Giống như đi tìm kho báu, để khởi đầu hành trình đích đến giàu có, bạn cũng cần một tấm bản đồ chi tiết, chính xác. Những Quy Tắc Để Giàu Có của Richard Templar chính là tấm bản đồ như thế. Những quy tắc thiết thực, hữu ích, được đúc kết từ kinh nghiệm của rất nhiều người mà tác giả đưa ra sẽ giúp bạn ngày càng tiến gần đến đích. Hãy đọc, nghiền ngẫm từng quy tắc, rồi áp dụng chúng, bạn sẽ thấy điều kỳ diệu xảy ra.

Về Cuốn Sách

Với cách trình bày vô cùng đơn giản, cuốn sách này hé lộ với bạn:

  • Người giàu kiếm tiền bằng cách nào?

  • Họ tiếp tục kiếm tiền ra sao?

  • Khi đã có tiền, người ta sẽ phụ thuộc vào tiền như thế nào?

  • Họ tiêu tiền như thế nào?

  • Họ đầu tư tiền bạc ra sao?

  • Họ hưởng thụ tiền bạc ra sao?

  • Bằng cách nào họ tận dụng tiền triệt để nhất?

Cuốn sách đưa ra hệ thống các quy tắc, chiến lược và những điều mà bạn cần phải hiểu và hành động. Chúng sẽ không làm bạn nhanh chóng giàu có nhưng sẽ làm tăng lợi thế kiếm tiền của bạn, giúp bạn ngày càng giàu có trong khi vẫn giữ nguyên bản chất tốt đẹp của mình. Kết quả là chúng ta sẽ trở thành “nhà cái” và luôn luôn thắng. Vậy chúng ta phải làm những gì? Chúng ta phải làm rất nhiều việc. Không một quy tắc riêng lẻ nào có thể đảm bảo được thành công. Nhưng mỗi quy tắc sẽ có những lợi thế nhất định. Tất cả các quy tắc đều làm tăng cơ hội kiếm tiền của bạn. Dù chẳng thể dễ dàng. Nhưng lại chắc chắn hơn, lâu dài hơn. Và để giúp bạn hiểu rõ hơn, tác giả đã chia cuốn sách này thành 5 phần: 

  • Suy nghĩ giàu có.

  • Trở nên giàu có.

  • Trở nên giàu có hơn.

  • Tiếp tục giàu có.

  • Chia sẻ sự giàu có.

Phần I: Suy Nghĩ Giàu Có

Vậy với bạn, giàu có là gì? Đó là điều mà bạn phải tìm ra trước khi trở nên giàu có. Với một số người, không phải lo lắng về tiền bạc là khi họ có đủ tiền trang trải mọi chi phí phát sinh khẩn cấp trong gia đình họ. Vậy bạn định nghĩa nó như thế nào? Bằng ô tô mà bạn sở hữu? Tiền gửi trong ngân hàng? Giá trị ngôi nhà của bạn? Tất nhiên ở đây không có câu trả lời đúng hay sai. Nhưng chỉ khi nào tìm ra câu trả lời cho mình, bạn mới có thể tiếp tục. Nếu chúng ta không đặt ra mục tiêu, chúng ta không thể nào nhắm mắt đến nó. Nếu chúng ta không có một địa điểm đến, chúng ta sẽ chẳng thể rời nhà, hoặc sẽ chỉ đi lòng vòng hàng tiếng đồng hồ. Nếu không có một định nghĩa, làm sao chúng ta giám sát hay đánh giá được sự thành công? Nếu bạn không tìm ra định nghĩa, liệu bạn có biết được thứ gì sẽ giúp ích cho bạn trên con đường này? 

Bằng việc đưa ra định nghĩa của bạn về sự giàu có, giờ đây bạn đã có một đích đến. Thiết lập mục tiêu là đưa ra thời gian biểu nhằm đạt được mục tiêu đó.  Các mục tiêu của bạn cần phải thực tế, trung thực và khả thi. Trung thực có nghĩa là bạn phải thành thật với bản thân, lừa dối chính mình và lừa dối người khác chỉ đem lại sự thất bại mà thôi. Còn tính khả thi? Nếu bạn không hiểu gì về sự giàu có, không hứng thú học hành, không có vốn, không tài sản thế chấp thì mục tiêu trở thành nhà đầu tư bất động sản là không thực tế, không trung thực và bất khả thi. 

