Làm thế nào để hạn chế những cảm xúc tiêu cực, khơi dậy những cảm xúc tích cực ở bản thân mình cũng như ở mọi người xung quanh? Làm thế nào để tránh khỏi những tình huống khó xử và thậm chí, xoay chuyển tình thế để chúng trở nên có lợi? Làm thế nào để tạo ra tầm ảnh hưởng, làm thế nào để xây đắp các mối quan hệ chân thành, lành mạnh, sâu sắc?... Cảm xúc có ý nghĩa vô giá trong cuộc sống mỗi người, và thông qua việc giải đáp câu hỏi trên, cuốn sách EQ – Trí thông minh xúc cảm trong công việc sẽ giúp bạn biến cảm xúc thành trợ thủ đắc lực, thành con người tốt hơn, hạnh phúc hơn và thành công hơn.

Tâm lý của mỗi cá nhân, và chất lượng các cuộc giao tiếp giữa người với người đang bị tổn thương trong xã hội hiện đại nhiều áp lực. Trong bối cảnh này, chỉ số EQ – hay chỉ số trí tuệ cảm xúc trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Biết cách làm chủ cảm xúc của mình, xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp và nuôi dưỡng nội tâm mạnh mẽ.

EQ là gì? (Trí tuệ cảm xúc là gì?) và có thể đo lường được không?

Chắc hẳn trong chúng ta đều biết đến IQ là trí thông minh còn EQ là chỉ số về trí tuệ cảm xúc. Nhưng chẳng ai biết được khái niệm rõ ràng trong khoa học định nghĩa nó như thế nào. Khi khoa học ngày càng phát triển, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu nhiều hơn về chỉ số cảm xúc này. Theo hai nhà khoa học Mayer và Salovey thì trí tuệ cảm xúc là khả năng kiểm soát cảm giác và cảm xúc của bản thân cũng như người khác, phân biệt được các loại cảm xúc và sử dụng chúng để điều chỉnh suy nghĩ và hành động của mình.

Như vậy theo định nghĩa đó thì trí tuệ cảm xúc là khả năng khiến cảm xúc trợ giúp thay vì chống lại bạn. Trí tuệ cảm xúc sẽ nhấn mạnh đến việc áo dụng vào thực tiễn chứ không đơn thuần là kiến thức về cảm xúc. Cụ thể trong cuộc sống, khi bạn trong cuộc nói chuyện, bạn không thấy hài lòng nhưng phải giữ thái độ ôn hòa nhưng đột nhiên bạn tranh luận hết sức căng thẳng. Ngay khi nhận ra tình cảnh trở nên xấu đi, bạn liền cố gắng kiểm soát cảm xúc của mình. Thậm chí bạn tự ngăn bản thân đừng nói và làm những điều gây hối tiếc. Đó là khi trí tuệ cảm xúc của bạn lên tiếng.

Còn về câu hỏi trí tuệ cảm xúc có đo lường được hay không thì có nhiều đánh giá cho rằng có thể đo lường được. Nhưng các bài kiểm tra đều có những giới hạn. Chúng có thể cho bạn biết mình hiểu cảm xúc và tác động của cảm xúc lên hành vi như thế nào nhưng lại không thể đánh giá khả năng bạn áp dụng những kiến thức đó vào tình huống thực tế sẽ ra sao. Như vậy, thay vì cân đông trí tuệ cảm xúc thì ta nên tập trung vào nuôi dưỡng nó phát triển và phát huy trong những hoàn cảnh cụ thể.

Điều quan trọng chúng ta phải biết là giống như những người thông minh theo kiểu “truyền thống” có những tính chất khác nhau, thì những người có mức Trí tuệ xúc cảm cao cũng như vậy. Tính cách thẳng thắn hay thực tế, người hướng ngoại hay hướng nội, có khả năng thấu cảm tự nhiên hay không – mọi yếu tố này đều không quyết định EQ của bạn.

Bốn khả năng của trí tuệ xúc cảm

Theo Justin Bariso thì trí tuệ xúc cảm được chia ra làm bốn loại khả năng tổng quát.

1.     Tự nhận thức: là khả năng phân biệt, thấu hiểu được cảm xúc và tác động của chúng đến bản thân. Bạn có thể nhận ra được cách cảm xúc tác động đến suy nghĩ và hành động. Tự nhận thức bao gồm khả năng nhận biết các khuynh hướng cảm xúc, điểm mạnh và điểm yếu bản thân.

2.     Tự kiểm soát: là khả naneg quản lý cảm xúc giúp bạn hoàn thành công việc, tiếp cận mục tiêu và mang lại lợi ích. Nó bao gồm cả khả năng tự làm chủ những phản ứng cảm xúc của bản thân.

3.     Nhận thức xã hội: là khả năng tiếp nhận chính xác những cảm xúc của người khác và nhân ra cách chúng tác động đến hành động.

4.     Quản lý mối quan hệ xã hội: Là khả năng tận dụng tối đa các mối quan hệ với mọi người.

Sáu phương pháp lạ mà quen giúp phát triển trí tuệ xúc cảm

Để nâng cao, phát triển trí tuệ xúc cảm của mình thì các nhà nghiên cứu đã chỉ ra một số hoạt động giải trí có thể giúp phát triển khả năng thấu hiể và quản lý cảm xúc. Và sau đây là 6 phương pháp là mà quen để giúp các bạn rèn luyện chỉ số EQ của chính mình.

1.     Xem phim

Nếu là người đam mê phim ảnh thì chắc chắn những phản ứng của bạn khi xem phim sẽ là những cảm xúc của bạn và những cảm xúc đó có thể truyền cảm hứng cho bạn. Và từ việc đồng cảm với số phận bi thương đến cảm giác lạc quan, tích cực vì câu chuyện đã truyền động lực cho chính mình.

Lần tới khi xem phim, bạn hãy dành ít phút để cân nhắc cảm xúc của mình qua từng phân cảnh. Hãy tự hỏi rằng: “Bộ phim đã ảnh hưởng đến tôi thế nào và vì sao?”. Điều đó sẽ giúp bạn hiểu được phản ứng cảm xúc của mình tốt hơn.

2.     Nghe nhạc

Âm nhạc có tác động khổng lồ đến cảm xúc của chúng ta. Vào lần nghe nhạc tiếp theo, bạn hãy chú ý đến cảm xúc mà mỗi bài hát truyền tải và cố gắng xác định vì sao chúng lại ảnh hưởng đến bạn.

