“Tại sao tôi phải làm nhiều việc như vậy trong khi chỉ nhận được tiền lương ít ỏi?”, “Tại sao tôi lại phải học tập trong ngành mà vốn dĩ không dành cho tôi, môi trường đại học quá khó khăn khiến tôi muốn từ bỏ?”,… Suy nghĩ mình chỉ làm việc cho người khác đúng phần được giao, làm việc cho công ty chứ không phải cho mình đang tồn tại ở rất nhiều người. Cuối cùng, khi họ làm việc với thái độ hời hợt, không toàn tâm toàn ý, những gì họ nhận lại sẽ chỉ là những thất bại không đáng có, mất đi những cơ hội để phát triển bản thân. Tại sao chúng ta lại không tự hỏi bản thân làm thế nào để có thể tận dụng được tuổi trẻ của mình một cách nỗ lực nhất? Cuốn sách Phá vỡ giới hạn để không hoài phí tuổi trẻ của Trần Vĩnh Quân có thể là một sự lựa chọn hoàn toàn hữu ích cho bạn. Những lời khuyên, những bài học hữu ích của tác giả sẽ đem đến cho bạn một cái nhìn tương sáng và cổ vũ bạn trên hành trình tiến về phía ước mơ, lí tưởng của mình.


     Chúng ta thường xuyên nghe được những câu như “Tôi chẳng qua chỉ đang làm việc cho công ty mà thôi”, hoặc “Việc này không phải của tôi, làm qua loa thôi là được”. Những câu nói này làm cho chúng ta cảm giác rằng làm việc chính là bán sức lao động cho người khác. Những gì chúng ta đang làm tất cả chỉ cho công ty, sếp hay tập thể nào khác, chứ không phải cho mình. Tại sao chúng ta không thử đổi sang một cách nói khác? “Cấp trên phân cho tôi một công việc” hay “Cấp trên cho tôi cơ hội rèn luyện”. Như vậy chúng ta sẽ cảm thấy mình đang làm việc cho bản thân chứ không phải bất kì một ai khác. Trên thực tế, nhân viên ưu tú sẽ không tồn tại ý nghĩ làm việc cho người khác. Cho dù làm bất cứ điều gì thì họ cũng trở thành một phần của công ty, bởi họ đang làm việc để giúp ích cho chính mình. Hay nói cách khác, mối quan hệ của họ và cấp trên, đồng nghiệp giống như chiến hữu trên cùng một chiến hào chứ không phải là quan hệ làm ăn nữa. 

    

    Trong hiện thực, chúng ta thường gặp những người có nền tảng giáo dục tốt, năng lực cũng không hề kém cạnh ai. Vậy tại sao họ làm việc lâu như vậy cho công ty mà vẫn không được thăng chức, không tăng thêm thu nhập? Đó là bởi họ không tự nguyện đốc thúc bản thân, hình thành những đức tính xấu như miễn cưỡng làm việc, thích bới lông tìm vết, hay than vãn và chỉ trích. Chính thái độ làm việc của họ đã cản bước trên con đường thăng tiến công việc. Họ chưa thực sự hiểu một điều: Nỗ lực làm việc không chỉ có lợi cho công ty mà còn chính bản thân mình. Nếu bạn luôn có tư tưởng làm việc cho chính mình, vậy thì bạn sẽ tìm thấy nhiều giá trị từ công việc mình làm. Những giá trị này được đo bằng lợi ích cuối cùng dành cho chính bản thân bạn. Hãy dùng trái tim xây dựng để làm việc với một tinh thần cầu thị. Sự nghiệp và công việc không giống nhau. Nếu công việc chỉ là một cách để mưu sinh, để đảm bảo được những vấn đề sinh tồn cơ bản như ăn ngủ nghỉ, thì sự nghiệp là thứ quyết định đến sự phát triển trong tương lai. Nói cách khác thì sự nghiệp chính là con đường xuyên suốt trong cuộc đời của bất kì ai. Đồng thời, những thứ một người bỏ ra cho sự nghiệp sẽ không thể nhanh chóng nhận được kết quả như khi nỗ lực cho công việc. Tuy nhiên, sự nghiệp và công việc giống nhau ở chỗ, thái độ của một người với công việc và sự nghiệp đều sẽ quyết định kết quả mà người đó nhận được trong tương lai. Chúng ta nên coi công việc là sự nghiệp của riêng mình, không ngừng nỗ lực phát triển bản thân. Có như vậy, chúng ta mới có thể đạt được nhiều thành công hơn trong công việc. 