Bạn hiểu rõ mình được bao nhiêu phần? Tương đối rõ? Chẳng hiểu gì cả? Hiểu lờ mờ? Chúng ta cứ nghĩ là đã hiểu chính mình cho đến lúc phải bỏ thuốc lá, giảm cân, tập thể dục và làm giàu. Và lúc đó, chúng ta sẽ nhận ra rằng mình lười biếng hơn thế, ít nhiệt tình hơn, thiếu quyết đoán hơn, nỗ lực ít hơn, dễ thỏa hiệp hơn, dễ dàng sai lầm. Rõ ràng, quản lý bản thân bạn khó hơn cả quản lý tiền. Tự kiểm soát và tạm hoãn việc chiều chuộng bản thân là nghệ thuật hữu ích với chúng ta.

Đừng trông đợi quá nhiều vào tiền bạc và đừng mua một món đồ nào đó với hy vọng nó sẽ làm bạn hạnh phúc, nó sẽ không làm được đâu. Khi bạn mua được một sản phẩm sẽ cảm thấy rất tuyệt - thì cảm giác đó không phải là từ món đồ bạn mua. Cảm giác đó đến từ chính bản thân bạn. Tất cả nói lên rằng, tiền chỉ có thể giúp bạn tránh mua phải những điều bất hạnh. Ngoài ra, nó không thể làm gì nhiều hơn. 


Tiền là một khái niệm. Bạn không thể thực sự nhìn thấy hay nắm bắt được nó. Bạn chỉ có thể nhìn hay cầm nắm được những biểu tượng vật chất của nó, chẳng hạn như tiền mặt hay ngân phiếu. Đó chỉ là những mẩu giấy, đúng vậy, là những mẩu giấy có sức mạnh vô biên.

Phần II: Trở Nên Giàu Có

Tại sao chàng ngốc lại rất dễ bị mất sạch tiền? Bởi vì chàng ta không có kế hoạch nào cả. Nếu bạn không có kế hoạch, bạn sẽ rất dễ bị lôi cuốn vào những việc phí tiền, tiêu hết tiền thay vì đầu tư hoặc quên mất những ý tưởng kinh doanh mới, hay thay đổi sự nghiệp. Kế hoạch của bạn bao gồm việc nắm quyền kiểm soát tài chính, giải quyết các khoản nợ nếu có, thay đổi sự nghiệp, đánh giá một ý tưởng kinh doanh, đầu tư tài chính hoặc tăng vốn… dù kế hoạch đó bao gồm những gì, chỉ cần bạn có một kế hoạch và kiên trì thực hiện. Chỉ cần nhớ rằng, đừng ngồi yên một chỗ và đợi ai mang tiền đến cho mình.

Đã đến lúc gạt sang một bên những điều bạn sợ hãi và thực sự bắt tay vào việc gì đó. Đọc một cuốn sách chỉ là một sự khởi động nhưng sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu bạn không thực sự hành động. Có lẽ, trong khi đọc sách bạn sẽ tự nhủ rằng: “Ôi giời, cái này mình biết rồi” hoặc “Cái này ai chẳng biết…” Tốt thôi, bạn đã biết, nhưng bạn đã làm chưa? Chắc chắn rồi, các chi tiết đều rất rõ ràng nhưng liệu bạn có sử dụng không? Với hầu hết chúng ta, giữa điều chúng ta biết và cái chúng ta làm luôn có một khoảng cách. Chỉ đọc sách không thôi thì chẳng có nghĩa gì hết, làm việc dựa trên bất cứ điều gì cuốn sách đã thúc đẩy bạn suy nghĩ mới là một ý hay. 

Hãy làm chậm thôi, hãy bắt đầu với những gì bạn chứng kiến và những gì bạn đọc. Chỉ đơn giản bắt đầu với việc đọc/xem các bản tin kinh doanh, học hỏi nghệ thuật trao đổi, nghệ thuật thương thuyết, nắm vững được nghệ thuật bán hàng. Bắt đầu bằng cách thay đổi suy nghĩ về bản chất của tiền bạc và những bí ẩn tiền bạc ảnh hưởng tới tất cả phần lớn chúng ta. Rất nhiều người sẽ vấp ngã, dù rằng họ đã tuyên bố muốn được giàu và giàu hơn nữa, nhưng tuyên bố của họ không xuất phát từ niềm đam mê. Mà sự thật là họ thiếu động cơ, không chịu làm việc. Bắt đầu đi, ngay hôm nay, ngay bây giờ, ngay lập tức. 