3.     Đọc sách

Có những nghiên cứu đặc biệt là những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng đọc tiểu thuyết có tác động đặc biệt đến khả năng tư duy. Cụ thể khi bạn cuốn theo mạch truyện, nhập tâm vào nó thì bạn sẽ biết đặt mình vào hoàn cảnh của nhân vật để thấu hiểu suy nghĩ, hành động, cảm xúc và động lực của họ. Điều này có vai trò hết sức to lớn giúp bạn phát triển được khả năng đồng cảm để sự dụng trong những hoàn cảnh của cuộc sống thường ngày.

4.     Tập luyện thể thao

Các nhà khoa học cho rằng, trí tuệ xúc cảm có mối tương quan với phản ứng sinh lý tích cực trước áp lực, ứng dụng tâm lý học phù hợp và thái độ vui vẻ với những hoạt động thể chất.

Và thêm vào đó, nếu mỗi cá nhân phải khổ luyện và chịu áp lực thi đấu đều có khả năng thấu hiểu và điều tiết cảm xúc của mình cũng như của người khác.

5.     Viết

Việc các bạn giải tỏa những nỗi buồn, những khó khăn hay những căng thẳng trong cuộc sống của các bạn lên những con chữ sẽ giúp bạn giải tỏa tâm trạng, giúp ích rất nhiều cho tình trạng cảm xúc của mỗi người.

6.     Du lịch

Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rặng đi du lịch nhiều sẽ giúp tăng khả năng ổn định cảm xúc. Hãy bước ra khỏi vùng an toàn của mình và chịu khó suy nghĩ theo nhiều hương khác nhau.

Trên đây là 6 cách mà Justin Bariso gợi ý để giúp bạn nâng cao trí tuệ xúc cảm của mình. Sáu cách lạ mà quen bởi hằng ngày chúng ta đều trải qua, đều làm nhưng lại không hề biết đến tác dụng của nó đến trí tuệ xúc cảm. Hi vọng, các bạn sẽ áp dụng những cách thức này có hiệu quả để nâng cao chỉ số EQ của chính mình.

Hãy bắt đầu bằng việc tập trung rèn luyện từng phương pháp một. Hãy sắp xếp thời gian để suy nghĩ và trả lời những câu hỏi. Tìm cơ hội để áp dụng chúng vào công việc hằng ngày của bạn. Sau đó, hãy luyện tập thường xuyên giống như vận động viên cho đến khi bạn nằm lòng những thói quen đó và xem chúng là bản năng thứ hai của mình.

Hãy tìm viên kim cương của bạn

Trong mỗi chúng ta, để tìm được một điều gì đó trong tận sâu con người của mình thì đều phải trải qua một quá trình tìm kiếm, tìm tòi. Và để tìm viên kim cương của chính bạn, viên kim cương sáng nhất trong con người bạn, bạn phải quan sát những khía cạnh khác nhau của mỗi ý kiến đóng góp để đúc kết được các giá trị đích thực.

Walt Disney từng chia sẻ rằng: “Bạn có thể không nhận thấy khi nào việc này xảy ra, nhưng bị ‘đối xử tệ bạc’ đôi khi là điều tuyệt vời nhất trên thế giới.” Do đó mong muốn được nhận xét là lý do người ta mời các nhà phê bình về các công ty hàng đầu thế giới. Và cũng là lý do để các vận động viên dù tài năng đến đâu, thiên tài đến mức nào đều có một huấn luyện viên.

Như vậy, ta có thể thấy khả năng tiếp nhận hiệu quả lời góp ý là rất quan trọng vì nó giúp bạn mở rộng tầm nhìn và học hỏi kinh nghiệm từ người khác. Vậy nên khi có ai sẵn sàng chia sẻ góp ý, bạn hãy trân trọng món quà này. Tiếp nhận, suy xét, chấp nhận và học hỏi. Dù là lời nhận xét tích cực hay tiêu cực cũng đừng để nó định hình nên con người bạn. Cứ đón nhận những điều mình có thể phát triển.

Những góp ý từ bên ngoài sẽ giúp bạn nhìn được bản thân qua các lăng kính khác nhau và phát hiện các “điểm mù”. Nó còn giúp bạn biết cách tối ưu hóa thế mạnh và giải quyết triệt để các nhược điểm của mình.

Đồng cảm đáng giá ngàn vàng

Sự đồng cảm là thành phần thiết yếu của Trí tuệ xúc cảm, giúp kết nối bạn và người khác. Để có sự đồng cảm bạn phải kết hợp các kỹ năng, bao gồn lắng nghe và sử dụng trí tưởng tượng hiệu quả.

“Quy tắc vàng” là quy tắc thể hiện cả ba yêu tố của sự đồng cảm: nhận thức, cảm xúc và thương cảm. Để áp dụng được, chúng ta không phải suy nghĩ và cảm nhận mà còn phải tích cực hành động. Tuy nhiên quy tắc vàng được các nhà phê bình cho là lỗi thời và để đạt cảnh giới của quy tắc vàng, nó đòi hỏi ta suy xét kỹ nhận thức, giá trị và quan điểm của mỗi cá nhân.

Thay vì điều đó thì bạn hãy cứ chia sẻ như bổn phận, giúp mọi người thoải mái nhờ nụ cười, nhờ trái tim ấm áp của mình thì khi đó bạn sẽ nhận được sự đồng cảm của mọi người.

Học cách áp dụng điều này không chỉ giúp bạn gắn kết mối quan hệ bền chặt hơn, mà còn nuôi dưỡng cuộc sống cá nhân bạn thêm phần tốt đẹp – bởi bạn đã học được cách trải nghiệm thế giới qua đôi mắt của người khác.

