Sự đột phá của những con người không tư duy theo lối mòn thường nằm ở việc sử dụng mọi công cụ có sẵn. Tính hợp lí và sáng tạo, trực giác và óc phân tích, nội lực và yếu tố thúc đẩy bên ngoài, tư duy theo kiểu chuyên gia hay kiểu người mới bắt đầu, đây là tất cả các khía cạnh thiết yếu của con người. Thưa các bạn, trong cuộc sống chúng ta vẫn đặt câu hỏi tại sao lại có những người trở thành những người lãnh đạo tài ba, những ông chủ của những tập đoàn lớn, những nhà tỉ phú của thế giới? Phải chăng họ có điều kiện hơn ta từ ban đầu, họ được học những điều ta không được học hay ở họ có một sức mạnh gì đó mà ta không có. Muôn vàn câu suy đoán được đặt ra. Nhưng thực ra họ hơn chúng ta ở tư duy. Thường những người muốn thành công họ thường có những tư duy khác với số đông, có những tư duy mang tên gọi là bứt phá. Và để giúp mọi người hiểu hơn về tư duy bứt phá 1980 Books đã xuất bản cuốn sách của tác giả Johnah Sachs với tiêu đề Thay đổi tư duy bứt phá thành công (unsafe thinking).

Thay đổi tư duy bứt phá thành công được viết ra nhằm chỉ ra những lối tư duy bứt phá hay đi ngược lại hoàn toàn với số đông, được viết dựa trên những nghiên cứu cụ thể, các ví dụ rõ ràng và hoàn toàn thỏa đáng đem lại sức thuyết phục đối với độc giả.

Những mối nguy của sự an toàn

Ngay ở phần mở đầu Những mối nguy của sự an toàn, Johnah Sachs đã đưa một loạt các ví dụ cụ thể minh chứng cho những điều “không an toàn”. Cụ thể, mở đầu là nói về cái kết thúc của một cuộc họp báo công bố cái tên mới của một đội bóng chày nhỏ mang tên “Yard Goats”. Đội bóng được đón nhận bằng những phản ứng lạnh lùng và thật tàn nhẫn của người hâm mộ. Mọi ý- kiến tiêu cực từ dư luận đều hướng về đội bóng này. Những Jason Klein đã mặc kệ chỉ trích và đi theo chiến lược của riêng mình. Và Klein là một nhà tư duy đột phá, ông đã lựa chọn không đứng im một chỗ khi đối mặt với sự thay đổi nhanh chóng, mà thay vì đó ông nhìn nhận sự hỗn loạn như một cơ hội.

Không chỉ đề cập đến Klein, có rất nhiều những cái tên khác được đề cập tới. Như Free Range với bộ phim hoạt hình nổi tiếng The Matric hay The Story of Stuff. Kể cả đến Barry Marshell, người bị cộng đồng y tế cười nhạo và vợ tống cổ ra khỏi nhà vì tin một điều rằng căn bệnh nan y của mình có thể chữa trị được. Nhưng chính niềm tin đó đã giúp anh đạt giải Nobel.

Tại sao tác giả lại nói đến những điều này? Đó là những minh chứng cho lối tư duy bứt phá. Họ có suy nghĩ ngược lại hoàn toàn so với phần còn lại. Và chính cái lối suy nghĩ mà tưởng chừng là “điên rồ” ấy lại tạo nên tên tuổi lớn trong các lĩnh vực khác nhau trên thế giới.

Tôi phát hiện rằng thay vì học cách liên tục đối mặt với lo lắng, họ chấp nhận rủi ro gặp phải bất kể khó khăn và hồi đáp với sự phản biện để thách thức bản thân mình.


Tư duy đột phá

Tư duy đột phá được xem như là một kĩ năng vô cùng cần thiết trong cuộc sống ngày nay. Và để có được tư duy đột phá thì không phải cứ sinh ra là đã có. Đôi khi tư duy của chúng ta vẫn nằm trong vùng an toàn và không thoát ra được những khuôn mẫu đã dập khuôn vào não chúng ta trước đó.Hay theo như tác giả nói đó là tư duy leo đồi”.