Tuy nhiên, viết lách vẫn là công việc thường xuyên của tôi - dù có được nhận thù lao hoặc cuốn sách đó có được xuất bản hay không. Và đó là bí quyết của tôi; tôi viết bởi tôi đam mê thực sự. Đó là cả trái tim, tâm hồn, niềm tin, quyết tâm và tham vọng của tôi. Đó là một phần quan trọng đối với tôi, không ai chạm vào được hoặc có sức mạnh trấn áp nó hay mang nó đi xa. 

Phần III: Trở Nên Giàu Có Hơn

Bạn cần phải biết điểm mạnh điểm yếu của mình, giỏi và không giỏi trong việc gì, biết mình đạt hiệu quả cao nhất khi làm việc đội nhóm hay làm việc một mình. Bạn cần hiểu rõ bản thân và tự tin trong lĩnh vực thế mạnh của mình, có thể xem xét lại các vấn đề không thuộc sở trường, phát huy điểm mạnh và để người khác làm những việc bạn không thể làm tốt. Xung quanh ta đầy rẫy những cơ hội làm giàu. Tất cả những gì chúng ta cần làm chỉ là cởi mở với cơ hội và đi tới phép màu của các sự kiện này. 

Không điều gì nhanh tàn úa hơn một vòng nguyệt quế ngủ quên trên chiến thắng. Đó là sự thật. Sau khi đã kiếm được chút tiền, các vụ đầu tư đã thu được kết quả hoặc đã được trả hết, người ta sẽ bị hấp dẫn bởi ý tưởng ngồi xuống thư giãn. Tất nhiên là chúng ta có thể. Nhưng chúng ta không muốn vậy. Đó chính là lúc phải tăng tốc, và phải làm thêm nhiều việc hơn nữa. Đó chính là thời điểm cho bạn quan sát xung quanh, đề ra kế hoạch tấn công tiếp theo. Đó chính là thời điểm để tấn công, đầu tư, củng cố, là lúc không được rời mắt khỏi mục tiêu.

Chúng ta đều khuấy động được đầm lầy nhưng sau đó vẫn trở lại bùn đen. Còn có những người thực sự vẫn đấu tranh cho đến tận khi thoát khỏi vũng lầy. Nếu bạn nghỉ một ngày, đường trượt bắt đầu, và sẽ không thể kìm hãm, vẫn sẽ trượt dài. Sau đó bạn sẽ còn phải nỗ lực vất vả hơn nhiều. Vì vậy, hãy lại nỗ lực gấp đôi. Hãy thắp lại nhiệt tình. Hãy nhóm lại ngọn lửa khát khao và trở lại với công việc. 


Đừng ngồi yên thỏa mãn với những gì đã đạt được có nghĩa là bạn phải tìm kiếm các cơ hội tiềm ẩn để làm giàu hơn nữa. Bạn phải luôn bắt kịp sự phát triển, hành động theo linh cảm, thấu hiểu thị trường, biết rõ mình đang có gì và cái gì bạn nên chi tiêu/ đầu tư/ tiết kiệm.

Phần IV: Tiếp Tục Giàu Có 

Mua hàng vì chất lượng nói lên rất nhiều điều về cách sống của bạn, cách bạn giới thiệu bản thân và doanh nghiệp của mình. Nó nói lên chất lượng với những người sẽ thay đổi cách cư xử với bạn. Nó cũng giúp bạn tiết kiệm về lâu dài - đồ rẻ tiền sẽ là lần tiết kiệm tiền không thành công. Tuy nhiên, bạn không nên ném tiền qua cửa sổ cho những thứ đắt đỏ mà bạn có thể mua được với giá rẻ hơn từ những nguồn khác. Tiêu thì nhanh nhưng kiếm mới lâu. Chúng ta phải thật thận trọng khi chi tiêu. Đừng từ chối bản thân bất kỳ thứ gì, nhưng nên cẩn trọng một chút và đừng ném tiền vô ích qua cửa sổ. 

