cuốn sách này có thể đã trở nên chất lượng. Có một số câu chuyện thú vị minh họa cách chúng ta lờ đi thông tin hợp lý và những xác suất đơn giản trong cuộc sống hàng ngày. Điều này sẽ thật sự thú vị để đọc nếu không có sự tự cao tự đại và những công kích cá nhân của tác giả (tác giả đã dành ít nhất bốn trang để chỉ trích "sự bất tài" của nhà báo George Will và thậm chí còn có vài đòn giáng vào Warren Buffett... Warren Buffett??????).

Mình gần như không thể tự đọc hết cuốn sách này nhưng vẫn cố gắng để có thể đưa ra một đánh giá công bằng. Lời khuyên là không nên đọc nó!

Điều mà tôi nghĩ nhiều người không hiểu là chẳng có gì là đạo đức khi có tiền chỉ vì mục đích sở hữu nó. Cách ai đó kiếm được những gì họ có sẽ cho bạn biết nhiều điều về họ hơn là số tiền họ có. Nhìn chung, chúng ta có xu hướng nghĩ rằng việc có tiền báo hiệu những đặc điểm khác của một người, nhưng tôi xin nhắc bạn rằng có rất nhiều tạp âm trong những tín hiệu đó (hãy nghĩ đến sự thừa kế). Có tiền không nhất thiết phải là dấu hiệu của bất kỳ đặc điểm ưu việt nào. Những người muốn kiếm nhiều tiền là những người tham lam và không nên cố gắng phủ nhận động lực đó. Tuy nhiên, tham lam không hẳn là điều xấu. Như Adam Smith đã dạy chúng ta, lòng tham của người khác có thể tạo ra nhiều của cải hơn cho toàn xã hội (với điều kiện tài sản của cá nhân đó có được một cách có đạo đức). Những người hút thuốc lá có hiểu xác suất không? Nếu vậy, làm sao họ có thể hiểu được tác hại của thuốc lá một cách hợp lý nhưng vẫn đủ ngu ngốc để hút chúng? Khi đi dạo gần bệnh viện, tôi luôn ngạc nhiên trước số lượng người đang tẩy tế bào chết (có lẽ một số trong số họ là bác sĩ và y tá), những người mà tôi cho rằng biết rõ thuốc lá có hại như thế nào nhưng vẫn hút chúng. Rõ ràng, hiểu biết về mặt trí tuệ một điều gì đó và có thể áp dụng nó vào thực tế là hai việc khác nhau. Một điều mà Taleb cũng viết đến là thành kiến lựa chọn trong việc viết blog và đánh giá sách. Bìa ấn bản Fooled By Randomness của tôi có đoạn trích ca ngợi Taleb là một trong những “nhà tư tưởng hấp dẫn nhất” trên thế giới. Mặc dù tôi chắc chắn đồng ý, nhưng tôi không thể không nhếch mép sau khi đọc dòng đó - bạn có thể nói là thiên vị lựa chọn không? Bất kỳ cuốn sách nào đáng đọc hai lần đều đáng đọc hơn hai lần. Khi bạn yêu một nhà văn, bạn muốn nghe ý kiến của anh ấy về mọi thứ

Đây cũng là kiểu người nghĩ rằng điểm trung bình GPA phản ánh trí thông minh của họ. Hoặc số giờ họ dành để chạy trên máy chạy bộ phản ánh thể lực của họ. Hoặc tài sản thừa kế của họ nói lên điều gì đó về khả năng di truyền của họ. Hoặc quần áo đắt tiền khiến họ trở nên xinh đẹp. Tôi có thể tiếp tục nói tiếp, nhưng tôi nghĩ bạn hiểu đúng. Tôi thường nghe những người xung quanh phàn nàn về việc cuộc sống sẽ tốt hơn như thế nào khi họ đạt được “X”. Than ôi, tôi cũng là con người và đôi khi cũng có lỗi khi đưa ra những tuyên bố như thế này. Vấn đề là, đối với hầu hết chúng ta, chúng ta sẽ không thực sự cảm thấy hạnh phúc được cải thiện lâu dài khi đạt được “X”. Xuyên suốt cuốn sách, Taleb dành khá nhiều thời gian để cảnh báo người đọc về những gì tài liệu về kinh tế học hành vi cho chúng ta biết về những xu hướng và thành kiến phi lý trí của chúng ta. Ví dụ, có hiệu ứng guồng quay xã hội: bạn trở nên giàu có, chuyển đến những khu dân cư giàu có, sau đó trở nên nghèo khó. một lần nữa khi bạn so sánh bản thân với những người bạn mới. Sau đó, bạn có thể làm việc cật lực và trở nên giàu có trở lại, chỉ để lặp lại chu kỳ đó.