Tư duy leo đồi thực sự không phải là một đường tắt” hiệu quả cho tư duy, vì thế chúng ta cần phải đấu tranh  để vượt qua. Nó chỉ là một trong hàng tá phức tạp bên trong cấu tạo thần kinh của con người, mà thông qua tiến hóa khiến chúng ta cảm thấy an toàn và quen thuộc. Thay vì đồng ý như một thói quen, chúng ta cần phải đặt nhiều câu hỏi hơn để hiểu rõ ràng và chính xác vấn đề gặp phải.

Những ví dụ về lối tư duy này cũng được nêu ra cụ thể như giáo dục của Mỹ đã đưa tư duy an toàn trở nên chuẩn mực và những nghiên cứu của nhà tâm lí học Teresa Amabile đến từ Đại học Havard. Johnah Sachs đã phân tích rất kĩ nghiên cứu của bà và chỉ ra những phát hiện hay ho của bà. Nhưng sự áp dụng vào thực tiễn từ lý thuyết đó là rất khó khăn.

Từ nghiên cứu của mình và thử nghiệm, Johnah Sachs đã vẽ ra những lộ trình của riêng ông để thoát khỏi tư duy an toàn, những vùng an toàn trở thành tư duy bứt phá.

Hành trình thoát khỏi tư duy an toàn

Trong cuốn sách này, các bạn sẽ được tiếp cận với cách để giúp chúng ta có tư duy mới mẻ, thoát khỏi những điều dập khuôn.  Hành trình này được vẽ ra theo sáu phần với sáu từ khóa khác nhau. Và khi các bạn nắm bắt được các từ khóa quan trọng này, giải mã được nội dung của nó thì có thể biết đâu tư duy các bạn cũng sẽ đột phá.

1. Lòng dũng cảm

Tại sao lại nhắc đến cụm từ lòng dũng cảm ở đây? Các bạn hãy coi việc các bạn thay đổi tư duy của mình là cuộc chiến với chính bản thân chúng ta. Thì buộc chúng ta phải có lòng dũng cảm để dám đối mặt, dám thay đổi. Nền tảng lòng dũng cảm là nền tảng cần thiết để bước đi những bước đầu tiên trên hành trình tư duy bứt phá. Trong phần Lòng dũng cảm, Johnah Sachs chia làm 2 chương. Chương 1 mang tiêu đề Chu kì tư duy an toàn, chương 2 mang tiêu đề Coi nỗi sợ như một loại nhiên liệu. Trong chương 1và chương 2 tác giả nói đến rất nhiều ví dụ, rất nhiều minh họa. Từ những điều ông đã trải qua như cuộc gặp gỡ với các CEO hay cả những bài toán tạo ra dây chuyền từ 4 sợi dây chuyền và 3 mối nối sẵn. Hay ở chương 2 tác giả nói đến rất nhiều những nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Nhưng điều quan trọng là từ đó chúng rút ra được các bài học: 

· Tìm kiếm các khoảnh khắc ít kích động: Khi ít kích động chúng ta sẽ có thể sáng tạo ở mức cao hơn. Còn khi chúng ta kích động mạnh thì dường như khả năng sáng tạo, bứt phá từ não bộ chúng ta sẽ trở nên kém hơn.


· Chấp nhận sự lo lắng như là một phần của hành trình: Khi chúng ta né tránh trước tình huống thì chúng ta càng nhiều lo âu. Thay vì đó, những lo lắng về khó khăn nếu xem là cơ hội thì càng gợi óc tưởng tượng của bản thân.

Tìm kiếm những tình huống đẩy bạn ra khỏi vùng an toàn. Chú ý đến cảm xúc của bạn khi trải nghiệm điều đó. Bằng cách cẩn thận quan sát cách mình phản ứng, có thể bạn sẽ thấy trải nghiệm này quý giá và có lẽ còn thú vị hơn những sự việc dễ dàng, thoải mái trước đây.