Một ngày nào đó bạn nhận ra rằng mình đã đi vào ngõ hẻm trên con đường tuổi tác và nhìn thấy phía trước ít lối đi hơn. Vì vậy, bạn phải đảm bảo rằng, nếu giờ đây ngừng kiếm tiền bạn vẫn duy trì được mức sống, sự tiện nghi và thoải mái mình đang hưởng thụ hoặc muốn hưởng thụ. Chúng ta có thể ổn định tình hình tài chính theo trật tự và hạn chế lãng phí tiêu xài, nếu không có lương hưu, phải đảm bảo rằng vẫn có khoản nào đó khi nghỉ hưu hoặc cho những năm tiếp theo và luôn luôn nghĩ đến cách để có mức lãi suất cao nhất. Cũng như việc tiết kiệm cho tuổi già, bạn sẽ luôn cần đến một khoản dành cho những tình huống bất ngờ. Ví dụ: tai nạn, bệnh tật, thất nghiệp, kinh tế suy thoái,... Tốt nhất là để dành một khoản đủ để duy trì lối sống hiện tại của bạn trong vòng từ ba đến sáu tháng mà không phải suy nghĩ đến tiền. 


Có lẽ bạn sẽ đòi hỏi phải nhận được gì từ cuốn sách này bởi vì tôi chẳng hứa gì với bạn nếu bạn có sự chăm chỉ, cống hiến, tập trung, sáng tạo và nổi bật khỏi đám đông, các kế hoạch phía trước và những giọt mồ hôi bạn phải đổ. Thật lạ. Không có lời hứa nào ở đây cả. 

Phần V: Chia Sẻ Sự Giàu Có

Có người nói rằng: “Bất cứ ai nhận được nhiều thứ nhất thì đó là người thắng cuộc”. Nhưng bạn thực sự không thể mang tiền theo và cũng không thể mua bất cứ thứ gì khi đã rời Trái Đất - không tấm vé nào để đến thiên đường, không được xá tội, không có tấm thẻ môn bài để thoát khỏi địa ngục. Khi bạn qua đời, bạn sẽ đi một mình, tay trắng, giống như khi bạn sinh ra. Vì vậy tất cả nỗ lực đó đều là vô ích. Trừ khi bạn dùng tiền làm những việc có ích và đủ khả năng để làm vậy. 

Khi bạn đã khá giả một chút, bạn sẽ muốn hiến tặng từ thiện, hỗ trợ cho mục đích nhất định, hỗ trợ một người nhất định. Tuy nhiên, phải xác định xem với bạn điều gì là quan trọng - trái đất này, giải cứu cá voi, những đứa trẻ, người nghèo, nghiên cứu bệnh ung thư. Xác định xem bạn muốn làm gì - chỉ ủng hộ tiền hay tham gia tư vấn, tạo quỹ. Kiểm tra những hoạt động từ thiện bạn cho rằng sẵn có trên internet và xem xem liệu ý tưởng của bạn có hợp với tư tưởng của họ. Kiểm tra bản thân những hoạt động đó - báo cáo tài chính, tài khoản, thủ tục, thông tin chiến dịch, thành viên, tuyên ngôn nhiệm vụ. Và điều quan trọng cuối cùng, hãy tin tưởng vào cảm nhận của bạn

Giàu có là điều tốt lành. Có tiền là một điều tuyệt vời. Làm giàu là việc nên làm và cũng rất thú vị. Hãy là một người giàu có nhưng kín đáo, có óc thẩm mỹ, trang nhã, có văn hóa, coi ít là nhiều, nhiều là phô trương. Sự phô trương sẽ tạo ra sự ghen tị, ghen tức, chỉ trích, kiểu cách trưởng giả học làm sang, sự chê trách, phê bình - và tất cả đều đúng. Sự giản dị và kín đáo thì trái lại, sẽ khiến người khác tôn trọng, ngưỡng mộ và cả sự thi đua. Đừng bao giờ nhắc đến việc bạn có bao nhiêu, bạn có những gì và bạn kiếm được bao nhiêu. Nếu bạn nói với mọi người, một nửa sẽ coi thường bạn vì bạn có ít hơn họ, một nửa sẽ ghen tị vì bạn có nhiều hơn họ. Chỉ nói những chuyện như vậy với người quản lý ngân hàng của bạn và thậm chí họ còn phải mọi thông tin từ bạn. 

