Điều duy nhất bất biến trong cuộc sống này chính là sự thay đổi – Heraclitus

Trong vài năm qua, chúng ta đã chứng kiến những đột phá chưa từng có trong thế giới kinh doanh. Một số doanh nghiệp chúng ta tin tưởng đã biến mất chỉ trong một đêm, như những bóng ma. Chúng ta đứng lặng im, bị sốc và rồi tiếp tục tận hưởng các lựa chọn sự thay thế khác cho cuộc sống của riêng mình. Chỉ có 53 công ty trong danh sách Fortune 500 vào năm 1955 vẫn còn ở trong danh sách đó vào năm 2018.

Vậy, làm thế nào để một công ty có thể nổi bật? Thực tế cho thấy, việc chúng ta khiến mọi người cảm thấy như thế nào có tác động đáng kể đến nhận thức của họ về chúng ta: đó chính là Trải Nghiệm Khách Hàng.

Sơ lược các chương

Chương 1, chúng ta sẽ xem xét thực tế về tư duy trải nghiệm khách hàng và những cách thức để bạn có thể tạo ra nó. Blake Morgan sẽ đưa bạn đi qua những trải nghiệm của chính tác giả khi bà ghé thăm Amazon và Sephora, cả hai công ty này đều là hiện thân của tư duy trải nghiệm khách hàng.

Chương 2, chúng ta sẽ đưa tư duy trải nghiệm khách hàng đó tiến lên một bước và xem xét về văn hóa lấy khách hàng làm trung tâm. Các công ty ngày nay không thể nghĩ đến việc tạo ra trải nghiệm khách hàng vượt trội mà không phải giải quyết các vấn đề riêng của mình trước. Tác giả sẽ nói về các văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ, xem xét những nghiên cứu mới nhất về trải nghiệm của nhân viên cũng như mối quan hệ giữa văn hóa công ty lành mạnh và lợi nhuận sau cùng của bạn. Sau khi phân tích thuộc tính của một nền văn hóa lấy khách hàng làm trung tâm, bạn sẽ tìm hiểu thêm về các bước quan trọng tiếp theo trong việc tạo ra một công ty tập trung vào khách hàng: phát triển kỹ năng lãnh đạo.

Một chương trình phát triển để đào tạo các nhà lãnh đạo trở thành những nhà lãnh đạo chuyển đổi có thể dẫn đến thành công hoặc phá vỡ chương trình trải nghiệm khách hàng của bạn. Trong Chương 3, bạn sẽ được khám phá những đặc điểm và thói quen của các nhà lãnh đạo chuyển đổi nhất hiện nay. Rất nhiều công ty tin rằng một giám đốc điều hành có thể xoay chuyển một công ty. Các công ty tốt nhất thường có những chương trình phát triển lãnh đạo nhằm phát triển các nhà lãnh đạo họ cần cho tương lai. Đó là cách phát triển kỹ năng lãnh đạo được vận hành.

Sau khi thảo luận về tư duy, văn hóa và nghệ thuật lãnh đạo trong Chương 3, chúng ta bắt đầu đi vào chủ đề thiết kế trải nghiệm khách hàng một cách cẩn thận và xem xét xem các khách hàng thực sự trải nghiệm sản phẩm và dịch vụ như thể nào. Chương 4 khám phá vai trò của sự đổi mới sáng tạo hiệu quả và liên tục trong quá trình theo đuổi việc tạo ra trải nghiệm khách hàng như kỳ vọng và không lực cản.

Sau khi thảo luận về trải nghiệm khách hàng không lực cản, sang Chương 5 chúng ta chuyển qua thảo luận về cách xây dựng chiến lược marketing cho khách hàng của tương lai. Chúng ta nhìn vào các CMO (giám đốc marketing) của tương lai và lý giải vì sao họ cần phải trở thành một chiến lược gia như các nhân viên thuộc hàng lãnh đạo cấp cao. Chúng ta sẽ xem xét thói quen tiêu thụ nội dung của thế hệ Z và việc những người làm marketing cần phải suy nghĩ như thế nào về các giá trị của thế hệ Z nhận thức xã hội ngày nay.

Từ những thảo luận về marketing trong Chương 6, tác giả sẽ phân tích trải nghiệm khách hàng trong bối cảnh công nghệ ngày nay các chiến lược quan trọng nhất cho phương pháp tiếp cận công nghệ quản lý trải nghiệm khách hàng của bạn. Bạn sẽ được xem xét tác động của trí tuệ nhân tạo (AI) lên trải nghiệm khách hàng và sự xuất hiện của công nghệ đám mây (cloud).

Trong Chương 7, chúng ta đi sâu vào chuyển đổi số và tác giả sẽ cung cấp cho bạn một định nghĩa hiện đại về chuyển đổi số vì nó liên quan đến trải nghiệm khách hàng.

Trong Chương 8, chúng ta sẽ xem xét vai trò của cá nhân hóa trong trải nghiệm khách hàng hiện đại và khám phá các ví dụ hấp dẫn gần đây về cá nhân hóa. Chúng ta sẽ xem xét bối cảnh mới ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng và các mô hình D2C (direct to customer) mới đã trở nên thành công như thế nào trong việc thúc đẩy các cách tiếp cận sáng tạo để thu hút và gắn kết với khách hàng.

Trong Chương 9, ta chuyển sang một cuộc thảo luận khác về phân tích và xem xét một cách tiếp cận mới đối với giá trị trọn đời của khách hàng. Ngoài ra, ta cũng sẽ tiếp cận các hình thức mới để dự đoán hành vi của khách hàng và xác định các kiểu mẫu chính trong hành vi bằng những phân tích dự đoán.

Chúng ta sẽ kết thúc với Chương 10 bằng việc thảo luận về những cân nhắc chính trong quyền riêng tư và đạo đức dữ liệu. Trí tuệ nhân tạo đòi hỏi một cách tiếp cận mới để quản lý dữ liệu khách hàng và trong chương này, ta sẽ phải đối mặt với các câu hỏi đạo đức mà mọi công ty ngày nay phải đối mặt.

Một số chương khiến mình tâm đắc nhất

Chương 1: Tư duy về trải nghiệm khách hàng

Trải nghiệm khách hàng đã trở thành một chủ đề thảo luận hàng đầu và trọng tâm toàn thế giới. Trên thực tế, có 72% doanh nghiệp đã nói rằng cải thiện trải nghiệm khách hàng là ưu tiên hàng đầu của họ. Các thương hiệu có trải nghiệm khách hàng vượt trội đạt được doanh thu cao gấp 5, 7 lần so với các đối thủ cạnh tranh của họ. Trải nghiệm khách hàng là một điểm khác biệt lớn và ba xu hướng đứng đằng sau nó là: sự phát triển của nền kinh tế trải nghiệm, sự dịch chuyển quyền lực từ các công ty sang khách hàng và những tiến bộ trong công nghệ cho phép chúng ta tạo ra trải nghiệm khách hàng ngày càng mạnh mẽ hơn.