Thay lời kết

Như vậy chúng ta có thể thấy, xúc cảm của chúng ta rất quan trọng và nó ảnh hưởng đến mọi thứ trong cuộc sống của chúng ta. Nó khiến ta thích hay không thích một điều gì đó, tác động đến công việc, đến nơi ở, đến cả những quyết định quan trọng trong cuộc sống.Cảm xúc còn quyết định người hợp tác với mình, cách chúng ta chọn họ và ngược lại. Có thể nói, trí tuệ xúc cảm là vô giá. Những ai có trí tuệ xúc cảm sẽ là một món quà, một sự may mắn của tạo hóa ban cho các bạn. Còn nếu không thì các bạn cũng đừng lo, hãy trau dồi trí tuệ xúc cảm của mình, nâng cao nó qua những bài tập đơn giản hằng ngày mà Justin Bariso đã gợi ý các bạn trong cuốn sách này. Xúc cảm luôn đẹp tuyệt vời. Chúng khiến chúng ta trở thành con người. Hi vọng các bạn sẽ là những người có trí tuệ xúc cảm để nâng cao khả năng, vị thế của mình trong công việc và trong xã hội.

Hãy nhớ rằng Trí tuệ xúc cảm không phải là thấu hiểu mọi cảm xúc bạn có hay phân tích mọi tình huống xảy ra. Mà đó là khả năng tìm kiếm sự cảm nhận sâu sắc và tận hưởng mọi khoảnh khắc.[…] Tân hưởng. Yêu thương. Trân quý chúng. Nhưng cũng đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh và sự nguy hiểm tiềm ẩn của chúng. Hãy học cách dung hòa những sự tất yếu này – và nhất định bạn sẽ khiến cảm xúc trợ giúp thay vì chống lại mình.

 Review chi tiết bởi: Huy Dũng - Bookademy

------------

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link:

https://www.facebook.com/bookademy.vn

Đăng ký để trở thành CTV Bookademy tại link: http://bit.ly/2Hxkazt 


Xem thêm

1. Giúp trẻ nhận biết các trạng thái cảm xúc của mình Hãy cho trẻ hiểu được các trạng thái cảm xúc bé gặp phải như buồn, vui, tức giận, sợ hãi,… bé có thể gặp phải những cảm xúc ấy trong những trường hợp nào. Đâu là cảm xúc tích cực, tiêu cực, hãy chỉ rõ cho bé biết. 2. Cho bé biết những cảm xúc của bố mẹ Khi bạn có chuyện vui, hãy cho bé biết bạn đang vui vì chuyện gì. Tương tự, khi bạn có chuyện buồn, đừng ngại che giấu khi đối diện với bé. Hãy tâm sự với con, có thể bé không hiểu nhưng bạn sẽ bớt đi phần nào cảm xúc tiêu cực và bé sẽ biết đồng cảm hơn. Khi bạn không hài lòng về hành động nào đó của con, hãy cho bé biết. 3. Bố mẹ có những cử chỉ yêu thương với bé Để bé cũng biết yêu thương mọi người, bố mẹ cần cho bé một môi trường chan chứa tình yêu thương. Những câu nói : “ bố/ mẹ yêu con” , những cái hôn chúc ngủ ngon, chào tạm biệt trước khi con đi học vào buổi sáng hay những động tác vuốt ve, ánh mắt mọi người trao nhau,.. sẽ tác động rất nhiều đến nội tâm bé. 4. Tôn trọng cảm xúc của con Không nên áp đặt cho con theo suy nghĩ của người lớn. Mặc dù bố mẹ hiểu được đồ vật này, việc làm này là tốt nhất với con nhưng nếu con thích cái khác thì hãy chiều theo sở thích của con. Hãy để con được lựa chọn. 5. Vị tha Những sai lầm của bé nên được chỉ ra để bé biết nhưng không nhất thiết phải có những hình phạt hà khắc. Đặc biệt, tuyệt đối không dùng bạo lực với con nếu muốn xây dựng cho con lòng nhân ái. Hãy chỉ ra lỗi của bé bằng thái độ nghiêm khắc nhưng hãy tha thứ cho những lỗi lầm lần đầu tiên bé mắc phải. 6. Cho bé làm quen với nhiều môi trường Một em bé chỉ mạnh dạn hơn khi được va chạm với nhiều môi trường. Vì vậy, hãy đưa bé đến nhiều nơi để tiếp xúc với mọi người thay vì cứ ở mãi trong một khu. Có thể đưa bé đến công viên, siêu thị hay đến khu nhà ở nhưng bên ngoài phạm vi bé đã thân thuộc. 7. Nuôi thú cưng Nếu bạn cũng yêu một chú chó hay mèo thì đừng ngại mua về một con và cùng bé chăm sóc. Đa số trẻ con đều yêu thích động vật. Việc được chăm sóc các bé cưng, nhìn chúng lớn lên từng ngày sẽ bồi dưỡng tình thương trong bé. Chăm sóc hoa, cây cối cũng có thể đem lại một phần lợi ích như vậy. 8. Cho bé thực hiện những điều ý nghĩa Hãy cho bé biết các hoạt động từ thiện của bố mẹ và giải thích cho trẻ tại sao mình làm vậy. Hãy cho trẻ được tham gia cùng bởi những việc trong phạm vi của trẻ như quyên góp quần áo cũ, đồ chơi. Nếu gặp những người ăn xin, người khuyết tật trên đường, hãy tạo điều kiện để bé được làm một điều ý nghĩa. 9. Những câu chuyện Câu chuyện về lòng nhân ái là điều không thể thiếu để nâng cao EQ cho trẻ. Hãy kể cho bé nghe các câu chuyện, cho bé xem các bộ phim hoạt hình, những bài thơ, bài hát có nội dung như vậy. Để có hiệu quả tốt, nên cho bé nêu cảm nhận, bài học bé học được sau mỗi câu chuyện đó và bố mẹ sẽ củng cố thêm cho bé. 10. Khuyến khích bé Con bạn có thể hơi rụt rè, bạn cần phải khích lệ bé nhiều hơn. Không nên chê trách bé trước đám đông. Hãy tạo chỗ dựa cho bé can đảm làm những việc mới lạ như mạnh dạn bắt chuyện với một người bạn mới, hoàn thành một công việc mẹ giao. Khi trẻ làm tốt một việc gì đó, bố mẹ đừng tiếc những lời khen thưởng. Để bé tăng chỉ số EQ không khó, quan trọng nhất là môi trường sống và cách giáo dục của bố mẹ. Vì vậy, hãy tạo cho con một môi trường đầy tình yêu thương và cho bé hiểu được điều đó.