Phần Bổ Sung: Quy Tắc Với Tiền Của Người Khác

Thật khó để nhìn những người giàu trực diện mà không ghen tị với những gì họ có. Đúng vậy, nhưng cái này mới khó khăn hơn: những người có tiền không phải những người nổi tiếng ở đâu xa, mà lại chính là bạn thân, hàng xóm, đồng nghiệp, chị gái… của bạn. Thực tế thì “xa thơm gần thối”, vậy nên sự thèm muốn lại càng không dễ kiểm soát. Bạn thấy đấy, khi nào bạn không có tiền thì bạn nghĩ cuộc đời bạn thật chán nản. “Nếu thu nhập hàng năm của tôi là một số có sáu chữ số (đô-la), thì cuộc đời sẽ tươi đẹp biết bao”, đấy là bạn nghĩ vậy, nhưng đời lại không như mơ. Khi bạn mải ghen tị với tiền bạc của người ta, thì người ta lại ghen tị với người khác (bao gồm cả bạn) về những vấn đề như hôn nhân, thành tích thể thao hay công việc mơ ước. Bất kỳ ai cũng đang ghen tị với người khác, kể cả họ có giàu hay nghèo đi chăng nữa. Nhưng bạn có một lựa chọn khác, đó là bằng lòng với những gì mình đang có và cố gắng, thay vì nhìn vào những thứ đã có của người khác và ghen tị. 


Lời kết

Tiền bạc và sự giàu có dường như có ma lực vô hình hấp dẫn chúng ta. Có lẽ ai cũng từng một lần mơ ước thành tỷ phú, nhưng làm thế nào để biến ước mơ thành hiện thực? Đã có hàng trăm cuốn sách dạy làm giàu, những chương trình hướng dẫn làm kinh tế, song, áp dụng chúng thế nào và có thành công hay không lại phụ thuộc vào chính bạn. Bởi tiền bạc không tự tìm đến bạn và con đường làm giàu cũng đầy chông gai.


Review chi tiết bởi: Hồng Dịu - Bookademy

Hình ảnh: Hồng Dịu


______________  

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy

Bạn đam mê viết lách, yêu thích đọc sách và muốn lan tỏa văn hóa đọc tới cộng đồng của YBOX.VN? Đăng ký để trở thành CTV Bookademy tại link: http://bit.ly/bookademy_ctv

(*) Bản quyền bài viết thuộc về Bookademy - Ybox. Khi chia sẻ hoặc đăng tải lại, vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ "Tên tác giả - Bookademy." Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

Xem thêm

5 Quy tắc để Giàu có: 1. Suy nghĩ giàu có: Bạn đưa ra định nghĩa của bạn về sự giàu có - đích đến. Sau đó, bạn cần đưa ra thời gian biểu nhằm đạt được mục tiêu đó. Mục tiêu của bạn cần phải thực tế, trung thực và khả thi. Bạn phải thành thật với bản thân về khả năng của bản thân nhằm xác định mức độ thực tế. Tính khả thi của mục tiêu chỉ đến khi bạn hiểu về sự giàu có, mong muốn hỏi hỏi. 2. Trở nên giàu có: Bắt đầu với những gì bạn đọc và chứng kiến: đọc/xem các bản tin kinh doanh, học hỏi nghệ thuật trao đổi, nghệ thuật thương thuyết, nắm vững được nghệ thuật bán hàng. Thay đổi suy nghĩ về bản chất của tiền bạc sẽ ảnh hưởng rất nhiều. 3. Trở nên giàu có hơn: Bạn cần phải biết điểm mạnh/ điểm yếu của mình. Ngoài ra, bạn có thể xem xét lại các vấn đề không thuộc sở trường, để người khác làm những việc bạn không thể làm tốt. 4. Tiếp tục giàu có: Mua hàng vì chất lượng nói lên rất nhiều điều về cách sống của bạn, cách bạn giới thiệu bản thân và doanh nghiệp của mình. Nó giúp bạn tiết kiệm về lâu. Tuy nhiên, bạn không nên ném tiền qua cửa sổ cho những thứ đắt đỏ mà bạn có thể mua được với giá rẻ hơn từ những nguồn khác. 5. Chia sẻ sự giàu có: Khi khá giả, bạn sẽ muốn hiến tặng từ thiện, hỗ trợ cho mục đích nhất định. Tuy nhiên, phải xác định xem với bạn điều gì là quan trong việc chia sẻ của bản thân. Xác định cách bạn ủng hộ: vật chất, tham gia giúp đỡ, tạo quỹ. Kiểm tra những hoạt động từ thiện bạn cho rằng sẵn có trên internet có phù hợp với bạn hay không? Kiểm tra hiệu quả của những hoạt động: báo cáo tài chính, tài khoản, thủ tục.