Ngày nay, chúng ta sống trong một thế giới nơi mà tư tưởng YOLO (“you only live one – bạn chỉ sống một lần”) điều khiển các quyết định mua hàng của thế hệ Z (những người sinh năm 1998 đến năm 2016), và cả những người thuộc thế hệ Y (sinh sau năm 1980). Người tiêu dùng ngày càng coi trọng trải nghiệm hơn mọi thứ, điều này sẽ tạo nên sức mạnh cho nền kinh tế trải nghiệm. Đến năm 2020, thế hệ Z sẽ chiếm 40% tổng số người tiêu dùng.

Mọi người muốn cảm nhận một điều gì đó: họ muốn trải nghiệm tất cả mọi thứ trên thế giới và họ muốn chia sẻ những trải nghiệm này với cả thế giới. Trải nghiệm khách hàng phải hướng đến những khách hàng hiện đại này, những người coi trọng trải nghiệm hơn mọi thứ và mong muốn các doanh nghiệp thường xuyên thúc đẩy và hỗ trợ họ khi điều hướng cuộc sống hiện đại.

Vậy nên, không quá để kinh ngạc, khi khách hàng mong đợi các thương hiệu có mặt trên những trang web như Twitter và Facebook sẽ giúp cải thiện các vấn đề dịch vụ khách hàng cho họ. Các công ty buộc phải tham gia với khách hàng, mở rộng đội ngũ truyền thông xã hội của mình và bổ sung thêm tài nguyên để phục vụ khách hàng trên nhiều kênh.

Tôi thuộc nhóm bao gồm sáu tác giả, các nhà lãnh đạo tư tưởng và các giáo sư trong một hội nghị chuyên đề về tầm ảnh hưởng của Amazon. Chúng tôi đã có nhiều cơ hội để trao đổi với các giám đốc điều hành Amazon trong các cuộc gặp gỡ chính thức và chào hỏi thân mật. Tôi đã đặt một câu hỏi cho một vị giám đốc điều hành lâu năm của Amazon: “Ai là người chịu trách nhiệm về trải nghiệm khách hàng tại Amazon?”

Tôi tò mò liệu rằng ông ấy có đề cập đến một giám đốc phụ trách truyền giáo khách hàng hay giám đốc marketing cụ thể nào hay không. Nhưng ông đã tỏ ra bối rối và tôi phải nhắc lại câu hỏi của mình. Hóa ra tất cả mọi người – tất cả  mọi người theo đúng nghĩa đen – đều chịu trách nhiệm cho việc này. Ý tưởng rằng chỉ duy nhất một người phải chịu trách nhiệm cho hàng triệu khách hàng dường như vô lý và không thể. Người đó sẽ chỉ là một tên bù nhìn và không thể làm được gì hơn thế.

Chương 4: Thiết kế trải nghiệm khách hàng không lực cản

Vấn đề cốt lõi trong một cuộc thảo luận về trải nghiệm khách hàng với lực cản bằng không là đổi mới sáng tạo.

Chúng ta đang ở một thế giới rất khác so với thời cổ điển, nơi công nghệ đóng vai trò đáng kinh ngạc trong các quy trình và cấu trúc của chúng ta. Khách hàng không còn muốn nói chuyện qua điện thoại với bạn nữa. Và nhiều người lao động trí óc trên toàn thế giới thích công việc từ xa nhờ những tiến bộ trong kết nối và thay đổi thái độ đối với những gì  được chấp nhận trong văn hóa doanh nghiệp.

Thế giới đã thay đổi và quyền lực đã chuyển sang người mua. Các công ty tồn tại bởi vì họ làm cho cuộc sống của khách hàng trở nên dễ dàng và tốt đẹp hơn.

Ví dụ, Airbnb đã dân chủ hóa ngành du lịch, giúp những khách hàng đã mệt mỏi với công việc ở tại những khách sạn thông thường và muốn có lựa chọn khác thoải mái và đích thực hơn để lưu trú. Sau 9 năm, Airbnb đã có 4 triệu chỗ ở trong danh mục, nhiều hơn tổng số phòng mà 5 thương hiệu khách sạn lớn hàng đầu cộng lại. Nó được định giá 31 tỉ đô la, giá trị hơn nhiều so với hầu hết các chuỗi khách sạn lớn.

Ví dụ khác về ngành tài chính, nơi khách hàng đòi hỏi những cách thức liền mạch hơn để quản lí và trao đổi tiền của họ. Square đã thay đổi cuộc sống của các chủ doanh nghiệp nhỏ bằng cách tạo ra một thiết bị tiện lợi biến bất kì điện thoại thông minh nào thành đầu đọc thẻ tín dụng. Công ty này đã kiếm được 3,2 tỷ đô la trong năm 2018.  

Vậy làm thế nào để xây dựng một chương trình dịch vụ khách hàng với không lực cản?

Chương 5: Hoạt động marketing tập trung vào khách hàng

Mối đe dọa lớn nhất đối với các thương hiệu ngày nay chính là tương lai. Chúng ta không thể biết được tương lai sẽ ra sao, chúng ta chỉ có thể dự đoán những tình huống có thể xảy ra. Chúng ta có thể nhìn vào các xu hướng và tưởng tượng những gì tương lai sẽ nắm giữ, nhưng chúng ta không thể nhìn thấy được tương lai. Đây là một mệnh đề đầy thách thức cho các thương hiệu cố gắng và quản lí rủi ro trong khi đổi mới sáng tạo – tại thời điểm mà sự sống còn của họ phụ thuộc vào nó. Các công ty phải tìm đến CMO (giám đốc marketing) của mình để giúp thúc đẩy tầm nhìn tạo ra một công ty tập trung vào khách hàng. CMO có một vai trò quan trọng trong việc tạo ra mối liên kết giữa sản phẩm của công ty và cuộc sống người tiêu dùng trong tương lai.