Giả sử bạn tham gia vào một trò chơi cờ bạc có 999/1000 cơ hội thắng 1 USD [Sự kiện A] và 1/1000 cơ hội thắng 10.000 USD [Sự kiện B]. Sử dụng một số phép tính đơn giản, số tiền thua dự kiến là khoảng 9 đô la (nhân xác suất với kết quả của mỗi sự kiện rồi tính tổng chúng) Bạn sẽ đặt cược vào sự kiện nào? Tôi nghi ngờ rằng hầu hết mọi người đều cân nhắc tần suất hoặc xác suất trong quyết định của mình, nhưng điều này hoàn toàn không liên quan. Theo Taleb, ngay cả những người như MBA và các nhà kinh tế được đào tạo về thống kê cũng không hiểu được điểm này. Tầm quan trọng của kết quả phải là yếu tố có liên quan duy nhất trong quyết định. Hãy nghĩ về một nhà giao dịch tập trung vào sự kiện B, chắc chắn anh ta có khả năng bị chảy máu từ từ trong thời gian dài, nhưng khi sự kiện hiếm hoi xảy ra thì mức thu được là rất lớn so với tổn thất. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta đều được dạy trong môi trường tập trung vào các trò chơi có kết quả đối xứng (ví dụ: tung đồng xu). Nhà tâm lý học vĩ đại và cha đẻ của kinh tế học hành vi, Daniel Kahneman, cũng nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta không thích mất mát và đấu tranh tâm lý với ý tưởng loại bỏ những khoản lỗ nhỏ trong thời gian dài, ngay cả khi cuối cùng có cơ hội kiếm được một khoản lớn.

Khi tôi nói "Tôi không biết", họ trở nên tức giận. Làm sao tôi dám cả gan bác bỏ một số tuyên bố của tôn giáo họ là không đúng sự thật mà không đưa tuyên bố của tôi thành hiện thực? Tuy nhiên, đó chính xác là vấn đề. Tôi thu được kiến thức thông qua việc biết điều gì sai, chứ không phải thông qua việc đưa ra những tuyên bố về những gì tôi cho là đúng. Vậy chúng ta nên hiểu chủ nghĩa Popper cực đoan và ám ảnh của Taleb theo nghĩa thực tế hơn như thế nào? Anh ấy khuyên chúng ta nên áp dụng nó vào cuộc sống của mình như thế nào? Tôi nghĩ nó có thể được tóm tắt trong đoạn văn sau: Tôi suy đoán mọi hoạt động của mình dựa trên những lý thuyết đại diện cho một số tầm nhìn về thế giới, nhưng với quy định sau: Không có sự kiện hiếm hoi nào có thể làm hại tôi. Trên thực tế, tôi muốn tất cả những sự kiện hiếm hoi có thể tưởng tượng được đều giúp ích cho tôi. Ý tưởng về khoa học của tôi khác với ý tưởng của những người xung quanh tôi đi lại tự gọi mình là nhà khoa học. Khoa học chỉ là suy đoán, chỉ là sự hình thành của sự phỏng đoán. Thí nghiệm tư duy sau đây thực sự đã giúp tôi tiếp thu thông điệp này.

Tuy nhiên, Taleb không phải lúc nào cũng say mê người tán thành vẻ đẹp của sự chứng minh sai lầm theo kinh nghiệm. Trước khi khám phá lại nhà triết học vĩ đại, Taleb đã trải qua giai đoạn phản trí thức ngay từ đầu trong sự nghiệp giao dịch của mình. Anh ta sợ trở thành nô lệ của công ty với “đạo đức làm việc” (một thuật ngữ mà anh ta hiểu là sự tầm thường kém hiệu quả). “Triết học, đối với tôi,” Taleb viết, “đã trở thành thứ mà mọi người hay làm khi họ có nhiều thời gian trong tay; đó là một hoạt động dành riêng cho những người không thành thạo các phương pháp định lượng và những thứ hữu ích khác. Đó là trò tiêu khiển nên được giới hạn ở những giờ muộn, trong các quán bar xung quanh khuôn viên trường, khi người ta uống một vài ly và có một lịch trình nhẹ nhàng - miễn là người ta quên đi khoảnh khắc ba hoa đó ngay từ ngày hôm sau. Quá nhiều nó có thể khiến một người gặp rắc rối, có thể biến một người thành một nhà tư tưởng Marxist.” Như người ta nói, liều lượng quyết định chất độc. Nói về chất độc, một ý tưởng thú vị khác mà Taleb tán thành là việc quá gắn bó với niềm tin của bạn sẽ là chất độc. Như ông đã nói: “Trung thành với các ý tưởng không phải là điều tốt cho các nhà giao dịch, nhà khoa học - hoặc bất kỳ ai”.