· Tái hình dung nỗi sợ là nhiên liệu của sự sáng tạo: Đôi khi sợ hãi lại là dấu hiệu giúp bạn có sự bùng nổ về sáng tạo.

2. Động lực

Phần này mô tả thứ năng lượng mà chúng ta cần để duy trì sự thử nghiệm và thách thức với những phương pháp mới trong công việc. Những điều cần lưu ý trong phần này là gì?

· Sử dụng sức mạnh động lực để luôn tràn đầy sinh lực: Chúng ta nên hướng sự tập trung của bản thân vào động lực nội tại, hoặc những cái gì mà chúng ta yêu thích. Theo tác giả, đó là cội nguồn năng lượng sáng tạo sâu thẳm nhất của mỗi chúng ta.

· Đặt mình vào dòng chảy: Dòng chảy xảy ra khi chúng ta biết bản thân cố gắng đạt được điều gì, trình độ hoặc kĩ năng của chúng ta bằng hoặc nhỏ hơn mức thách thức và phản hồi thường xuyên. Khi đó bạn sẽ tìm được nguồn động lực nội tại.

· Để những phút phân tâm hiệu quả với chính bạn: Sự xao lãng vô thức sẽ giết chết sự sáng tạo của chúng ta. Và vì thế sự phân tâm cần phải để chúng có hiệu quả tạo nên nguồn sáng tạo vô tận trong bạn như Da Vinci tạo nên điều kì diệu khi đi bộ thư thái trên con phố của Venice.

3. Sự học hỏi

Phần này là một phần hay và thú vị khi Johnah Sachs sẽ giúp các bạn hiểu ra làm thế nào để có lợi thế về chuyên môn mà tư duy của chúng ta vẫn nhanh nhẹn và sự học hỏi những người mới vẫn cần thiết.

· Dành thời gian khiến bạn làm việc trở lại vị trí của người mới bắt đầu: Khi bạn ở vị trí của người mới bắt đầu, đòi hỏi bạn làm từ đầu tư duy từ đầu và những định kiến sẽ được phá vỡ. Khi đó bạn sẽ có sự sáng tạo.

· Đừng cố gắng để giống như một chuyên gia: Khi bạn tỏ ra là một chuyên gia, bạn sẽ dễ mắc sai lầm và bạn sẽ không còn muốn học hỏi điều gì nữa. Vì thế khiêm nhường sẽ giúp bạn có lợi thế hơn.

· Dành thời gian đưa ra quyết định quan trọng càng lâu càng tốt: Khi chúng ta quyết định nhanh chóng thì rõ ràng chúng ta luôn đóng băng vào điều đó.

4. Sự linh động

Tác giả sẽ đề cập đến các thông tin chi tiết về sức mạnh, giới hạn trực giác và lợi thế của ý tưởng phản trực giác trong phần sự linh động này.

· Hãy để ý đến trực giác của bạn: thường chúng ta không trọng dụng trực giác nhưng nó lại rất cần thiết. Cảm nhận nhiều hơn về ý tưởng của mình thì chắc chắn bạn sẽ có nhiều cảm hứng hơn.

· Không nên tin trực giác một cách mù quáng: Trực giác có đúng nhưng cũng có sai. Nên chúng ta phải biết cách kiểm tra trực giác của mình không nên lúc nào cũng tin trực giác một cách tuyệt đối.

Hãy luôn kiểm tra trực giác của bạn, bởi chúng dễ bị ảnh hưởng bởi lối mòn tư duy sai lệch.

 · Phá vỡ những định kiến của bản thân: Sự kết hợp giữa trực giác và óc phân tích có thể giúp chúng ta vượt qua những định kiến của bản thân , phát hiện những đột phá khác thường. 

· Chấp nhận những điều khó hiểu và vô lí: Đôi khi có những điều chúng ta không thể giải đáp. Đeo bám quá lâu cũng chưa chắc giúp chúng ta tư duy tốt lên. Mà hãy chấp nhận và nghĩ thoáng ra lại là giải pháp đặc biệt.