Jenny Rooney – biên tập viên lâu năm của Forbes CMO Network – đã dành thời gian nghiên cứu và trò chuyện với các CMO. Tôi đã được chứng kiến điều này tại Triển lãm Điện tử tiêu dùng (CES) năm nay khi cô ấy điều phối một phiên đối thoại với chủ đề “Tập trung vào tương lai” với các CMO có ảnh hưởng nhất của tạp chí Forbes. Tôi đã viết cho CMO Network trong một vài năm nay về sự giao thoa giữa marketing và trải nghiệm khách hàng. Chúng tôi biết rằng đã có một cơn sóng thần đang thay đổi hành vi tiêu thụ nội dung số: cách chúng ta tiêu thụ tin tức, phim ảnh và tivi, trò chuyện với nhau thông qua các ứng dụng 1 đối 1, thậm chí gọi cho bạn bè và gia đình của chúng ta trên toàn thế giới bằng các ứng dụng như WhatsApp. Những người làm marketing đã phải học những cách thức mới để duy trì sự liên quan đến khách hàng, mà giờ đây đang có nhiều sự lựa chọn hơn bao giờ hết.

Chương 6: Công nghệ trải nghiệm khách hàng

Bạn đã bao giờ nhìn thấy câu trích dẫn đầy cảm hứng “Hãy bắt đầu trước khi bạn sẵn sàng”? Câu nói được dùng để truyền cảm hứng cho những người mới chấp nhận rủi ro và thử nghiệm một cái gì đó cho dù vẫn còn cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên, các công ty đang tìm cách tiết kiệm ngân sách đã đưa cụm từ truyền cảm hứng này đến cực điểm. Mỗi ngày, khách hàng tiếp cận với các giải pháp công nghệ tuy chưa hoàn chỉnh nhưng lại đưa ra trước cả khi họ cảm thấy mình cần. Công nghệ phone free (tổng đài điện thoại), chatbox, thậm chí công nghệ thanh toán tại cửa hàng… đều khiến công ty tiết kiệm tiền với chi phí trải nghiệm của khách hàng. Công nghệ có thể tạo ra những trải nghiệm đáng kinh ngạc, nhưng những trải nghiệm đó phải được nghiên cứu kỹ lưỡng và thận trọng, không chỉ đơn giản là “ném” vào khách hàng.

Trong chương này, chúng ta sẽ khám phá sự phát triển của không gian quản lý trải nghiệm khách hàng. Công nghệ trong lĩnh vực này sẽ chỉ tiếp tục cải thiện, như việc chúng ta trở thành người phục vụ tốt hơn các mối quan hệ với khách hàng. Từ phần mềm tới robot đến các tiện ích và cho đến cách chúng ta lưu trữ dữ liệu, công nghệ đã trở thành một công cụ quan trọng trong nỗ lực cung cấp trải nghiệm không lực cản cho khách hàng.

Chương 10: Đạo đức và quyền dữ liệu cá nhân trong trải nghiệm khách hàng

Mỗi khi lên mạng là chúng ta lại thấy bạn bè, gia đình, đồng nghiệp luôn sẵn sàng chia sẻ những thông tin và hình ảnh cá nhân của họ trên đó. Chúng ta luôn sẵn sàng cung cấp thông tin của mình trong quá khứ mà không hề lo ngại sẽ có hậu quả gì. Nhưng ngày nay mọi người đã nhận thức hơn về dữ liệu và về cách thức mà các công ty có hay không có đạo đức về dữ liệu khách hàng của họ.

Chúng ta thường chẳng để tâm cho đến khi có điều gì đó xảy ra đối với dữ liệu của mình. Khi ai đó đánh cắp thẻ tín dụng và chúng ta nhận được tín hiệu cảnh báo, khi đó chúng ta mới cảm thấy hoảng hốt. Dường như ngày càng nhiều thương hiệu đang không kiểm soát được dữ liệu khách hàng của họ. Sự xâm phạm lớn nhất mọi thời đại là Yahoo với 3 tỷ tài khoản bị tấn công vào năm 2016. Năm 2018, chúng ta chứng kiến vụ rò rỉ dữ liệu của 50 triệu người dùng Facebook. Marriott đã làm lộ thông tin của 5 triệu người dùng. Các vụ đánh cắp thông tin khác trong năm 2018 bao gồm Quora, British Airways và Ticketmaster.

Vấn đề đạo đức trong bảo mật dữ liệu không bao giờ đơn giản. Trọng tâm của quản lý dữ liệu vẫn là một lĩnh vực tương đối non trẻ. Ngày nay, dữ liệu là tiền đề và chúng ta vẫn lúng túng tìm hiểu về thời kỳ hiện đại này, nơi mà dòng đạo đức không phải lúc nào cũng rõ ràng. Những vấn đề về đạo đức và quyền riêng tư đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải suy nghĩ thấu đáo, hiểu rõ các vấn đề trong tay, đặt lợi ích tốt nhất cho cả khách hàng và nhân viên lên hàng đầu.

Lời kết

Trải nghiệm là thứ làm cho con người cảm thấy phấn khích hơn, hoặc trở nên tức giận hơn. Trải nghiệm tích cực sẽ đẩy lùi những rắc rối và khiến chúng ta cảm thấy tốt hơn. Trong cuộc sống, chúng ta biết rằng khi làm cho ai đó cảm thấy hạnh phúc, họ sẽ mong muốn ở cạnh mình, và khi khiến ai đó cảm thấy thất vọng, hay khiến cuộc sống của họ khó khăn hơn, họ sẽ không muốn gần chúng ta nữa.

Vậy làm cách nào để chúng ta có thể nắm lấy nguyên lý cơ bản này và áp dụng nó vào công việc kinh doanh của mình? Làm hài lòng khách hàng ở mức tốt đòi hỏi thời gian, nguồn lực và cách mà chúng ta nghĩ khi điều hành doanh nghiệp của mình. Tất cả đều là những quyết định lớn và những quyết định nhỏ mà chúng ta thực hiện hằng ngày. Chúng ta phải bắt đầu từ một ý định vững vàng, thích ứng  về mặt tư duy và chuẩn bị tâm lý để sẵn sàng đối mặt với thất bại. Thời cuộc ngày nay đòi hỏi sự sẵn sàng tiến lên và thích nghi với môi trường mới.

Một tư duy trải nghiệm khách hàng là khi mọi quyết định được đưa ra tại công ty đều dựa trên những gì tốt nhất cho khách hàng.