Carnegie, người đứng đầu lĩnh vực sản xuất sắt thép Hoa Kỳ, từng nói: “Những người làm việc vì tôi phải có năng lực trở thành cộng sự. Nếu như anh ta không đạt được điều kiện tối thiểu là coi công việc như sự nghiệp của mình thì tôi sẽ không suy nghĩ đến việc cho anh ta cơ hội”. Với nhân viên, coi công việc như sự nghiệp sẽ giúp bạn nắm bắt được cơ hội thực tiễn và nâng cao trách nhiệm với công việc. Từ đó, nhân viên sẽ tự ý thức được việc nỗ lực nhiều hơn nữa. Nỗ lực làm việc không chỉ là chịu trách nhiệm với công ty và chính mình, mà còn để mang lại sự hạnh phúc và sung túc cho những người thân yêu. Những người lao lực mỗi ngày là vì điều gì? Không phải là để kiếm thêm chút tiền nuôi dưỡng người nhà hay sao? Bởi vậy, ta chăm chỉ làm việc là để cho người thân có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Cách để con người sống có trách nhiệm hơn chính là nỗ lực làm việc, nỗ lực tạo ra nhiều giá trị, từ đó mang lại lợi ích cho mình và người thân, đồng thời được xã hội công nhận. 



     Đôi khi, với những sinh viên năm nhất hay mới ra trường, nhân viên lâu năm trong công ty, ngoài tiền bạc là thứ thiết yếu thì kinh nghiệm cũng quan trọng không kém. Khi nhắc đến công việc thì ngay lập tức trong đầu nhiều người ý nghĩ đầu tiên nảy ra sẽ là mức lương, nhưng nếu bạn làm việc chỉ vì tiền thì đó hoàn toàn là một suy nghĩ sai lầm. Hãy thử nghĩ mà xem, nếu như bạn vào làm cho một công ty mà lương thưởng ông chủ đưa ra khiến bạn không hề hài lòng, còn bạn vì đó mà lại tỏ thái độ thiếu tích cực (“ông chủ chỉ trả cho tôi có như vậy, tôi cần gì phải làm nhiều việc cho ông ta, tôi chẳng đổi lại được điều gì xứng đáng với sức lao động của tôi cả”) thì tương lai của bạn sẽ đi đến đâu? Đứng trên cương vị của một vị sếp, bất kì ai cũng hy vọng nhân viên có thể mang lại lợi ích cho công ty, chứ không muốn tốn công để giữ lại một người không có năng lực, vừa tốn thời gian công sức mà trong nhiều trường hợp mất nhiều giá trị vật chất. Kết cục là những người nhân viên thiếu đóng góp sẽ bị sa thải. Thực tế, chúng ta đều có thể học tập ở bất kì ngành nghề nào. Cho nên ngoài việc quan tâm đến mức lương thưởng khi làm việc thì việc tích lũy kinh nghiệm hay nâng cao tay nghề trong mọi lĩnh vực luôn có thể trở thành nền tảng cho sự phát triển của bạn. Hãy tận dụng quãng thời gian tuổi trẻ đầy hăng hái và nhiệt huyết để hết mình học tập và cống hiến. Hãy tự nhủ rằng tuổi 20 có thể thật nhiều thất bại, ngã rẽ nhưng thời gian sẽ trả lại cho chúng ta những gì xứng đáng công sức ta bỏ ra. 