Tiền bạc và sự giàu có dường như có ma lực vô hình hấp dẫn chúng ta. Có lẽ ai cũng từng một lần mơ ước thành tỷ phú. Trở thành "kiến trúc sư trưởng" của Microsoft như Bill Gates, sở hữu những bất động sản trị giá hàng tỷ đô la như Donald Trump hay thu được khoản lợi nhuận khổng lồ từ đầu tư chứng khoán như Warren Buffett… là giấc mơ của hầu hết mọi người. Nhưng làm thế nào để biến khát khao thành hành động, biến ước mơ thành hiện thực? Đã có hàng trăm cuốn sách dạy làm giàu, những chương trình hướng dẫn làm kinh tế, song, áp dụng chúng thế nào và có thành công hay không lại phụ thuộc vào chính bạn. Bởi tiền bạc không tự tìm đến bạn và con đường làm giàu cũng đầy chông gai.Giống như khi đi tìm kho báu, để khởi đầu hành trình đến đích giàu có, bạn cũng cần một tấm bản đồ chi tiết, chính xác. Những quy tắc để giàu có của tác giả Richard Templar chính là tấm bản đồ như thế. Trong cuốn sách này, Richard Templar sẽ dẫn dắt các bạn bắt đầu với suy nghĩ Giàu có để trở nên giàu có và giàu có hơn nữa rồi chia sẻ giàu có. Những quy tắc thiết thực, hữu ích, được đúc kết từ kinh nghiệm của rất nhiều người mà tác giả đưa ra sẽ giúp bạn ngày càng tiến gần đến đích. Hãy đọc, nghiền ngẫm kỹ từng quy tắc, và quan trọng nhất là hãy áp dụng chúng, bạn sẽ thấy điều kì diệu xảy ra.

Quyết định xem quý vị muốn tiền để làm gì. Hiểu rằng tiền sinh ra tiền – và đó là sự thật – người giàu trở nên giàu hơn và người nghèo trở nên nghèo hơn. Đó là quy luật của sự giàu có. Nếu bạn coi tiền là một giải pháp, bạn sẽ thấy nó trở thành vấn đề. Không bao giờ vì Chúa mà nghĩ rằng tiền là một giải pháp cho các vấn đề của bạn, nó sẽ tạo ra nhiều vấn đề hơn cho bạn. Nếu tiền là giải pháp – sẽ không có người bệnh giàu có nào trên trái đất này.

Bạn có thể kiếm được nhiều tiền, bạn có thể tận hưởng công việc của mình và bạn có thể ngủ đêm. Nếu bạn đang bắt đầu mất ngủ hoặc đã ngừng tận hưởng nó, thì bạn cần phải nói chuyện với chính mình.

Đừng kiếm tiền bằng điều xấu xa – Nếu bạn không thích thử thách kiếm tiền hợp pháp thì tốt nhất hãy đi và làm điều gì đó khác biệt. Tiền bạc và hạnh phúc – hiểu được mối quan hệ của họ – có ít tiền có thể khiến bạn đau khổ, quá nhiều tiền có thể khiến bạn đau khổ, quá nhiều thứ có thể khiến bạn đau khổ, không có đủ tiền có thể khiến bạn đau khổ.

Nhận biết sự khác nhau giữa giá cả và giá trị. Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi biết giá của một thứ gì đó. Nhưng giá trị có thể vượt xa tất cả những điều đó.

Biết suy nghĩ của người giàu: Lưu ý các em đã đọc tờ giấy nào, các em đã chọn đọc phần nào, các em loại bỏ phần nào, theo thứ tự nào các em đã đọc các phần đã chọn của mình. Bạn có thể phải lựa chọn – TIỀN BẠC hoặc SỰ PHÙ PHIẾM.

Đừng ghen tị với những gì người khác có – ghen tị sau đó là vô nghĩa, học hỏi từ họ là vô giá.

Quản lý bản thân khó hơn quản lý tiền của bạn – Điều đầu tiên cần hiểu về bản thân là – BẠN CÓ NHỮNG GÌ ĐỂ TRỞ NÊN GIÀU CÓ?