Review chi tiết bởi: Trịnh Cát Viên – Bookademy

Hình ảnh: Thái Ngân

-------

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy

Bạn đam mê viết lách, yêu thích đọc sách và muốn lan toả văn hoá đọc tới cộng đồng của YBOX.VN? Đăng ký để trở thành CTV Bookademy tại link: http://bit.ly/bookademy_ctv

(*) Bản quyền bài viết thuộc về Bookademy - Ybox. Khi chia sẻ hoặc đăng tải lại, vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ "Tên tác giả - Bookademy." Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

Xem thêm

Sự trải nghiệm khách hàng là yếu tố chính quyết định thương hiệu của bạn có lợi thế cạnh tranh so với đối thủ hay không. Trên thị trường kinh tế đầy cạnh tranh hiện nay, một doanh nghiệp có thể phát triển như thế nào tùy thuộc vào việc xây dựng chất lượng của sản phẩm và thương hiệu, và cách mà doanh nghiệp đó quản trị được trải nghiệm của khách hàng. Trải nghiệm khách hàng tiếng anh là Customer Experience – viết tắt CX, là tổng hợp mọi trải nghiệm của khách hàng đầy đủ tất cả các bước khi khách hàng tiếp xúc với một sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu công ty nào đó. Trải nghiệm này không phải là cảm xúc nhất thời hoặc đánh giá trên một sản phẩm. Mà là một quá trình khi khách hàng biết đến thương hiệu, tìm kiếm thông tin, so sánh giá cả, sử dụng sản phẩm, trải nghiệm dịch vụ và liên hệ với công ty qua bộ phận chăm sóc khách hàng. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, khái niệm trải nghiệm khách hàng vẫn đúng nhưng chưa đủ. Bởi, khách hàng có thể chủ động tiếp xúc với doanh nghiệp qua nhiều kênh và nguồn thông tin khác nhau như ở các hội nhóm, cộng đồng trải nghiệm, gửi email yêu cầu cho doanh nghiệp,… thay vì chờ nhân viên tổng đài của doanh nghiệp gọi đến hỏi hay liên lạc qua số điện thoại “đường dây nóng”. Khách hàng cũng có thể tự tạo ra những trải nghiệm mới cho họ mà không phụ thuộc vào doanh nghiệp. Đôi khi, chính khách hàng mới là người thúc đẩy doanh nghiệp tạo ra những thứ mà họ mong muốn. Vì vậy, sự trải nghiệm khách hàng là cách mà một khách hàng biết đến, sử dụng sản phẩm/ dịch vụ, phản hồi chất lượng phục vụ và tiếp tục đánh giá, nhìn nhận sự thay đổi theo chiều hướng quan tâm đến khách hàng của một doanh nghiệp. 2. Tầm quan trọng sự trải nghiệm của khách hàng Việc quản trị trải nghiệm khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp có thể hiểu rõ được nhu cầu của khách hàng. Đồng thời nhận ra những điểm cần sửa chữa trong quá trình tiếp cận và đưa thương hiệu đến gần với khách hàng. Từ sự trải nghiệm của khách hàng, sự gia tăng chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ đi kèm là điều cần thiết. Khi sản phẩm, thương hiệu của bạn từng bước đáp ứng được mọi kỳ vọng của khách hàng thì sự hài lòng khách hàng cũng sẽ tăng lên, và khách hàng sẽ càng trung thành, ủng hộ doanh nghiệp của bạn. 3. Thách thức trong trải nghiệm hiện nay Quản lý kho dữ liệu: Big Data –tiêu chuẩn của sự tập hợp dữ liệu khách hàng khiến các công ty ngày càng phải thu nhập nhiều dữ liệu hơn về nguồn khách hàng đã, đang và sẽ sử dụng dịch vụ/ sản phẩm. Việc lọc và quản lý kho dữ liệu này giúp công ty có những chiến lược thực tế và hữu ích hơn, nhắm đến chính xác đối tượng khách hàng và cho kết quả trải nghiệm khách hàng tốt hơn. Mặc dù vậy, việc thu thập và nắm được lượng lớn dữ liệu hoặc truy cập được chi tiết về một khách hàng không hề dễ, nhất là trong môi trường cạnh tranh như hiện nay. Hơn thế nữa, có được dữ liệu chưa phải là tất cả, cần phải biết cách sử dụng nó sao cho hiệu quả nhất. Xây dựng chiến lược trải nghiệm khách hàng đa kênh để tiếp cận khách hàng: Khách hàng có rất nhiều cách và phương tiện để có thể tiếp cận và biết đến một thương hiệu nào đó. Việc của doanh nghiệp là tạo ra các tương tác với khách hàng từ nhiều kênh khác nhau để có thể giữ chân khách hàng. Tuy nhiên, trong quá trình này, có nhiều khách hàng chán nản và thất vọng vì không thể đến gần hơn với thương hiệu thông qua kênh ưa thích. Ngược lại, một số khách hàng lại biết đến doanh nghiệp qua quá nhiều kênh mà thông tin những những kênh đó lại không nhất quán với nhau. Thách thức mà doanh nghiệp cần vượt qua là phải xây dựng một chiến lược đa kênh đồng bộ, đúng đắn để có thể mang đến trải nghiệm liền mạch cho khách hàng.

Chúng ta đều biết với một thị trường mở như hiện nay, việc các doanh nghiệp lớn và nhỏ hình thành và phát triển một cách đông đảo là điều không thể tránh khỏi trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Vậy câu hỏi đặt ra cho mỗi nhà quản trị doanh nghiệp là: Làm thế nào để công ty mình có thể nổi bật và cạnh tranh với các "con cá lớn" khác trên thị trường? Ta có thể nhìn thấy thực trạng thị trường kinh tế Việt Nam đã và đang xảy ra hiện tượng "cá lớn nuốt cá bé". Chính vì thế, trải nghiệm khách hàng đối với mỗi doanh nghiệp là cực kỳ quan trọng. Việc đặt quyền lợi và ưu tiên cho khách hàng là một việc rất cần thiết trong công tác tín dụng, bán buôn. Cho dù là khách hàng cá nhân hay khách hàng doanh nghiệp; cho dù vị trí của họ là lớn hay nhỏ, khi họ sử dụng sản phẩm dịch vụ của mình, chắc chắn nhà quản trị phải đề ra những chiến lược để lại ấn tượng tốt đối với insight của mỗi khách hàng về doanh nghiệp đó. Tuy nhiên để đưa ra những chiến lược tốt đối với một doanh nghiệp là không hề dễ dàng. Trong cuốn sách này, tác giả đã tìm tòi các nghiên cứu mới nhất về trải nghiệm khách hàng và phỏng vấn những công ty cũng như các giám đốc điều hành hàng đầu, những người nổi trội về trải nghiệm khách hàng. Mười nguyên tắc hướng dẫn trong cuốn sách sẽ cung cấp cho bạn các công cụ cần thiết để xây dựng các chiến lược hoàn chỉnh nhằm tạo ra những trải nghiệm cho các khách hàng trong tương lai. Vậy tại sao bạn không đọc thử quyển sách này ngay và luôn?