    5.  Đạo đức

Phần này tôi sẽ nêu ra một vài điều tôi cho là bổ ích và sẽ giúp các bạn rất nhiều trong cuộc sống

·        · Thực hành bất tuân: tuân thủ quá sẽ hạn chế sự sáng tạo, nhưng bất tuân thủ mà thiếu cân nhắc thì lại thiếu khôn ngoan.

Khi bạn gặp các quy tắc hạn chế sự sáng tạo của mình, trước tiên hãy đề nghị thay đổi chúng và nếu điều đó không hiệu quả, hãy cởi mở chia sẻ ý định để phá bỏ quy tắc đó. Những người khác sẽ đánh giá cao bạn về điều đó. Thiết kế sự nổi loạn của bạn để tối đa hóa lợi ích cho người khác, và khi ấy, bạn có nhiều khả năng được tha thứ nhất.

·  Dạy cách bất tuân cho người khác: Giảm thiểu các quy tắc vô ích sẽ giải phóng được sự sáng tạo. Và cách bạn nói cho họ những câu chuyện những người bước ra khỏi giới hạn sẽ giúp họ biết cách thực hiện hiệu quả.

·  Tìm kiếm những đồng minh khác biệt: Chúng ta sẽ nhanh chóng tìm ra sự sáng tạo, phát triển khả năng nhận thức và tìm ra các giải pháp ẩn khi chúng ta ngồi với những người không cùng quan điểm.

6. Lãnh đạo

Phần này giúp chúng ta hiểu thêm kỹ năng làm việc với người khác và vượt qua áp lực xã hội luôn chống lại sự lãnh đạo.

· Chống lại sự đồng thuận vội vàng: Thay vì tung hô, cường điệu hóa và kết luận với lối tư duy an toàn từ nhóm ủng hộ chúng ta có thể chống lại và nói lên cái quan điểm theo lối tư duy của mình. Không chấp thuận có nghĩa tư duy chúng ta sẽ sáng tạo hơn.

Nếu bạn là một nhà lãnh đạo, hãy nhớ rằng, những tư duy mặc định sẽ tiêu biến nếu những người dẫn dắt lắng nghe những người khác nói trước và tất cả mọi người đều nói lên quan điểm của mình.

· An toàn hóa sự mạo hiểm: an toàn không hề kìm chế sự sáng tạo. Bạn chắc sẽ không cảm thấy an toàn khi chọn rủi ro. Sự an toàn có khi còn tăng cường sự sáng tạo. Một vài sự tinh chỉnh cũng có thể kích thích sự sáng tạo.

· Không chỉ ghi nhận thành công, hãy khuyến khích sự mạo hiểm: Trực tiếp khuyến khích hoạt động thông minh, nhận diện thất bại hay đưa ra câu hỏi thông minh. Điều này sẽ giúp chuyển hướng các nhóm ra khỏi phương thức bảo thủ. Cho phép họ dấn thân vào những điều họ chưa khám phá.

Cuốn self – help đáng giá và đáng đọc

Có rất nhiều cuốn self – help nói về sự tư duy nhưng Thay đổi tư duy bứt phá thành công là một cuốn sách đáng để đọc một lần và học hỏi các phương pháp của Jonah Sachs đã đưa ra. Nó còn đáng đọc hơn bởi sự đánh giá từ các tác giả nổi tiếng trên thế giới

Một cuốn sách đầy mê hoặc về cách đặt nghi vấn trước những tiêu chuẩn, thách thức hiện trạng và mở khóa các giải pháp sáng tạo tiềm năng.

( Adam Grant)

Cuốn sách này cung cấp một loạt hiểu biết mới về sáng tạo, động lực và việc ở trong dòng chảy. Được gói gọn trong các ví dụ thực tiễn đầy tính thuyết phục, nó sẽ đẩy bạn ra khỏi lối mòn và bước vào một con đường tư duy tốt hơn, sắc nét hơn.