Cũng giống như dạy bé tập nói và tập đếm, việc phát triển EQ cho bé vô cùng quan trọng. Khi bé có chỉ số cảm xúc cao, bé sẽ có mối quan hệ tốt với gia đình, bạn bè và đương đầu được với những chấn thương tâm lí khi lớn lên. Một nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, phần lớn những cá nhân trở thành lãnh đạo trong một nhóm người thường có EQ cao. Cả hai chỉ số IQ và EQ cao sẽ tốt hơn nếu chỉ có IQ cao vì EQ sẽ giúp nâng cao IQ. Nếu bé có chỉ số cảm xúc thấp, khi trở thành người lớn sẽ có những suy nghĩ bi quan, luôn cảm thấy mình là người kém cỏi, bằng lòng với những gì mình có, không cố gắng và không có khả năng trở thành một người lãnh đạo vì không có ai theo, ủng hộ cả. Kèm cặp cảm xúc của trẻ. Hoàn toàn có thể làm được. Ví dụ như khi gặp một người đang đau khổ vì hoàn cảnh của họ hoặc gặp một chuyện buồn như đám hiếu chẳng hạn, hãy dặn trẻ cách bày tỏ sự thông cảm, không nên cười cợt vô tư. Ngày nay, trên đường ta bắt gặp vô vàn những tiếng cười vô duyên của các cô các cậu bé khi gặp những người bị nạn hoặc những tiếng trêu đùa, dè bỉu những cụ già ăn xin, quát nạt thái quá những em bé bán hàng rong... Trẻ có cách cư xử lỗ mãng như vậy một phần do thiếu sự kèm cặp, bảo ban của cha mẹ chúng. Để kiểm soát cơn tức giận của trẻ, hãy bảo trẻ đếm từ 1-10 và thở sâu, điều này giúp trẻ vượt qua được cảm xúc nóng giận, không dẫn tới những hành vi nông nổi, thiếu kiềm chế. Để làm được điều này thực sự vô cùng khó, ngay cả nhiều người lớn cũng không có kĩ năng này. Dạy trẻ tập dần dần. Không nói dối những gì trẻ nhìn và cảm thấy. Ví dụ khi trẻ hỏi tại sao ba và mẹ cãi nhau thì đừng nói dối hoặc đánh trống lảng mà hãy đối mặt với sự thật, nói với con rằng, cha mẹ đang cố gắng giải quyết các vấn đề và đây chỉ là một cách giải quyết. Sự thay đổi và trưởng thành trong cảm xúc của trẻ sẽ đến từ từ. Nếu bạn sống trong một thế giới tốt thì con bạn phát triển cũng sẽ tốt lên. Việc phát triển EQ cho trẻ là cách mà bạn góp công xây dựng một xã hội tốt đẹp vì mỗi một cá nhân tốt sẽ làm nên một tập thể tốt.

Chỉ số cảm xúc là gì? Ngày nay, với sự phát triển rộng rãi của các kênh thông tin, sự phát triển của giáo dục đem đến một sự thật rằng, bé thường có xu hướng có chỉ số thông minh cao hơn chỉ số cảm xúc. Nhưng những bé có chỉ số thông minh cao lại thường trở nên trầm cảm, có tỉ lệ tự tử cao. Chỉ cần một thất bại nhỏ trong học tập hoặc không đạt được kì vọng thì sẽ có những suy nghĩ tiêu cực. Tại sao lại như vậy? Câu trả lời chung cho điều này chính là do bé có chỉ số EQ quá thấp. EQ được xác định là quá trình xử lí cảm xúc của bản thân, sử dụng những thông tin cảm xúc này để phô bày hành động thích hợp khi có những tình huống xuất hiện. Khi người nào đó phản ứng mà không có quá trình xử lí các cảm xúc này thì hành động đó sẽ không phù hợp với cảm xúc. Những tội phạm nguy hiểm thường hành động theo loại này. Trẻ phạm pháp thường sống trong một gia đình không gương mẫu về đạo đức, có một tuổi thơ chìm trong bạo lực, không có khả năng điều khiển cảm xúc của bản thân, luôn chán nản và thiếu nhiệt tình với bất kì điều gì. Chính vì vậy, có thể nói rằng, chính cha mẹ, gia đình, môi trường sống xung quanh tác động nhiều tới chỉ số cảm xúc của trẻ. Chỉ số cảm xúc sẽ không cao nếu không được sự cổ vũ, khuyến khích của gia đình, những người xung quanh. Bên cạnh biểu hiện của sự nhiệt tình tham gia các hoạt động, EQ còn biểu hiện ở việc trẻ giải quyết được những vấn đề đặt ra trong cuộc sống một cách dễ dàng, tự nhận thức về bản thân, luôn hi vọng, luôn kiên trì, lạc quan, có sự đồng cảm với người bất hạnh và có sức chịu đựng tốt. Không giống như chỉ số thông minh, bạn không thể gắn nó với các giá trị của con số, cũng không thể đo đếm nó. Mở rộng ra, EQ còn có nghĩa là sự yêu thương. EQ trên hết là tình yêu và sự thấu hiểu bản thân và người khác. EQ giúp cho các bậc cha mẹ đang nuôi dạy con cái có được kĩ năng xã hội tốt hơn. Cha mẹ và những người xung quanh chính là hình mẫu dạy trẻ cách cư xử và giải quyết các tình huống trong cuộc sống như thế nào. Bạn nên kiểm soát hành vi của mình trước mặt con nhất là trong độ tuổi từ 1-7. Luôn khuyến khích con bày tỏ cảm xúc của mình. Dưới đây là 3 cách giúp bạn hướng dẫn các con: Giúp các con hiểu rõ cảm xúc của mìnhbằng cách bày tỏ thành lời. Ví dụ: "Mẹ ơi, con cảm thấy buồn vì con không đạt được điểm cao...". Cấu trúc "Mẹ ơi, con cảm thấy... vì..." luôn hữu hiệu để bạn và bé hiểu nhau hơn. Nếu có những hành vi không phù hợp, hãy cùng con hiểu rõ vì sao hành vi đó lại xảy ra. Hiểu nơi nào thì nó có thể xảy ra, hướng con xử lí những tình huống tương tự với cách thích hợp hơn. Nếu tình huống đó không cho phép bạn xử lí ngay thì hãy chờ khi hai mẹ con về nhà. Ví dụ: Khi bạn đưa trẻ tới chơi ở nhà một người quen. Bạn nhắc trẻ "Con chào bác đi" nhưng trẻ nhất quyết không nghe lời, không chào. Trong tình huống này, là bố mẹ, bạn cảm thấy xấu hổ và thông thường thường cáu lên với con. Tuy nhiên, hãy lờ qua nó đi và đưa trẻ tiếp tục vào chơi trong nhà người quen. Khi trẻ trở về nhà, hãy nói chuyện với trẻ về điều này. Trước hết, tìm hiểu nguyên nhân tại sao lại như vậy. Có thể trẻ không thích vào nhà, trẻ muốn đi chơi, có thể trẻ không thích bác ấy, vì bác ấy có bộ râu thật rậm rạp... Hàng ngàn lí do khiến trẻ cư xử như vậy. Nói chuyện với trẻ thường xuyên. Điều này làm cho hai mẹ con hiểu nhau hơn. Đừng kiệm lời với trẻ con nhất là những lời khen ngợi và khuyến khích trẻ. Khi trẻ lấy cho bạn cái gì đó, hãy nói cảm ơn trẻ khiến trẻ cảm thấy được tôn trọng.