Giai đoạn 1: Đánh giá Trong giai này, khách hàng quyết định liệu họ có muốn mua hàng của bạn hay không. Họ đang tìm hiểu xem có thể trông đợi gì từ công ty của bạn. Giai đoạn Đánh giá này thường gọi là “sales và marketing”. Khách hàng tiềm năng đang đánh giá các lựa chọn của họ. Nếu bạn không thể hiện được rằng mình có thể đáp ứng các nhu cầu của khách hàng thông qua một trải nghiệm tuyệt vời, họ sẽ không chọn bạn. Nếu bạn có thể thuyết phục khách hàng rằng mình là lựa chọn tốt nhất, họ sẽ tính đến chuyện mua hàng. Giai đoạn 2: Thừa nhận Giai đoạn Thừa nhận bắt đầu khi khách hàng thừa nhận rằng họ đang có một nhu cầu hay một vấn đề cần xử lý, và tin rằng công ty hay tổ chức của bạn có thể giải quyết được. Bởi vậy, họ mua sản phẩm hay đăng ký dịch vụ của bạn. Đây thường được gọi là thời điểm “giao dịch”, nhưng đáng buồn là phần lớn công ty cũng kết thúc mọi động thái hướng đến khách hàng ngay lúc này. Ở giai đoạn này, khách hàng thường cảm thấy vui vẻ và phấn khích bởi đã xong giai đoạn Đánh giá. Nếu không nhận ra được điều này, bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội gắn kết cảm xúc phấn khích của khách hàng với sản phẩm hay dịch vụ của mình. Ngược lại, nếu nắm bắt được thì bạn có thể kéo dài cảm xúc tích cực ấy. Một người chuyển từ “khách hàng tiềm năng” thành “khách hàng” khi thừa nhận rằng họ cần sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Giai đoạn 3: Xác nhận Giai đoạn Xác nhận thường được gọi là “sự hối hận sau giao dịch” (buyer’s remorse). Khách hàng bắt đầu hoài nghi về quyết định mua sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Gần như dân kinh doanh ai cũng đều biết về khái niệm sự hối hận sau giao dịch, nhưng không mấy ai chịu hành động để khắc phục sự lo lắng, nghi hoặc và bất an của khách hàng. Nếu không giải quyết được những cảm xúc này, bạn sẽ phải rất vất vả để xây dựng lại sự vui vẻ và phấn khích mà khách hàng đã cảm thấy trong giai đoạn Thừa nhận. Còn nếu tập trung xử lý những cảm giác nhất thời này (trước khi chúng kịp bám rễ), bạn có thể sớm đưa khách hàng về lại với những cảm xúc tích cực. Bạn phải nhanh chóng giúp khách hàng mới xác nhận việc họ quyết định chi tiền cho bạn là đúng đắn. Giai đoạn 4: Khởi động Giai đoạn này được đánh dấu bằng hóa đơn mua hàng, thời điểm bắt đầu dịch vụ, hay cuộc họp khởi động dự án giữa hai bên. Khách hàng phấn khích muốn được bắt đầu, song cũng phần nào lo lắng không biết mọi thứ có được như hứa hẹn hay không. Nếu bạn không bắt đầu đúng cách thì sẽ rất khó thay đổi được ấn tượng ban đầu của khách hàng về bạn, còn nếu bạn bắt đầu đúng thì sẽ có đà để tiến sâu hơn vào mối quan hệ với khách hàng. Bạn cần phải khởi động mối quan hệ mới này với khách hàng một cách đầy ý nghĩa. Giai đoạn 5: Thích ứng Trong giai đoạn Thích ứng, khách hàng sẽ tìm hiểu về cách làm việc của công ty bạn. Quá nhiều công ty vốn đã cung cấp dịch vụ hay sản phẩm hàng trăm, hàng ngàn hay hàng triệu lần đều mặc định rằng mọi người đều biết đến đặc trưng riêng của mỗi công ty. Song với khách hàng, nhiều khả năng đây là lần đầu tiên họ trải nghiệm quy trình đặc trưng này. Trong trường hợp tốt nhất, họ sẽ chỉ bối rối không biết làm gì; còn tệ nhất, có thể họ đang rất khó chịu với sự lạ lẫm đó. Nếu bạn không giới thiệu cho khách hàng đúng cách và giải thích rõ về quy trình của công ty, họ sẽ không bao giờ trở thành một khách hàng trung thành lâu dài. Còn khi bạn cầm tay dắt họ đi đến cuối con đường, quá trình chuyển đổi từ “khách hàng tiềm năng” sang “khách hàng” có thể được đảm bảo diễn ra êm thấm. Bạn phải giúp khách hàng thích ứng với cách làm việc của mình. Giai đoạn 6: Hoàn thành Giai đoạn Hoàn thành diễn ra khi khách hàng nhận được kết quả mong muốn ban đầu khi quyết định mua hàng của công ty bạn. Đây có thể là lúc mà họ dùng sản phẩm và có được kết quả như ý, hay khi dịch vụ của bạn hoàn thành những cam kết đưa ra lúc ban đầu. Nếu bạn không thực hiện đúng cam kết, cảm xúc của khách hàng có thể đi từ bất mãn đến giận dữ. Nếu bạn hoàn thành được (và khách hàng thừa nhận điều đó), họ sẽ hân hoan sung sướng khi mọi thứ diễn ra đúng như dự kiến. Để mối quan hệ giữa hai bên có thể tiến triển, khách hàng phải hoàn thành được mục tiêu ban đầu của họ. Giai đoạn 7: Đón nhận Trong giai đoạn Đón nhận, khách hàng nắm quyền kiểm soát mối quan hệ và đóng vai trò dẫn dắt để nó trở nên sâu sắc và mạnh mẽ hơn. Họ tự hào bày tỏ sự ủng hộ và yêu mến với thương hiệu, và hào hứng khi được gắn kết với danh tiếng của bạn. Nếu bạn không khiến khách hàng cảm thấy có cùng chung tiếng nói và nhận được sự đền đáp xứng đáng, bạn sẽ không bao giờ có được lòng trung thành tuyệt đối của họ. Nếu họ thấy thôi thúc phải làm theo bạn, bạn sẽ có được một khách hàng trọn đời. Trong giai đoạn này, bạn muốn khách hàng chấp nhận cách hoạt động của bạn và nắm quyền kiểm soát hơn trong mối quan hệ. Giai đoạn 8: Truyền bá Trong giai đoạn Truyền bá, khách hàng trở thành một fan cuồng, một người ủng hộ nhiệt tình và một “cỗ máy” giới thiệu không biết mệt mỏi. Họ trở thành một đại diện marketing không lương, không hoa hồng, hết lời ca tụng bạn với những khách hàng tiềm năng khác – những người cũng có thể được lợi từ sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Nếu bạn không thể khuyến khích họ giới thiệu bằng các phần thưởng xứng đáng, nhiều khả năng họ vẫn tiếp tục là một khách hàng nhưng sẽ không bao giờ giúp bạn phát triển việc kinh doanh được. Còn nếu họ thấy có động lực để giới thiệu bạn, việc kinh doanh của bạn sẽ phát triển không tưởng. Khách hàng tuyệt vời nhất là khi họ trở thành người truyền bá doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn. Tùy vào loại hình kinh doanh mà thời gian khách hàng ở lại mỗi giai đoạn cụ thể sẽ khác nhau. Nhưng mục đích cuối cùng thì không bao giờ thay đổi – tiếp tục đưa khách hàng của bạn đi qua hết các giai đoạn để không mất thêm một khách hàng nào nữa, và biến mọi vị khách thành khách hàng trọn đời.