Tất cả những điều này được bao gồm trong SUY NGHĨ GIÀU CÓ.

Quyết định xem quý vị muốn tiền để làm gì. Hiểu rằng tiền sinh ra tiền – và đó là sự thật – người giàu trở nên giàu hơn và người nghèo trở nên nghèo hơn. Đó là quy luật của sự giàu có. Nếu bạn coi tiền là một giải pháp, bạn sẽ thấy nó trở thành vấn đề. Không bao giờ vì Chúa mà nghĩ rằng tiền là một giải pháp cho các vấn đề của bạn, nó sẽ tạo ra nhiều vấn đề hơn cho bạn. Nếu tiền là giải pháp – sẽ không có người bệnh giàu có nào trên trái đất này.

Bạn có thể kiếm được nhiều tiền, bạn có thể tận hưởng công việc của mình và bạn có thể ngủ đêm. Nếu bạn đang bắt đầu mất ngủ hoặc đã ngừng tận hưởng nó, thì bạn cần phải nói chuyện với chính mình.

Đừng kiếm tiền bằng điều xấu xa – Nếu bạn không thích thử thách kiếm tiền hợp pháp thì tốt nhất hãy đi và làm điều gì đó khác biệt. Tiền bạc và hạnh phúc – hiểu được mối quan hệ của họ – có ít tiền có thể khiến bạn đau khổ, quá nhiều tiền có thể khiến bạn đau khổ, quá nhiều thứ có thể khiến bạn đau khổ, không có đủ tiền có thể khiến bạn đau khổ.

Nhận biết sự khác nhau giữa giá cả và giá trị. Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi biết giá của một thứ gì đó. Nhưng giá trị có thể vượt xa tất cả những điều đó.

Biết suy nghĩ của người giàu: Lưu ý các em đã đọc tờ giấy nào, các em đã chọn đọc phần nào, các em loại bỏ phần nào, theo thứ tự nào các em đã đọc các phần đã chọn của mình. Bạn có thể phải lựa chọn – TIỀN BẠC hoặc SỰ PHÙ PHIẾM.

Đừng ghen tị với những gì người khác có – ghen tị sau đó là vô nghĩa, học hỏi từ họ là vô giá.

Quản lý bản thân khó hơn quản lý tiền của bạn – Điều đầu tiên cần hiểu về bản thân là – BẠN CÓ NHỮNG GÌ ĐỂ TRỞ NÊN GIÀU CÓ?

Tất cả những điều này được bao gồm trong SUY NGHĨ GIÀU CÓ.

TRỞ NÊN GIÀU CÓ

Bạn phải biết mình đang ở đâu trước khi bắt đầu

Bạn phải có kế hoạch

Kiểm soát tài chính của bạn

Chỉ bằng cách trông giàu có, bạn mới có thể trở nên giàu có – Bạn cần tỏ ra trông quyền lực và tự tin

Nếu bạn không tin tưởng một người, đừng làm ăn với họ. Lắng nghe trực giác của bạn, hãy là người LỚN NHẤT, TÁO BẠO VÀ DŨNG CẢM NHẤT

Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu làm giàu – cũng không bao giờ là quá muộn để bắt đầu đầu tư – vào cổ phiếu, lương hưu, phong cách, chất lượng, vào BẢN THÂN, vào CUỘC SỐNG.

Tổng thể:

1. Nó dễ đọc, khó hiểu. Tất cả những cuốn sách khó hiểu không dành cho tất cả mọi người. Mọi người không cần phải giàu có.

2. Thành công là một hành trình, không phải là nơi đến

3. Tác giả nói rất rõ ràng ngay từ đầu – ghi lại trên giấy mục tiêu hoặc mục tiêu của bạn về SỰ GIÀU CÓ của bạn và ở cuối cuốn sách, hãy tự kiểm tra xem bạn có đạt được chúng hay không

4. ĐỌC CUỐN SÁCH NÀY đòi hỏi một sự thay đổi bên trong – trong suy nghĩ của bạn, trong phong cách của bạn, trong mục tiêu của bạn.