Emotional Quotient (EQ) ngày càng được xem là chỉ số quan trọng để một cá nhân làm chủ bản thân, thích nghi tốt với các dạng người khác nhau & hội nhập các hoàn cảnh khác nhau. Trong công việc, chỉ số EQ quyết định khá quan trọng đến năng lực quản lý & lãnh đạo của một cá nhân. Theo nghiên cứu, người thành công có thể chỉ số IQ (Intelligence quotient) không cao, nhưng chỉ số EQ thường luôn ở mức cao. Chỉ số EQ có nhiều cách để đánh giá. Theo tôi EQ thể hiện ở hai yếu tố đo lường quan trọng là khả năng thấu hiểu (Sensibility – metal awareness) và khả năng thấu cảm (Empathy – entering another’s feelings)). Thấu hiểu là năng lực đọc vị, nhận biết cảm xúc của người khác và chính bản thân mình. Có người rất nhạy cảm với mọi diễn biến cảm xúc của người khác nhưng năng lực thấu hiển chính bản thân mình lại thấp, họ không có ý thức hoặc “chạy trốn” cảm xúc bên trong chính con người mình. Thấu cảm là cách một người xử lý thông tin nhận được từ thấu hiểu. Theo tôi thấu cảm là yếu tố quyết định đến EQ cao hay thấp. Một người có thể rất nhạy cảm và rất thấu hiểu cảm xúc nhưng anh ta không có sự thấu cảm, chia sẻ với cảm xúc anh ta nhận biết. Ví dụ một nhà quản lý rất nhạy cảm và thấu hiểu tâm trạng tụt mood làm việc nhân viên của mình. Nhưng anh ta không quan tâm tìm hiểu nguyên nhân tại sao và nhất là không có ý chia sẻ tại sao mood lại tụt. Anh ta chỉ quan tâm nhân viên của mình có hoàn thành nhiệm vụ hay không mà thôi. Điều tương tự chúng ta sẽ gặp rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Có thể tạm chia làm 4 nhóm người với năng lực thấu hiểu và thấu cảm như sau. NGƯỜI QUA ĐƯỜNG Thấu hiểu thấp, thấu cảm thấp Không quan tâm cảm xúc của người khác Thường lấy cảm xúc của mình làm trung tâm Ít sự kết nối với bên ngoài, và có thể không kết nối với chính bản thân Anh ta hay nghĩ gì? Mọi thứ trôi qua đối với anh ta đều là khách vãng lai và đối với bạn anh ta là khách qua đường NHÀ PHẢN BIỆN Thấu hiểu cao, thấu cảm thấp Khả năng nhận biết cảm xúc cao nhưng thiếu sự đồng cảm chia sẻ cần thiết Có xu hướng lấy cảm xúc bản thân làm trung tâm thái quá dẫn đến ích kỷ về cảm xúc. Ít quan tâm khám phá thế giới nội tâm của bản thân, thích tìm hiểu tâm lý của người khác Anh ta hay nghĩ gì? Anh ta thừa biết bạn vui hay buồn, mood cao hay mood thấp nhưng anh ta không quan tâm. NHÀ TÂM LÝ Thấu hiểu thấp, thấu cảm cao Có xu hướng chia sẻ cảm xúc với người khác nhưng khả năng đọc hiểu cảm xúc không cao Hiểu rõ thế giới bên trong của bản thân nhưng hạn chế về thấu hiểu thế giới cảm xúc người khác. Là người để lắng nghe hơn là đưa giải pháp Anh ta hay nghĩ gì? Anh ta quan tâm đến cảm xúc của bạn, đưa ra lời khuyên này nọ nhưng thực tế anh ta thường đọc sai tâm trạng thật của bạn BẠN TRI KỶ Thấu hiểu cao, thấu cảm cao Có khả năng cảm nhận, thấu hiểu cảm xúc của người khác nhưng không bị cuốn theo bối cảnh. Hiểu rõ thế giới bên trong của bản thân, cả cảm xúc tích cực lẫn cảm xúc tiêu cực. Thấu hiểu với bản thân nên có xu hướng thấu cảm với người khác. Anh ta hay nghĩ gì? Anh ta nhạy cảm với mọi cảm xúc của bạn và quan trọng hơn anh ta là người luôn có cách ứng xử thực sự đúng mực nhất trong mọi hoàn cảnh.