     Mỗi người chúng ta đều khát khao có được hạnh phúc, nhưng có bao nhiêu người có thể có được hạnh phúc thật sự? Đa số mọi người đều chỉ vội vàng đi qua hết cuộc đời, sống một cuộc sống chỉ đủ mưu cầu cho những nhu cầu cơ bản của mình và gia đình. Tại sao lại như vậy? Bởi vì họ quên mất rằng hạnh phúc được thiết lập trên nền tảng công việc thực tế, lấy quá trình thực hiện giá trị cá nhân trong công việc làm tiền đề. Một người thành công từng nói: “Tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi làm việc. Có người nói họ cảm thấy rất đau khổ khi phải làm việc, nhưng chúng ta cần phải nói với những người này rằng, đó là do bạn chưa tìm được chân lý của công việc, bạn chưa thực sự hòa mình vào công việc. Nếu bạn thực sự coi công việc là vùng đất màu mỡ để thực hiện giá trị cá nhân, bạn nhất định sẽ gieo trồng xuống hạt giống nỗ lực và thu hoạch được cảm giác hạnh phúc khi thực hiện giá trị của mình.” Cho dù bạn đang theo đuổi công việc gì, bạn đều cần phải đốc thúc và nhắc nhở bản thân rằng, mình chắc chắn sẽ làm tốt việc này. Việc dù nhỏ như thế nào hoặc là giữ vai trò kém nổi bật cũng đều mang trong mình giá trị và ý nghĩa riêng của nó. Khi chúng ta phát huy hết tất cả các kiến thức và tài năng mà mình có được vào công việc, khi những nỗ lực trở thành thành tích, chắc chắn chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc từ chính trái tim mình. 

“Làm thế nào để thực hiện được giá trị của cuộc đời?” là một câu hỏi lớn với bất kì một ai. Cuộc đời vốn dĩ không có giá trị nào cả, tất cả đều là do con người tạo ra. Giống như nhà văn Lỗ Tấn đã từng viết, trên mặt đất vốn dĩ làm gì có đường, người ta đi mãi thì cũng thành đường mà thôi. Bạn ban cho nó giá trị gì thì cuộc đời sẽ mang trong mình giá trị đó. Trong công việc, giá trị nhân sinh là sự tích cực mà ta dành cho công ty, là sự phản ánh mối quan hệ của một người với tập thể. Sự tồn tại của con người tạo nên mối quan hệ “song song”: Con người tồn tại dưới dạng cá thể và xã hội. Là một phần của xã hội, con người buộc phải dùng những thuộc tính vốn có của mình để xây dựng xã hội. Nếu bạn nghĩ rằng làm việc chỉ để kiếm tiền, kiếm sống thì bạn hãy thử nghĩ về điều này, điều quý giá hơn có phải là khai thác tiềm năng của mình trong công việc, phát huy năng lực của bản thân, tự đó tạo ra sự nghiệp có lợi cho mọi người hay không. Đây là cách mà Leder Somer đánh giá bản thân mình, bạn có thể tham khảo ý kiến của ông: “Thực ra, tiền chưa bao giờ là động lực của tôi. Động lực của tôi là niềm yêu thích với tất cả những gì mình đang làm, tôi thích giới giải trí, thích công ty của tôi. Tôi có một nguyện vọng, đó là phải thực hiện hết các giá trị cao nhất của cuộc sống, phải cố hết sức để thực hiện.” 


     Công việc là sân khấu thể hiện giá trị cuộc đời. Yêu công việc của mình, có nghĩa là giá trị cuộc đời của bạn sẽ phát triển tốt đẹp. Thực tế, công ty là sân khấu phát triển và sinh tồn của mỗi nhân viên. Mỗi một người trong doanh nghiệp, dù là ông chủ hay nhân viên, đều thực hiện trách nhiệm của mình trên sân khấu này. Bất kỳ ai rời khỏi sân khấu ẽ giống như diễn viên rời khỏi sàn diễn, không còn cách nào phát triển tài năng của mình. Công ty cho chúng ta cơ hội làm việc, dựng lên sân khấu phát triển tài năng, nhờ vậy mà chúng ta mới có sự nghiệp và thành tựu. Một công việc có ý nghĩa như thế nào với bạn, là một thứ để duy trì cuộc sống hay là một bước để tiến tới thành công trong sự nghiệp của mình? Mỗi người đều có cách nhìn khác nhau, nhưng với đa số mọi người, công việc chính là nền tảng để rèn luyện sự trưởng thành của bản thân. Trừ số ít những người có thể lập tức sáng lập sự nghiệp của mình, đa số còn lại đều bắt buộc phải đi qua một con đường giống nhau, tôi luyện qua từng vị trí công việc, dựa vào tổ chức để mở rộng con đường sự nghiệp. Nhân viên xuất sắc nên coi công việc là nơi để thể hiện giá trị của bản thân, đứng trên cùng một lập trường với ông chủ, tự giác bảo vệ lợi ích công ty, xây dựng và phát triển công ty. Có như vậy, công ty mới ngày càng phát triển, ngày càng tốt đẹp hơn, có thể tạo ra thêm nhiều cơ hội và có nhiều không gian phát triển cho nhân viên hơn nữa. Tất cả những gì mà chúng ta có được trong công việc, tất cả những gì mà chúng ta được hưởng thụ - đều không phải bỗng dưng mà có, mà là do rất nhiều người cùng góp sức. Công ty và sếp cho cho bạn cơ hội và sân khấu để phát triển tài năng, cung cấp cho bạn môi trường làm việc thuận lợi, còn có cả thiết bị làm việc, các loại tiện lợi và phúc lợi,... để bạn hoàn thành sự nghiệp của mình, giá trị của mình, cuộc đời của mình. 