( Daniel H.Pink)

Lời kết

Cuốn sách như là một cuốn bí kíp để giúp cho người trẻ chúng ta có những sự bứt phá về tư duy. Bứt phá để làm những điều lớn lao hơn, bứt phá để có ích hơn. Thay đổi những điều trong tư duy của bản thân để thành công trong cuộc sống. Một cuốn sách rất hay và thú vị các bạn nên đọc. Hơn nữa, qua cuốn sách cũng là sự truyền cảm hứng, truyền động lực của tác giả đối với chúng ta, khích lệ chúng ta với những hướng tư duy mới mẻ. Hi vọng bài viết giới thiệu về cuốn sách Thay đổi tư duy bứt phá thành công (Unsafe thinking ) của tác giả Jonah Sachs sẽ giúp các bạn hiểu phần nào cuốn sách và các bạn hứng thú đón đọc với sách của 1980 Books.

Tôi mong những câu chuyện về các nhà tư duy đột phá và nền tảng khoa học tôi trình bày tới đây sẽ truyền cảm hứng tới bạn qua các trải nghiệm kèm thực hành, đồng thời giải phóng tiềm năng tư duy đột phá trong bạn và, nếu bạn làm việc trong một đội nhóm, và cả những người cộng sự của bạn. Chuyến đi vào thế giới tư duy đột phá của tôi chỉ ra rằng nó là con đường không chỉ dẫn tới những thành công mỹ mãn trong công việc mà còn tới cuộc sống hạnh phúc và ngập tràn hứng khởi.

Review chi tiết bởi: Huy Dũng - Bookademy

------------

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link:

https://www.facebook.com/bookademy.vn

Đăng ký để trở thành CTV Bookademy tại link: http://bit.ly/2Hxkazt

Xem thêm

Một bài đọc hay về cách suy nghĩ sáng tạo và trong những lúc nghịch cảnh.

Tôi thích cuốn sách này vì nó nhắc nhở tôi về những điều mà tôi đã cố gắng học hỏi từ những cuốn sách khác (tư duy phản biện, đạt được dòng chảy, lãnh đạo bằng cách lắng nghe, phỏng đoán, v.v.). Phần lớn, nó là phiên bản rút gọn của "Tư duy nhanh và chậm" của Daniel Kahneman và "Dòng chảy" của Mihaly Csikszentmihalyi. Nhưng cũng có một số ý tưởng mà tôi chưa từng thấy trước đây về cách lãnh đạo và giải quyết vấn đề. Tôi vẫn đánh giá cao cuốn sách này vì nó được viết theo cách dễ hiểu, có những điểm chính được trình bày riêng biệt và khiến tôi phải suy nghĩ kỹ về bản thân và hành vi của tôi.

Đây là phần tóm tắt của tôi về cuốn sách trong 5 gạch đầu dòng (trích từ https://ashonthegrid.wordpress.com/20...

- Bất kể tình huống bất lợi và giới hạn thời gian như thế nào, hãy nghỉ ngơi và nghĩ ra giải pháp trong trạng thái ít hưng phấn.

- Tình huống lý tưởng để phát triển là khi kỹ năng gặp thách thức có thể giải quyết được.

- Quá nhiều hoặc quá ít chuyên môn đều cản trở sự sáng tạo. Khi chuyên môn tăng lên, điều quan trọng hơn là đưa vào quan điểm của người ngoài cuộc.

- Hãy để mắt đến những điều không phải ai cũng biết. Đây là những tia lửa hiếm hoi xuất hiện trong các cuộc trò chuyện chủ yếu thảo luận về các sự kiện đã biết.

- Phát triển tư duy phản trực giác bằng cách nói chuyện thoải mái với những người không đồng ý với bạn. Giữ một tâm trí cởi mở và sẵn sàng linh hoạt hoặc thay đổi các giá trị nếu cần.