Bạn không biết giao tiếp sao cho hiệu quả? Bạn gặp khó khăn trong việc ra quyết định? Vậy thì hãy đọc những quyển sách dưới đây, bởi chúng sẽ giúp bạn có cái nhìn hoàn toàn khác về cuộc sống và công việc. Giáo sư tâm lý học Adam Grant là một giáo sư quản lý học tại Học viện Wharton trực thuộc Đại học Pennsylvania và từng là giáo sư trẻ tuổi nhất tại trường đại học danh tiếng này. Ông Grant cũng đồng thời là tác giả ba cuốn sách về văn hóa công sở và tâm lý học bán chạy nhất theo tờ Thời báo New York. Trong một bài viết được đăng trên LinkedIn, Giáo sư Grant tập trung làm rõ vai trò của các yếu tố khoa học và tâm lý học giúp bạn tiến xa hơn trong công việc. Từ đó, ông đề xuất mọi người nên đọc 6 cuốn sách mới xuất bản đề cập đến vấn đề hữu ích với rất nhiều người dưới đây: “Con người bạn muốn trở thành”, tác giả Dolly Chugh Kĩ năng tổng hòa là yếu tố quan trọng tạo nên một nhà lãnh đạo kinh doanh. Trong cuốn “Con người bạn muốn trở thành”, nhà tâm lý học kinh doanh Dolly Chugh tại Viện Stern Đại học New York giải thích cách xác định những hoạt động ưu tiên thường ngày và cách để xử lý chúng. Chugh mong muốn mang lại hướng dẫn cụ thể giúp tăng cường suy nghĩ tổng quan và các chiến lược rèn luyện cần thiết. Đây là cuốn sách sinh động, thực tế dạy con người ta đối diện và tổng hòa những điều quan trọng nhất với bản thân mình, đặc biệt cho những người chưa có được sự quyết đoán”, nhận xét của Grant về cuốn sách.. “Một nhà tâm lý học sâu sắc đưa ra minh chứng thuyết phục rằng đồng minh lớn nhất của thành công không phải là là một người tốt mà là không ngừng nỗ lực để trở nên tốt đẹp hơn”. “Viễn cảnh”, tác giả Steve Johnson Trong cuốn sách“Viễn cảnh” mới được xuất bản, Steven Johnson đưa ra các chiến lược hỗ trợ hoạch định những kế hoạch quan trọng trong đời. Trích đoạn từ tác phẩm: “Những nhà hoạch định tài ba không đi theo bản năng. Thành công của họ dựa vào định hướng tương lai phù hợp và khả năng nhìn nhận phân tích vấn đề một cách thấu đáo”. Hình thành những tư tưởng mang tính dài hạn là chìa khóa thành công bất kể ai như Warren Buffett hay Jay Z, kể cả những người thành đạt trong giới kinh doanh như tỉ phú Ray Dalio cũng khẳng định rằng các quyết định đi kèm với chiến lược thực hiện rõ ràng luôn mang lại thành công. “Tất cả những nuối tiếc trong cuộc đời con người đều xoay quanh những khoảnh khắc chúng ta đưa ra quyết định sai lầm”, Grant đánh giá. “Người làm luật và kẻ phá luật”, tác giả Michele Gelfand Nhà nghiên cứu tâm lý văn hóa Michele Gelfand chỉ ra sự khác nhau quy tắc ứng xử ở các quốc gia trong cuốn sách “Người làm luật, kẻ phá luật” sắp được xuất bản vào ngày 11 tháng chín. Grant cho rằng: “Cuốn sách cung cấp một cái nhìn thú vị về khác biệt văn hóa”. Từ những nghiên cứu và trải nghiệm trong suốt hai thập kỷ, Gelfand rút ra rằng, mọi hành vi đều bị ảnh hưởng bởi nhận thức của con người về những mối nguy tiềm ẩn và sự thấu hiểu có thể “thúc đẩy hợp tác hoặc gây ra những xung đột nghiêm trọng”. “Đổi mới sáng tạo”, tác giả Beth Comstock Được viết bởi Phó chủ tịch GE Beth Comstock, xuyên suốt cuốn sách “Đổi mới sáng tạo” là “cái nhìn sáng suốt để tìm thấy những điều mới lạ trong những công việc quen thuộc, nhàm chán rồi biến chúng thành nhiên liệu cho sự sáng tạo của bạn. Đó là một nhà lãnh đạo tài ba cùng câu chuyện đằng sau thành công của mình, cách bà trở thành một trong những nhà lãnh đạo của GE và lèo lái những đổi thay to lớn”, theo nhận định của Grant về tác phẩm. “” Tuy nhiên, thúc đẩy sự sáng tạo không hề dễ dàng, 96% các nhà lãnh đạo doanh nghiệp lâu năm chia sẻ rằng chỉ một nửa số nhân viên trong công ty của họ thống nhất với chính sách kích thích sáng tạo của công ty. “Sống vui”, tác giả Ingrid Fetell Lee Trong cuốn sách “Sống vui”, chuyên gia thiết kế Ingrid Fetell Lee chia sẻ phát hiện của ông về tác động của thế giới vật chất đến tâm trạng và cảm xúc con người, cách con người thay đổi chúng để “tận dụng nguồn năng lượng vốn có nhằm sống một cuộc đời lâu dài, khỏe mạnh và hạnh phúc”, theo nội dung tóm lược của cuốn sách. “Niềm vui là những viên gạch nền tảng cho hạnh phúc, và quyển sách tiết lộ một nơi tìm ra niềm vui cũng như làm sao để tạo ra nó. Cựu chuyên gia IDEO cùng các bí quyết thiết kế không gian làm việc hiệu quả”, Grand viết trên trang Linkedln. Mario Kondo, tác giả cuốn sách “Tác động đổi đời của dọn dẹp”, đồng ý rằng thay đổi không gian làm việc sẽ tác động đến tâm trạng và năng suất làm việc. “Người môi giới tính cách”, tác giả Merve Emre Tùy vào giai đoạn nào của sự nghiệp, bạn sẽ được yêu cầu làm bài kiểm tra tính cách Myers-Briggs Type Indicator. Cuốn “Người môi giới tính cách” sắp xuất bản vào ngày 11/9 mang đến cái nhìn giải thích vì sao bài test tính cách lại phổ biến đến vậy và cách nó định hình thế giới việc làm. “Giáo sư người Anh, đồng thời là nhà phê bình văn học làm rõ nguồn gốc bài test MBIT, ưu điểm và nhược điểm nổi bật của từng nhóm tính cách”, Grant viết. “Trên hết, tác giả khẳng định rằng nhận thức về bản thân không hẳn là thứ ta phát hiện ra mà là thứ ta tạo ra và phát triển.”