Các sản phẩm và nền tảng tồn tại cho mọi ngành và tất cả đều tuyên bố sẽ giúp việc xây dựng, phân tích trải nghiệm khách hàng của bạn dễ dàng hơn, hiệu quả hơn về chi phí và liền mạch trên các kênh kỹ thuật số. Họ cung cấp dữ liệu phong phú và cơ sở hạ tầng, cũng như giao diện người dùng hoặc các tính năng trải nghiệm khách hàng. Làm việc với các nền tảng được thiết lập tốt có thể có lợi cho việc giảm thời gian khởi động của bạn để đưa ra trải nghiệm khách hàng mới, với cơ sở hạ tầng vững chắc, các biện pháp dữ liệu và bảo mật mạnh mẽ cũng như các tính năng được kết nối tốt. Tuy nhiên, việc chỉ dựa vào trường hợp sử dụng một kích thước phù hợp với tất cả, thường trở nên hạn chế đối với các công ty muốn tạo sự khác biệt trên thị trường. Đề xuất giá trị mà bạn đã mua sớm trở thành lý do khiến các điểm tiếp xúc kỹ thuật số của bạn với khách hàng trông giống như trải nghiệm web hoặc ứng dụng của công ty khác, chứ không phải duy nhất như doanh nghiệp của bạn. Điều tốt hơn là kết hợp sức mạnh của một sản phẩm nền tảng với trải nghiệm khách hàng được xây dựng có mục đích. Việc tách CX của bạn khỏi nền tảng cho phép bạn định cấu hình trải nghiệm cho khách hàng, phản ứng với sự thay đổi của thị trường và những gì bạn tìm hiểu về người dùng của mình, vì CX của bạn hoàn toàn có thể định cấu hình trên tất cả các kênh. Việc khai thác lớp trải nghiệm khách hàng làm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, điều bắt buộc đối với các công ty lớn đang cạnh tranh thị phần. Dưới đây là 5 lý do hàng đầu tại sao doanh nghiệp của bạn nên xem xét việc tách CX (trải nghiệm khách hàng) của bạn để xây dựng tùy chỉnh: 1. Bạn sẽ điều chỉnh nền tảng phù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình trong phân tích trải nghiệm khách hàng Nếu công ty của bạn đang đặt ra các mục tiêu liên quan đến tăng trưởng khách hàng, bạn có thể cảm thấy khó chịu khi nghe “chúng tôi không thể”. Nền tảng đắt tiền mà bạn đã mua bắt đầu giống như một cặp còng vàng, buộc bạn phải điều chỉnh mục tiêu của mình cho phù hợp với những hạn chế của nền tảng, thay vì đưa ra những lựa chọn tốt nhất cho khách hàng của bạn. Với CX được tùy chỉnh, bạn không bị bắt làm con tin cho bất kỳ nhà cung cấp công nghệ nào và có thể tự do di chuyển từ nền tảng này sang nền tảng khác khi doanh nghiệp của bạn phát triển. Tách rời có nghĩa là bạn không cần phải quản lý việc di chuyển nền tảng tốn kém nếu bạn quyết định thực hiện chuyển đổi, giúp mở rộng trải nghiệm của bạn dễ dàng hơn nhiều. 2. Bạn sẽ phục vụ khách hàng của mình tốt hơn trong phân tích trải nghiệm khách hàng Mọi yêu cầu riêng biệt của sản phẩm kỹ thuật số đều dành riêng cho đối tượng của bạn và bất kỳ độ phức tạp nào của sản phẩm bổ sung sẽ ảnh hưởng đến các thông số kỹ thuật, điều này sẽ khiến nhóm xây dựng trải nghiệm của bạn trong một sản phẩm nền tảng buộc họ phải bó tay để tìm giải pháp. Với CX tách rời, bạn có thể đầu tư thời gian và tiền bạc vào việc xây dựng các trường hợp kinh doanh độc đáo của mình. Bạn cũng sẽ có thể kiểm tra và học hỏi điều này sẽ dễ dàng hơn trên lớp CX tùy chỉnh của bạn. Cho phép bạn thêm khả năng tốt nhất trong CX, như AI và cá nhân hóa sâu, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. 3. Bạn sẽ cải thiện hiệu quả sử dụng vốn trong phân tích trải nghiệm khách hàng Với CX tách rời, bạn không chỉ tối ưu hóa cho khách hàng và thị trường mà còn cho các nhóm của bạn và cách họ hoạt động. Chi phí trả trước của việc xây dựng sẽ được chứng minh bởi số giờ làm việc mà nhóm của bạn có thể tiết kiệm được với một công cụ được cung cấp cho các quy trình của họ. Khi doanh nghiệp của bạn mở rộng quy mô, cũng có một khoản tiết kiệm rất lớn trong việc tránh di chuyển giữa các nền tảng. 4. Bạn sẽ trao quyền cho nhóm của mình trong phân tích trải nghiệm khách hàng Kiểm soát công việc và khả năng đưa ra lựa chọn tốt nhất là hai trong số những động lực mạnh mẽ nhất đối với một cá nhân trong bất kỳ tổ chức nào. Với suy nghĩ này, một CX được điều chỉnh theo phong cách làm việc và quy trình làm việc của công ty bạn có thể có tác động thực sự đến sự hài lòng và giữ chân nhân viên. Sở hữu CX của bạn sẽ cân nhắc nhu cầu của họ, tối ưu hóa để không chỉ tiết kiệm thời gian và còn bao gồm mô hình quản trị cho phép nhân viên đưa ra phản hồi để tạo ra các cải tiến trong tương lai. Tách rời là một phần trong hành trình của bạn để trở thành trung tâm của sản phẩm và có thể giúp bạn gặt hái những lợi ích khi chuyển từ dự án này sang sản phẩm khác. 5. Bạn sẽ đạt được lợi thế cạnh tranh với trải nghiệm khác biệt trong phân tích trải nghiệm khách hàng Nếu bạn đang ở trong một thị trường đa dạng, bạn phải phân biệt thông qua CX của bạn. Tách rời CX cải thiện đáng kể thời gian dẫn đầu của bạn giữa việc đạt được thông tin chi tiết về khách hàng và phản hồi này bằng cách thực hiện các cải tiến sản phẩm kỹ thuật số. Đi trước đối thủ cạnh tranh bằng cách là người đầu tiên đáp ứng nhu cầu của thị trường là một lợi thế cạnh tranh nghiêm trọng. Tách rời là một phần trong hành trình của bạn để trở thành trung tâm của sản phẩm và có thể giúp bạn gặt hái những lợi ích khi chuyển từ dự án này sang sản phẩm khác. Hỏi “xây dựng so với mua” là một câu hỏi sai. Thay vào đó, hãy tự hỏi bản thân, ‘Làm cách nào để giảm thiểu rủi ro bỏ lỡ dấu ấn trong việc tạo ra giá trị cho khách hàng?’ Trong việc xây dựng lớp trải nghiệm khách hàng, tận dụng các nền tảng cốt lõi của bạn, bạn giảm cả rủi ro công nghệ bằng cách sở hữu trải nghiệm khách hàng bên ngoài nền tảng và giảm rủi ro kinh doanh bằng cách tạo ra trải nghiệm khách hàng khác biệt, có giá trị cao. Loại hình quan trọng đối với việc thu hút khách hàng và giữ chân. Nếu rủi ro mà doanh nghiệp của bạn đang cố gắng giảm thiểu là chi phí của phần mềm tùy chỉnh, thì bạn đang thiếu điểm: Rủi ro thực sự là khiến khách hàng của bạn thất vọng. Các công ty quyết định đi theo con đường truyền thống với trải nghiệm sản phẩm kỹ thuật số của họ là tập trung vào mục tiêu sai lầm. Đảm bảo bạn đang đo lường rủi ro phù hợp.