     “Chỉ có quân tử mới biết báo ơn”. Chỉ khi trong lòng bạn luôn biết ơn công việc thì bạn mới có thể cảm nhận được tầm quan trọng của trách nhiệm bản thân và tìm thấy niềm vui trong công việc. Lòng biết ơn là thứ không thể thiếu cho dù ai là người mang tới cho bạn cơ hội làm việc. Thái độ biết ơn với công việc bắt nguồn từ một nhận thức sâu sắc: Vị trí công việc cho bạn không gian phát triển rộng lớn, công việc cho bạn sân khấu phát huy năng lực của mình, đồng thời đảm bảo cho sự sinh tồn cơ bản nhất của mỗi người. Vì vậy, bạn phải có tấm lòng cảm kích, và chỉ có làm việc chăm chỉ mới có thể báo đáp được cho xã hội, thể hiện tấm lòng cảm kích của mình. Cuộc đời của một người luôn gắn liền với công việc. Công việc vừa là sự mưu sinh, vừa là sứ mệnh ông trời ban tặng cho con người. Thái độ sống cũng là thái độ với công việc. Có thể nói, sở hữu lòng biết ơn là một trong những phẩm chất của một nhân viên xuất sắc, học cách biết ơn là động lực tinh thần để một nhân viên làm tốt công việc của mình. Công việc hay môi trường làm việc đều không thể đáp ứng được khát vọng vô biên của con người, nhưng chúng ta có thể có được những kinh nghiệm vô cùng quý báu, những đồng nghiệp ôn hòa và những vị khách luôn nói lời cảm ơn… Nếu như mỗi ngày bạn đều có thể làm việc bằng một trái tim biết ơn, thì cho dù công việc có đơn điệu đến thế nào, bạn cũng sẽ cảm thấy như mình đang sống trong một công viên vui vẻ. Khi đó, mối quan hệ giữa người với người cũng trở nên chân thành và đơn thuần hơn. 


     Nhưng dù vậy , nhiều người vẫn thường cảm thấy năng lực của mình còn nhiều sự thiếu sót, dẫn đến việc khó đạt được thành công trong công việc. Có người than vãn công việc của mình không được người khác xem trọng. Có người thì lại cảm thấy công việc của mình quá bé nhỏ, không có giá trị nào trong xã hội, không đáng được mọi người công nhận. Nhưng trên thực tế bất kì một công việc chính đáng nào cũng đều có vai trò riêng trong xã hội. Không có công việc nào được đánh giá là hèn kém hay cao sang cả. Tất cả chỉ nằm ở người thực hiện nó có coi trọng vai trò của nó hay không mà thôi. 

     Có lần, học giả Đài Loan Lâm Thanh Huyền đến nhà bạn chơi, bạn của ông nói: “Hôm nay ta không có trà ngon để tiếp đãi ngài rồi. 

Ông trả lời: “Tách trà chúng ta đang uống cũng không tồi mà.”

Người bạn đó lại nói: “Nếu hôm nay không có trà thì sao?”

“Uống nước trắng cũng là một loại hưởng thụ”, ông đáp.