Khi xem phim, chúng ta dễ nhận ra nhóm nhân vật phản diện chúng ta ghét nhất rơi vào nhóm hai mặt: Luôn đóng vai tốt để đạt được lợi ích cá nhân. Có một số cái tên ấn tượng như Loki trong loạt phim về Thor, Nhạc Bất Quần trong tác phẩm Tiếu Ngạo Giang Hồ hay thầy Yoon trong phim Đảo địa ngục. Điểm chung của họ là biết cách tự trang trí cho dục vọng cá nhân bằng đủ mọi thứ tác động được đến cảm xúc của các nhân vật khác rồi thao túng họ. Trên thực tế điều này khiến chúng ta liên tưởng đến nhân vật Ma sói trong trò chơi cùng tên, cứ đêm xuống là lại tìm cách hại người còn vào ban ngày thì biến mất và để nó lộ nguyên hình thì cần rất nhiều người chơi phải hi sinh. Vậy nên cảm xúc mang đến lợi ích bao nhiêu thì cũng dễ trở thành công cụ đắc lực để kẻ xấu lợi dụng bấy nhiêu. Đang buồn thay, chúng đều là những kẻ có chỉ số thông minh cảm xúc. Chúng ta đã chứng kiến một sự phát triển khác thường và kinh hoàng nhất trong lịch sử loài người vào giữa thế kỷ 20. Adolf Hitler, kẻ từ một nghệ sĩ ngại giao tiếp xã hội đã trở thành sĩ quan, từng bước trèo lên chiếc thang chính trị của Đế quốc Đức và xây dựng tầm ảnh hưởng trong suốt quá trình đó. Đáng chú ý nhất là khả năng khơi mào những cảm xúc tiêu cực như sợ hãi, tức giận và oán hận đã giúp Hitler nhận được sự ủng hộ từ quần chúng. Để có thể tự bảo vệ bản thân mình trước những kẻ tồi tệ chuyên lợi dụng cảm xúc bạn nên chủ động phát triển và rèn luyện trí thông minh cảm xúc của riêng mình. Khi nhận thức được bản thân là người như thế nào vào đối phương đang cố gắng tác động đến cảm xúc nào của mình (thậm chí nguyên nhân họ muốn tác động đến cảm xúc đó) thì bạn sẽ tránh được việc bị tổn thương hay trở nên tiêu cực bởi không ít ví dụ đau lòng cho thấy người từng bị tổn thương về cảm xúc có khả năng lặp lại điều tương tự với những người xung quanh. Chìa khóa cho vấn đề này là sử dụng sự đồng cảm để giúp họ tìm ra lối thoát và kịp thời định hướng lại cách họ sử dụng năng lực của chính mình theo hướng tốt đẹp hơn.

Khi bị công kích, bị góp ý, bị phê bình- đa phần mỗi người đều chỉ chú ý đến từ “bị”. “Bị” gợi nên cảm giác ức chế, pha lẫn bực tức và khởi động hệ thống phòng thủ của chúng ta. Từ đó tạo nên vô vàn cuộc tranh luận, các mối quan hệ tan vỡ hoặc đóng băng vĩnh viễn. Trong môi trường làm việc, “bị” sếp khiển trách, “bị” đồng nghiệp không tôn trọng hay “bị” giao cho hàng tá công việc là điều khiến ai cũng chán ghét và cho rằng số mệnh đen đủi nên mới phải làm việc trong môi trường như vậy. Chúng ta thường phải ứng tiêu cực với những điều chúng ta tin là tiêu cực. Vậy sẽ ra sao nếu điều chúng ta vốn tin lại tiêu cực thực tế chẳng tiêu cực chút nào ? Ai đó làm ơn hãy giữ cảm xúc lại, vì nó đang trốn ra xa để khỏi phải chịu trách nhiệm cho câu hỏi này đấy. Một trong những lý do chúng ta hành động như vậy là do bản thân bị xuôi theo thói quen và cảm xúc trước những tình huống kích thích nhất định. Phản ứng này liên quan tới hạch hạnh nhân (amygdala), bộ phận xử lý cảm xúc trong não của bạn. Giống với viên kim cương thô được lấy lên từ lòng đất, chúng ta buộc phải học hỏi để thay đổi rất nhiều trước khi đủ khả năng trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình. Con đường ấy vô số những bài học dưới dạng góp ý, phê bình, chỉ trích v.v… và nếu từ chối tiếp thu lời phê bình thực sự, chúng ta sẽ đánh mất cơ hội hoàn thiện. Cũng như viên kim cương kia, khi chưa được cắt gọt, tạo tác chỉ giống với viên đá có chút lấp lánh ở bên đường bị đất cát phủ lên hình thù méo mó, qua năm tháng nó quay trở lại làm một viên đá bình thường và đánh mất giá trị của chính mình. Vấn đề ở đây là không phải ai lúc nào cũng đúng, bạn cần được người khác giúp đỡ chỉ ra điểm sai của mình. Thế nhưng nếu ai đó cho rằng chúng ta sai, cảm xúc sẽ tận tụy giúp ta lý lẽ bằng những đợt phản kháng dữ dội để chứng minh điều ngược lại. Cảm xúc tin chúng ta không bao giờ sai trong khi thực tế chúng ta sai rất nhiều, và cá nhân tôi tin đây cũng là chỗ láu cá của cảm xúc. Bởi nếu bạn nhận được nhiều góp ý thật lòng rồi quyết tâm sửa đổi chính mình thì cảm xúc sẽ phải ngoan ngoãn tuân theo bạn, trong khí nó thích bạn phục vụ nó hơn. Bên cạnh đó cũng lưu ý rằng mọi góp ý đều mang tính chất chủ quan, việc có được lời góp ý từ những người thật tâm để ý đến bạn, chân thành và mong muốn bạn phát triển sẽ có lợi cho bạn và cả cảm xúc của bạn nữa. Bởi lời nhận xét xuất phát từ sự quan tâm bao giờ cũng khác những lời công kích mang tính chất thù địch hay khiến bạn đánh mất giá trị của riêng mình. Dù vậy, hãy thận trọng: Đừng để bị dằn vặt quá nhiều bởi các góp ý tiêu cực. Làm thế chỉ khiến bạn thêm “tê liệt” và bị “chèn ép” bởi những người luôn có thành kiến, họ thích phê bình và chỉ trích đến khi bạn cảm thấy như muốn buông xuôi mọi thứ. Bạn có thể quên đi những ưu tiên và giá trị của mình. Hoặc bạn sẽ bị thôi thúc phải chứng minh là họ sai, đến nỗi đánh mất ưu thế bản thân và tốn thời gian nỗ lực trở thành một ai đó không phải bạn.