Đây là cuốn sách thứ hai mà mình đọc, sau cuốn eXperience – Xây dựng trải nghiệm trong thời đại khách hàng khó tính, cá nhân mình đánh giá cuốn sách này có nội dung chất lượng hơn, dành cho đối tượng là những người muốn tìm hiểu những thuật ngữ ban sơ về “Trải nghiệm khách hàng”. Trải nghiệm khách hàng hay Customer Experience là một thuật ngữ khá “hot” trong thời điểm hiện tại. Đó là lí do mình đã mượn ngay chị đồng nghiệp để đọc ngay khi được chị giới thiệu cuốn sách này. Ở góc độ cá nhân, là người đã có kinh nghiệm làm về Communication Marketing và Employer Branding, các thuật ngữ như trải nghiệm khách hàng hay điểm chạm không còn quá xa lạ với mình. Bởi vậy, phần lớn nội dung trong sách mình đã được tiếp cận bằng cách này hay cách khác. Về mặt logic, mình thấy cuốn sách còn hơi lan man, kiểu “bôi chữ” và có vẻ đang nằm ở giai đoạn khai phá nhận thức của người đọc về chủ đề này. Do đó, cuốn sách này phù hợp cho những bạn đọc mới, muốn tìm hiểu những kiến thức cơ bản về Trải nghiệm khách hàng. Và những kiến thức thú vị mình học được Quan tâm tới những kiến thức có thể ứng dụng vào thực tế, mình tìm kiếm những kĩ thuật có thể áp dụng luôn và ngay. Ở cuốn sách này, mình được tiếp cận 03 chỉ số đo lường phổ biến trong quản trị trải nghiệm khách hàng gồm: CSAT (Customer Satisfaction) – Chỉ số đo mức độ hài lòng của Khách hàng CES (Customer Effort Score) – Chỉ số đo mức độ tiện lợi dễ dàng mà khách hạng cảm nhận khi làm việc với công ty Chỉ số NPS (Net Promoter Score) – Chỉ số đo sự trung thành của khách hàng Bên cạnh đó, một số khái niệm như Design thinking, kĩ thuật 5 Why cũng được tác giả đề cập đến. Với những từ khoá này, các bạn có thể tìm kiếm và đọc hiểu thêm. Chương cuối cũng khá thú vị khi có đề cập đến một số case study thú vị ở đa dạng các lĩnh vực, ấn tượng nhất với mình là những thông tin về Zappos (một công ty phục vụ khách hàng và tình cờ bán giày thôi), khi co nhân viên tự chọn ra những giá trị văn hoá mà họ thoải mái để cam kết về nó, đồng thời sẵn sàng thay đổi khi thấy không phù hợp. Kết luận Với các nhà quản trị, mình nghĩ đây là cuốn sách đáng đọc khi khai thác khá tổng quan khá nhiều các khía cạnh liên quan đến doanh nghiệp, có đề cập đến sự liên kết giữa trải nghiệm khách hàng: điểm chạm của KH với dịch vụ tổng thể và liên kết với các phòng ban; về văn hoá doanh nghiệp, về cách thức đào tạo… Nhìn chung, cả hai cuốn sách về trải nghiệm khách hàng mình đọc đều đang giải quyết 2 câu hỏi: 1) Trải nghiệm khách hàng là gì? 2) Tại sao trải nghiệm khách hàng quan trọng. Về câu hỏi làm sao để tăng trải nghiệm khách hàng, người làm trải nghiệm KH là làm gì, các kĩ thuật cần thiết như thế nào? Mình nghĩ cần tìm kiếm ở những khoá học chuyên sâu hơn.

“Nhận được bản thảo của “Trải nghiệm khách hàng xuất sắc”, tôi đã dành trọn vẹn một buổi chiều để đọc hết không ngừng nghỉ hơn 350 trang của cuốn sách. Thật ngạc nhiên và thú vị! Một chủ đề tưởng như trừu tượng với những khái niệm phức tạp lại được anh Nguyễn Dương thể hiện một cách hết sức giản dị, đời thường thông qua những ví dụ thực tiễn cùng với những phân tích sắc bén. Trong thời đại của khách hàng, công nghệ là công cụ hiệu quả nhưng không phải là chiếc chìa khóa thần kỳ đem lại những trải nghiệm khách hàng tích cực. Cuốn sách giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể và thấu đáo về các yếu tố cấu thành trải nghiệm khách hàng cũng như cách thức để xây dựng và thực thi chiến lược trải nghiệm khách hàng xuất sắc. Đây không chỉ là cuốn cẩm nang hữu ích dành cho các nhà quản lý doanh nghiệp mà còn là tập hợp những bài học đầy cảm hứng cho bất kỳ ai đang có mong muốn xây dựng những trải nghiệm tuyệt vời trong công việc cũng như trong cuộc sống cá nhân của mình.” - Bà Nguyễn Thanh Hằng - Giám đốc quản trị Trải nghiệm Khách hàng, Ngân Hàng Á Châu (ACB)