Tôi thực sự không biết những gì mong đợi từ cuốn sách này. Ý tôi là, cân bằng rủi ro là một phần vốn có của mọi quyết định mà chúng ta phải đưa ra. Vì vậy, tôi có thực sự muốn cuốn sách làm cho tôi ít sợ rủi ro hơn không? Hoặc chia sẻ một số thống kê khó hiểu rằng con người về cơ bản là quá bảo thủ và làm thế nào để không rơi vào cái bẫy đó? Hoặc đưa ra một khuôn khổ về cách đo lường rủi ro chính xác hơn?

Thành thật mà nói, tôi không chắc lắm. Nhưng tôi đã lao xuống. Thấy chưa... tôi đã "không an toàn" rồi. Có lẽ thậm chí không cần phải đọc cuốn sách.

Một điểm nhấn lớn mà tôi có với cuốn sách là không có mô hình tư duy nào mà người đọc thực sự có thể áp dụng. "Tư duy không an toàn" chỉ là một cụm từ đã được cắt lát và thái hạt lựu và một dòng chảy đã được xây dựng để viết cuốn sách. Có rất nhiều câu chuyện được cho là minh họa cho quan điểm đang được thảo luận. Nhưng đó là một điều khó bán. Rất nhiều lần, tôi không nghĩ rằng câu chuyện đã truyền đạt quan điểm mà tác giả đang cố gắng đưa ra. Nhưng sau đó, đó là điều về những câu chuyện, họ có thể đưa ra bất kỳ điểm nào mà tác giả muốn nó đưa ra. Bên cạnh đó, những câu chuyện thực sự không liên quan đến hầu hết chúng ta. Trừ khi bạn có kế hoạch lập biểu đồ đường đi của sông Nile ở châu Phi, hoặc cần quản lý một thành phố đầy tội phạm. Những câu chuyện này thực sự rất thú vị. Tôi đã rất vui khi đọc về chúng. Nhưng... cố gắng tạo ra một mô hình từ họ là quá nhiều tầm với. Nhìn chung đó là một cuốn sách dễ đọc - vì vậy tôi không quá căng thẳng khi đọc cuốn sách này. Nhưng tôi không nghĩ rằng tôi đã lấy đi nhiều từ điều này.


Không phải ai cũng có thể đi sâu hơn vào chủ đề này, nhưng đây là một ngoại lệ khiến việc đọc sách trở nên thú vị và hấp dẫn.

Chúng tôi biết tư duy sáng tạo mang lại kết quả. Tuy nhiên, hầu hết các môi trường làm việc và cuộc sống nói chung không hỗ trợ sự sáng tạo. Từ chối tuân thủ và bạn sẽ bị trừng phạt - bất kể bạn đang ở trường học, doanh nghiệp hay chính phủ. Tại sao trên trái đất lại đặt câu hỏi về những lẽ thật đã được thiết lập tốt hoặc, thậm chí tệ hơn, phá vỡ chúng?

Đây là một cuốn sách được nghiên cứu kỹ lưỡng, kết hợp nghiên cứu khoa học với các trường hợp thực tế tốt đẹp. Tại sao họ tốt bụng? bởi vì tôi mệt mỏi khi đọc ba câu chuyện giống nhau ở khắp mọi nơi. Có rất nhiều thứ thời thượng, chẳng hạn như làm thế nào người ta không thể thêm Kahneman hoặc Tetlock vào một cuốn sách về tư duy? Nhưng điều đó có ý nghĩa và thực hiện công việc, vì vậy tất cả đều tốt.

Tất cả chúng ta cần phải đẩy suy nghĩ của mình ra khỏi ý thức chung và đây là một cuốn sách hướng dẫn rất hay về cách thực hiện. Rất nhiều hiểu biết sâu sắc và thức ăn cho suy nghĩ (và hành động).

Một cuộc thảo luận hấp dẫn về động lực, bước ra ngoài những thành kiến của chúng ta và tạo ra những ý tưởng sáng tạo. Tôi đã đọc lại nó; có rất nhiều điều để học hỏi từ nó và các quy ước để thoát ra!