Trà ngon và nước trắng cũng giống như là công việc cao thượng và bình thường, đều là học được cách hài lòng và trân trọng. Đối với một người đang đói, cho dù anh ta có chỉ được cho một miếng bánh mì khô, anh cũng sẽ nảy sinh cảm giác tràn đầy trân trọng. Bánh mì trước mắt đã giải quyết được vấn đề đói khát, còn công việc giải quyết được vấn đề sinh tồn và phát triển. Do đó, chúng ta nên giữ tâm thế trân trọng mọi thứ khi làm việc, vì công việc không phân biệt cao sang hay thấp hèn. Mỗi công việc đều có ý nghĩa riêng của nó. Tôn trọng công việc là thái độ cơ bản nhất mà con người nên dành cho công việc. Ở công ty IBM của Mỹ luôn tồn tại mối quan hệ bình đẳng, hòa hợp giữa các nhân viên. Tất cả mọi người đều quan trọng như nhau, ai cũng sẽ nhận được sự tôn trọng, cho dù là quản lý cấp cao hay nhân viên mới vào công ty. Bất kì ai vào làm việc ở IBM đều “Buộc phải tôn trọng cá nhân”. Nhân viên cũ có vai trò giúp đỡ và đào tạo nhân viên mới. Nếu như nhân viên mới gặp phải bất kì khó khăn nào nảy sinh trong quá trình làm việc thì nhân viên cũ dù bận đến đâu cũng sẽ sắp xếp thời gian để hỗ trợ họ giải quyết. Có như vậy thì nhân viên mới sẽ có ấn tượng về thái độ của người đồng nghiệp và môi trường thân thiện, cởi mở. 

Trong đó, bất kì một tổ chức nào cũng đều có người coi việc chịu trách nhiệm là một thói quen nghề nghiệp. Sở dĩ nhiều doanh nghiệp có thể trụ vững hàng chục năm để tồn tại và phát triển là vì có những nhân viên sẵn sàng đi theo công ty, cống hiến hết mình cho nó. Tương tự, một công ty lớn mạnh cũng cần có những người làm việc biết biến trách nhiệm thành thói quen nghề nghiệp. Chính những tinh thần trách nhiệm này tạo nên sự phát triển không ngừng của công ty. Nuôi dưỡng trách nhiệm thành một loại thói quen hoàn toàn không phải là thiên phú, nó là trạng thái tâm lý trong thế giới nội tâm của cá thể xã hội sau khi nhận thức được trách nhiệm từ người giao nhiệm vụ. Trạng thái tâm lí này là động lực tinh thần để cá nhân thực hiện hành vi trách nhiệm. Loại nội lực đó có thể đảm bảo bạn xem công việc là một sứ mệnh cao thượng, giúp bạn hình thành ý thức kính nghiệp cũng như ý thức chịu trách nhiệm vững chắc, không thể phá bỏ. Khi hai loại ý thức này được phát huy trong công việc, kết quả tốt đẹp sẽ xảy ra một cách tự nhiên.


     Đôi khi trong quá trình kinh doanh chúng ta sẽ thấy, công ty sẽ có lúc gặp phải những chuyện ngoài ý muốn, khi đó, dưới tiền đề nắm vững năng lực năng lực của bản thân, bạn cần phải đứng dậy giúp đỡ ông chủ giải quyết những vấn đề và khó khăn mà công ty gặp phải. 

Lúc này, bạn không được cho rằng đây không phải việc của mình hay coi mình là tầng lớp thấp trong công ty, sẽ không ai nghe theo ý kiến của mình mà do dự. Nếu như trong lúc bạn còn nghĩ trước nghĩ sau, đã có người đứng lên nhận trách nhiệm giải quyết vấn đề rồi. Vậy thì, người khác sẽ trở thành anh hùng, còn bạn sẽ chỉ ghen tị, tự trách móc chính mình. Nếu như đây là nhiệm vụ vô cùng khó khăn, bạn nên chủ động chịu trách nhiệm. Cho dù sự việc thành công hay thất bại, tinh thần gặp khó không quay đầu, gặp nản không lùi bước này cũng sẽ giúp bạn có được sự khẳng định to lớn của mọi người. Ngoài ra, nhận một nhiệm vụ to lớn là cơ hội để bạn rèn luyện bản thân. Về lâu dài, năng lực và kinh nghiệm của bạn sẽ nhanh chóng được nâng cao. Phải biết rằng, trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ to lớn này, có lúc bạn sẽ cảm thấy đau khổ, thậm chí ước gì mình không nhận giải quyết chuyện này, nhưng đau khổ sẽ giúp bạn trưởng thành hơn. Nếu như bạn là một nhân viên xứng đáng với chức vụ, thì bạn nên xuất phát từ góc độ duy trì lợi ích của công ty, tích cực xử lý những việc này.