Trải nghiệm khách hàng là các điểm chạm trung thực khách quan phán xét chính xác nhất chân dung thật của một thương hiệu. Cách nhanh nhất để giết chết một tên thương hiệu là mang đến cho khách hàng một trái nghiệm tồi. Và không để một trải nghiệm tồi xảy ra, doanh nghiệp, chính xác hơn là lãnh đạo cao nhất, cần có một tư duy đúng về marketing nói chung và về trải nghiệm khách hàng nói riêng: không gì thay thế được một sản phẩm tốt. Trải nghiệm là chuỗi liên tục của các hoạt động mang tính chiến thuật. Nhưng thành công bền vững của các chuỗi hành động này thực chất đã bắt rễ từ tư duy chiến lược & từ cách người đứng đầu nhìn nhận về trải nghiệm. Đừng mất thời gian cho sự nổi tiếng hay sự ầm ĩ vội, nên quan tâm thật nhiều đến cảm giác của khách hàng khi cầm sản phẩm trên tay hoặc sử dụng dịch vụ doanh nghiệp tạo ra. Một cuốn sách được viết công phu đúc kết hơn 20 năm làm nghề dĩ nhiên là một cuốn sách đáng giá cho bất kỳ doanh nghiệp nào. Giá trị không chỉ đến từ lý thuyết. Giá trị đến từ chính trải nghiệm đầy đặn của tác giả. Sách về trải nghiệm khách hàng được viết bởi một người giàu trải nghiệm. Còn gì thú vị hơn thế. - Ông Nguyễn Đức Sơn - Chuyên gia chiến lược thương hiệu, CEO Interloka, Brand Strategy Agency

Với tất cả những đột phá đang diễn ra, làm thế nào để một công ty có thể nổi bật? Thực tế cho thấy, việc chúng ta khiến mọi người cảm thấy như thế nào có tác động đáng kể đến nhận thức của họ về chúng ta: đó chính là Trải nghiệm khách hàng. Ngày nay, ta có thể hiểu rõ hơn về trải nghiệm của khách hàng thông qua dữ liệu, thông qua phân tích và thông qua các phương pháp khác. Những phương pháp này sẽ tạo ra lực kéo khi thị trường trở nên đông đúc hơn và khách hàng ngày càng có nhiều lựa chọn hơn. Là con người, chúng ta có phản ứng cảm xúc và phản ứng thể chất với môi trường xung quanh chúng ta. Khi xây dựng trải nghiệm cho người khác, chúng ta phải nhận thức được rằng mình đang khiến họ cảm thấy ra sao. Chúng ta cần những hiểu biết sâu sắc về việc các khách hàng trải nghiệm sản phẩm và dịch vụ của chúng ta như thế nào trong thực tế, chứ không phải việc chúng ta hy vọng họ sẽ trải nghiệm như thế nào về sản phẩm và dịch vụ đó. Thực hiện một quá trình chuyển đổi trải nghiệm khách hàng đòi hỏi rất nhiều nỗ lực. Nó yêu cầu sự tập trung và nhiều nguồn lực. Những cải thiện nhỏ về hiệu quả có thể tích lũy thành các tác động đáng kể. Ngày nay, khách hàng có quyền được lựa chọn, và họ thích làm việc với những công ty giúp cuộc sống của họ trở nên dễ dàng hơn và tốt đẹp hơn. 62% người tiêu dùng tin rằng các thương hiệu tốt nhất thành công trong việc làm cho cuộc sống của họ trở nên dễ dàng hơn. Khách hàng sẵn sàng chi nhiều tiền hơn cho các công ty khiến họ cảm thấy tốt hơn so với các công ty khiến họ cảm thấy tồi tệ hoặc thất vọng. Giải pháp cho trải nghiệm khách hàng khá đơn giản, nhưng không dễ dàng. Thách thức ở đây là - hầu hết các công ty đều tập trung vào sản phẩm thay vì tập trung vào khách hàng. Sự thiếu sót trong tư duy về trải nghiệm khách hàng này là lý do khiến trải nghiệm của khách hàng thường trở nên không nhất quán và thất bại. Hầu hết các doanh nghiệp đều có quan điểm nội bộ: khi họ đưa ra quyết định, họ đưa ra quyết định đó vì nó tốt hơn cho lợi nhuận của họ - giá trị ngắn hạn của chính công ty. Khi một công ty tập trung vào sản phẩm, họ không có tư duy cần thiết để nâng cấp trải nghiệm khách hàng. Điều này trở nên rõ ràng theo thời gian thông qua văn hóa, hành vi và hành động của doanh nghiệp - và những điều này ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng, lòng trung thành của khách hàng và doanh số. Trải nghiệm là thứ làm cho con người cảm thấy phấn khích hơn, hoặc trở nên tức giận. Trải nghiệm tích cực sẽ đẩy lùi những vấn đề rắc rối và khiến chúng ta cảm thấy tốt hơn. Trong cuộc sống, chúng ta biết rằng khi làm cho ai đó cảm thấy hạnh phúc, họ sẽ mong muốn ở cạnh mình, và khi khiến ai đó cảm thấy thất vọng, hay khiến cuộc sống của họ khó khăn hơn, họ sẽ không muốn gần chúng ta nữa. Vậy làm cách nào để chúng ta có thể nắm lấy nguyên lý cơ bản này và áp dụng nó vào công việc kinh doanh của mình? Làm hài lòng khách hàng ở mức tốt đòi hỏi thời gian, nguồn lực, và cách mà chúng ta nghĩ khi điều hành doanh nghiệp của mình. Tất cả đều là những quyết định lớn và những quyết định nhỏ mà chúng ta thực hiện hằng ngày. Chúng ta phải bắt đầu từ một ý định vững vàng, thích ứng về mặt tư duy, và chuẩn bị tâm lý để sẵn sàng đối mặt với thất bại. Trong cuốn sách này, tác giả đã tìm tòi các nghiên cứu mới nhất về trải nghiệm khách hàng và phỏng vấn những công ty cũng như các giám đốc điều hành hàng đầu, những người nổi trội về trải nghiệm khách hàng. Mười nguyên tắc hướng dẫn trong cuốn sách sẽ cung cấp cho bạn các công cụ cần thiết để xây dựng các chiến lược hoàn chỉnh nhằm tạo ra những trải nghiệm cho các khách hàng trong tương lai.