5. Tôi đã tìm thấy sự khác biệt giữa sự CÓ NHIỀU TIỀN và GIÀU CÓ sau khi đọc cuốn sách này.

Nếu bạn đã từng đi tàu ở Vương quốc Anh, có lẽ bạn đã quen thuộc với loạt "Quy tắc" ngày càng mở rộng của Richard Templar. Luôn luôn có ít nhất một trong những món ăn phô mai này ở đâu đó trong phần "bán chạy nhất" ở WHSmith, hứa hẹn những câu trả lời dễ dàng và sửa chữa nhanh chóng cho những người đi làm nghiện caffeine sáng nay.

Tôi mơ hồ nhớ đã đọc Quy tắc cuộc sống khi còn là một thiếu niên và không ấn tượng với nó, nhưng khi tôi phát hiện Quy tắc giàu có trong thư viện địa phương của mình vào một ngày khác, tôi nghĩ rằng nó ít nhất có thể đáng để đọc lướt qua; Tôi không mong đợi nhiều, nhưng có lẽ tôi sẽ học được một hoặc hai điều mà tôi có thể áp dụng cho tài chính cá nhân của mình.

Hóa ra, quyết định tài chính thông minh duy nhất mà tôi đã đưa ra liên quan đến cuốn sách này là mượn nó từ thư viện, bởi vì cảm ơn Chúa, tôi đã không trả £ 10,99 cho cái thứ rác này.

Quy tắc của sách là sách bán chạy nhất, điều này khiến tôi tự hỏi ai sẽ mua chúng? Đánh giá theo phong cách viết đơn giản của Templar (hai trang cho mỗi "quy tắc" tức là chương), tôi chỉ có thể giả định rằng anh ta đang nhắm mục tiêu đến một đối tượng thường không đọc sách. Không có gì ngạc nhiên khi rất nhiều Quy tắc của ông rõ ràng đến mức đáng kinh ngạc - ví dụ: Quy tắc 61: "Hãy suy nghĩ lâu dài" - rằng nếu bạn cần được nói với họ, bạn có thể không biết chữ. Quy tắc 40 nhắc nhở tôi "Chi tiêu ít hơn số tiền bạn kiếm được" - vâng, anh ấy thực sự mất đến quy tắc thứ 40 để đưa ra quan điểm này!

thế còn "Quy tắc 57: Hãy động não?. Gee, Richard, thật là một cái nhìn sâu sắc - cho đến bây giờ tôi đã đưa ra quyết định tài chính bằng cách kêu tinh tinh chọn các mẹo cổ phiếu ngẫu nhiên từ một bể cá vàng, vì vậy cảm ơn vì lời nhắc nhở rằng thông minh tài chính đòi hỏi tôi phải suy nghĩ. Và nhân tiện, điều này chẳng lẽ không mâu thuẫn với "Quy tắc 72: Chơi theo linh cảm của bạn "? Chưa kể "Quy tắc 103: Biết cách chọn tổ chức từ thiện", trong đó bạn khuyên trong số những thứ khác để "tin vào cảm xúc ruột thịt của bạn "? (Nhân tiện, đó chỉ là cách tồi tệ nhất mà bạn có thể xác định tổ chức từ thiện nào sẽ quyên góp, nhưng việc giải nén điểm đó sẽ mất một cuốn sách.)

Đó không phải là lần duy nhất Templar mâu thuẫn với chính mình. Trong Quy tắc 41, ông nói "Đừng vay tiền - trừ khi bạn thực sự, thực sự phải", đó thực sự là lời khuyên nửa vời. Nhưng sau đó chỉ sáu quy tắc sau đó ông nói với chúng tôi: "đừng thuê, mua đi", lặp lại câu thần chú quen thuộc rằng tốt hơn là sở hữu nhà của bạn hơn là thuê nó. Tuyệt vời, vậy làm thế nào tôi có thể mua một ngôi nhà khi bạn vừa nói với tôi rằng tôi không nên vay tiền?

Templar đảm bảo với chúng ta rằng "một khoản thế chấp thực sự có thể được xem như một khoản đầu tư hơn là vay mượn", một tuyên bố đáng ngờ để nói rằng ít nhất. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng giá nhà thường tăng phù hợp với lạm phát và không tăng nữa, và đó là chưa tính đến tất cả số tiền bạn phải chi thêm cho việc bảo trì tài sản, thuế, v.v. Ngay cả Templar cũng có thể nói với bạn trong Quy tắc 50 rằng "tài sản, về lâu dài, sẽ không vượt quá cổ phần"; một sự tự mâu thuẫn khác.