Luyện tập, luyện tập và luyện tập là chìa khóa của mọi thứ hay ho, hữu ích con người mong muốn có được. Khi chúng ta khao khát muốn làm chủ được cảm xúc, thì chúng ta sẽ làm được việc đó bằng sự khổ luyện (khổ luyện theo đúng nghĩa vì cảm xúc không giống với bất kì điều gì chúng ta đã biết hay đã từng chiến thắng trước đây). Khi giận dữ phản ứng tự nhiên là mất kiểm soát, khi buồn bã phản ứng tự nhiên là chán nản, khi cảm thấy vui sướng phản ứng tự nhiên là mất kiểm soát. Đã bao giờ vì tức giận mà bạn làm tổn thương người khác ? vì buồn bã mà bỏ lỡ cơ hội hay vì vui sướng mà gây ra nhưng hậu quả xấu hay chưa ? Nếu đã từng như vậy, có lẽ việc sử dụng các phương pháp sau đây sẽ là khởi đầu tốt để bạn bắt đầu luyện tập trí thông minh cảm xúc cho chính mình. Trước hết , hãy thử hình dung bạn đang có trong tay một chiếc điều khiển thần kì có đủ các công cụ cần thiết trong bộ điều chỉnh cảm xúc: Tạm dừng (Pause): Biết dừng lại khi cảm xúc trở nên tiêu cực hoặc bắt đầu nhân lên thôi thúc bạn làm việc gì đó khi chưa có suy tính kĩ càng. Âm lượng (Volume): Khi giao tiếp, đối phương sẽ có cùng tông giọng và thái độ với bạn, nếu nhận thấy mình bắt đầu cao giọng hay lớn tiếng thì bạn cần chủ động điều chỉnh lại giọng nói sao cho dễ nghe hơn. Im lặng (Mute): Nếu đột nhiên có những đợt dâng trào cảm xúc và bạn biết chắc mình sẽ có hành động hay lời nói gây ảnh hưởng đến mối quan hệ, thì bạn nên chủ động tạm thời im lặng. Ghi âm (Record): Không phải là rút điện thoại ra để ghi âm lời nói của người khác rồi sau đó làm bằng chứng chống lại họ mà là lắng nghe quan điểm, cảm nhận của người khác để thấu hiểu họ hơn. Bạn khó có thể đồng cảm với người mà bạn không hiểu. Tua lại (Rewind): Đây là lúc rút kinh nghiệm và tìm hiểu cặn kẽ tình huống giao tiếp đầy cảm xúc đã qua. Dù kết thúc có tốt đẹp hay không, chịu khó hồi tưởng sẽ đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Tua nhanh (Fast – Forward): Cảm xúc diễn ra tự nhiên, nó có thể tốt hoặc xấu song bạn cần phải học cách nhìn nhận trước hành động sau cảm xúc đó. Ví dụ như bạn biết mình dễ dàng nổi cáu nếu ai đó vô ý vào phòng mà không gõ cửa, thì có thể tạm thời dừng công việc đang làm dở lại, đi dạo bên ngoài và sau đó quay lại nói chuyện với họ thay vì chỉ trích họ ngay lập tức. Xem trước (Trailer): Đây là mẹo hay để bắt đầu làm điều gì đó bạn đang trì hoãn hay lo ngại. Thử làm chúng chỉ trong vòng 5 phút là cách tạo nên bước đà để bạn lấy cảm giác hứng thú khi bắt đầu các công đoạn tiếp theo. Sự trì hoãn sẽ ngăn chúng ta khởi đầu làm những việc lớn hay những việc mà chúng ta không thích. Mặc dù vậy nếu khéo léo mời gọi được cảm xúc tham gia thì mọi thứ không còn đáng bận tâm nữa. Khi tích lũy được kĩ năng và kinh nghiệm, bạn sẽ có thể kết hợp những kỹ thuật và phương pháp với nhau nhằm tạo ra kì tích cảm xúc phi thường, biến nguồn cảm xúc tiêu cực trở nên hữu ích.

Gần đây các cuốn sách bàn về trí tuệ cảm xúc trở nên tương đối phổ biến. Tôi vẫn nhớ cách đây ít lâu cũng đã từng có bài review cuốn Trí thông minh cảm xúc for Dummies dành tặng bạn đọc. Từ bao giờ, chúng ta quan tâm đến lĩnh vực này như vậy ? Theo suy nghĩ của tôi, đó là lúc sau khi đã vận dụng hết trí tuệ để đạt được thành quả nào đó, chúng ta vẫn cảm thấy không hài lòng. Các mối quan hệ thì trở nên phai nhạt và bản thân thì góp phần không nhỏ để tạo nên chính khoảng cách đó. Ai đã từng cảm thấy chán chường, bi quan, thất vọng, giận dữ hoặc ngược lại là phấn khích, hăng hái, lạc quan đều nhận thấy rõ sau mỗi trạng thái ấy, cuộc đời đều có bước ngoặt đáng nhớ. Như vậy chất lượng cuộc sống không chỉ nằm ở những thứ chúng ta sở hữu mà còn ở cảm nhận của chúng ta với những thứ đó. Và dù lý thuyết có mô tả trí thông minh cảm xúc là gì đi chăng nữa thì tác động của nó đến cuộc đời là không hề nhỏ. Bởi nếu có trí thông minh cảm xúc thì cảm xúc sẽ trở thành trợ lý đắc lực của chúng ta còn nếu không, nó sẽ trở thành kẻ thù quyền lực mà không ai muốn đối đầu. Ứng dụng của trí thông minh cảm xúc không chỉ giới hạn trong công việc mà còn trong suốt hành trình chúng ta vui đùa ở thế giới này. Mặc dù nhiều nhà nghiên cứu thích viết tắt “Trí tuệ xúc cảm” là EI (emotional intelligence) trong các bài báo học thuật và nghiên cứu, nhưng EQ (viết tắt của “emotional intelligence quotient” – chỉ số Trí tuệ xúc cảm) mới là thuật ngữ thông dụng, dễ bắt gặp trong nhiều ngôn ngữ khác nhau. Trí tuệ xúc cảm là khả năng khiến cảm xúc trợ giúp thay vì chống lại bạn. Bằng những khả năng như: Tự nhận thức, tự kiểm soát, nhận thức xã hội, quản lý mối quan hệ, trí tuệ cảm xúc giống với hộp bút màu giúp chúng ta tô lên thực tại. Một bức tranh tràn đầy màu sắc tươi sáng hay u buồn ảm đạm là phụ thuộc vào bạn.