     Một trong những điều mà chúng ta cần phải tự rèn luyện và học hỏi, đó chính là chịu trách nhiệm với sai lầm của bản thân. Sai lầm là điều không thể tránh khỏi. Con người không phải thần thánh, tất nhiên cũng sẽ không thể tránh khỏi tránh khỏi lỗi lầm. Phạm sai lầm không đáng sợ, quan trọng là khi phạm sai lầm phải dám đứng lên dũng cảm nhận sai, rút được bài học từ những thất bại, từ đó để trưởng thành hơn. Trên thực tế, khi xảy ra vấn đề, liên tục trách móc không thể giải quyết được vấn đề, ngược lại sẽ khiến vấn đề càng phức tạp hơn. Từ đó, mọi chuyện sẽ càng khó giải quyết hơn. Quan trọng nhất khi bạn đem lỗi lầm của mình đùn đẩy cho người khác, người khác chỉ còn thấy bạn là một người không dám thừa nhận, không có trách nhiệm. Ngược lại, khi bạn dám chịu trách nhiệm với lỗi lầm của mình, bạn sẽ chỉ nghĩ đến việc giải quyết vấn đề, mà trong doanh nghiệp, người được hoan nghênh nhất là những người không chối bỏ trách nhiệm, chủ động giải quyết vấn đề. Nhân viên xuất sắc sẽ chịu trách nhiệm trong công ty, coi nó là một thói quen để bồi dưỡng, một khi phạm phải sai lầm, sẽ dũng cảm đứng ra chịu trách nhiệm, đồng thời nghĩ cách cải thiện. 


     Có thể nói, sự phát triển của xã hội không thể tách rời với trách nhiệm của con người. Trách nhiệm của con người quyết định tương lai của họ, người có trách nhiệm với công việc nhất định sẽ có tiền đồ vững chắc. Hãy kiên cường đến cùng với mục tiêu của mình, tự rèn luyện khả năng của mình, bạn sẽ có được đủ dũng khí và sự nhẫn nại để đi đến đích cuối cùng. 


Review bởi: Ngọc Trâm - Bookademy 

Hình Ảnh: Chu Phương - Bookademy


______________

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy

Bạn đam mê viết lách, yêu thích đọc sách và muốn lan tỏa văn hóa đọc tới cộng đồng của YBOX.VN? Đăng ký để trở thành CTV Bookademy tại link: http://bit.ly/bookademy_ctv

(*) Bản quyền bài viết thuộc về Bookademy - Ybox. Khi chia sẻ hoặc đăng tải lại, vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ “Tên tác giả - Bookademy”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.


Xem thêm

Có thể thấy được chúng ta sống và tự đặt ra cho mình những giới hạn, có những giới hạn được đặt ra vì sự an toàn của bản thân. Và ta cũng không thể đoán biết được bởi có những giới hạn kìm hãm con người vươn tới những tầm cao hơn, vượt ra khỏi khả năng của bản thân bạn. Dường như chủ đề giới hạn như gây được nhiều sự chú ý và quan tâm của mọi người vì thực tế cuộc sống cũng như đang nói về vấn đề này rất nhiều. Đầu tiên ta phải hiểu được thế nào là giới hạn chính là một ngưỡng nào đó mà con người tự đặt ra cho mình, hoặc một phần là do cuộc sống đặt ra cho chúng ta. Giới hạn còn có nghĩa như con người cũng không được phép vi phạm, không thể bước qua… Và ta có thể thấy được giới hạn có thể chia làm nhiều loại đó chính là giới hạn thuộc quy chuẩn đạo đức con người, giới hạn thuộc phạm vi năng lực con người, giới hạn là quy định, luật lệ của xã hội… Và nhất là khi có những giới hạn đặt ra là bạn đã tự mình co hẹp khả năng của bản thân trước những thử thách của cuộc sống. Đồng thời lại có những giới hạn đúng để không mắc vào những sai lầm không đáng có. Ta cũng biết rằng bất kỳ ai trong số chúng ta đều có những giới hạn của riêng mình, có người xem giới hạn là đó như chính là vòng tròn an toàn mà một khi vượt qua khỏi nó chúng ta sẽ gặp nguy hiểm và không thể nào có thể cứu vãn được nữa. Có thể thấy được chính trong các mối quan hệ, giới hạn là điều cần thiết! Nó làm cho khoảng cách của con người dường như có xa nhau hơn một chút nhưng đó là khoảng cách cần thiết để con người được tự do sống với những suy nghĩ của mình, của bản thân. Tất cả những giới hạn đó, giữa hai người ở một mức độ thân thiết mà trước khi quyết định gần gũi nhau hơn. Và đó đồng thời cũng chính là khoảng cách để con người có thể suy nghĩ một cách chín chắn hơn về những quyết định của mình được đặt ra. Hãy nhớ rằng giới hạn càng xa, khoảng cách con người với nhau càng lớn nên bạn hãy biết dừng đúng lúc. Thế nhưng đừng bao giờ xóa mờ những giới hạn được đặt ra này bởi con người là hai thực thể khác biệt nhau hoàn toàn và cũng chính bởi vậy mà không nên xâm phạm vào khoảng không gian của nhau để làm cho nhau nghẹt thở và tức giận, hãy sống thật đúng và vui vẻ sẽ đến với bạn. Hãy luôn luôn tin rằng, khả năng con người là vô hạn và cũng chính vì thế đừng bao giờ ra những giới hạn cho mình trong việc chinh phục những đỉnh cao. Chắc chắn rằng những giới hạn đó sẽ làm cho chính bạn trở nên bình thường như những người khác, không có gì nổi bật, thậm chí không có chút ấn tượng gì. Và nếu bạn cứ đặt ra những giới hạn về khả năng mà như không cố gắng thì bạn không khác gì những người sống ỉ lại, dựa vào người khác. Chính vì vậy bạn đừng bao giờ giới hạn khả năng của bản thân mình. Hãy cố gắng hãy khát khao để có thể chinh phục được những đỉnh cao của trí tuệ để có thể hoàn thiện bản thân mình hơn nữa. Giới hạn quả đúng là điều không thể thiếu trong cuộc sống, nhưng có những giới hạn bạn nên xóa bỏ để khích lệ bản thân mình cố gắng hơn trong cuộc sống Ngoài ra giới hạn để giữ mình. Khi mà bạn biết giới hạn cũng chính là luôn tự biết mình, cũng như rất nghiêm khắc với bản thân; tránh sa ngã, vấp ngã, tránh vượt giới hạn để rồi đánh mất mình. Và bạn hãy giới hạn để có hạnh phúc viên mãn. Con người luôn có nhiều khát vọng và tham vọng nhưng không ai giống ai. Luôn muốn đạt được nhiều thứ: danh vọng, tiền tài, hạnh phúc… Song thực tế cho thấy, sức người có hạn, khả năng của mỗi người là khác nhau. Do đó, mà việc bạn biết giới hạn, biết tự bằng lòng với những gì mình đã, đang có cũng là một cách để con người đạt được bình an và hạnh phúc rồi đó. Khi bạn đã biết giới hạn, đồng nghĩa với việc đạt được một lối sống có kỷ luật, có chuẩn mực, có văn hoá và cũng chính là điều ai cũng hướng đến. Khi chúng ta biết giới hạn để sống đúng chuẩn mực, xong con người cũng cần biết tự phá vỡ giới hạn đúng lúc, đúng chỗ phá vỡ giới hạn, con người biết bước qua những ranh giới, hạn định của xã hội và của chính mình. Trong cuộc sống, không phải khi nào giới hạn nó dường như cũng đồng nghĩa với chuẩn mực, có những giới hạn tạo sự khô cứng, gò bó cần phải xóa bỏ ngay vì không còn phù hợp. Có thể thấy được khi phá vỡ giới hạn đúng lúc đúng chỗ và vượt qua những giới hạn có tính chất gò bó khô cứng nó như cũng đã giúp ta có thêm bản lĩnh, chiến thắng nghịch cảnh, nắm bắt cơ hội vươn tới thành công đúng như câu nói “Trên đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới. Điều quan trọng là mỗi người có đủ sức mạnh để vượt qua ranh giới ấy.” (Nguyễn Khải). “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”. “Bạn sẽ khám phá ra chính mình ở một nấc thang cao hơn mỗi khi vượt qua nghịch cảnh” (Thomas Edison). Và có thể khẳng định rằng tự phá vỡ giới hạn không có nghĩa là con người sống gấp, sống vội, bỏ qua những giới hạn đạo đức, đốt cháy mình. Tự phá vỡ giới hạn chỉ có ý nghĩa khi cái giới hạn đó chật hẹp, lạc hậu với xã hội đương thời, đi ngược với xu thế chung của nhân loại tiến bộ hiện nay

Trong cuộc sống có những giới hạn vô hình và những giới hạn hữu hình luôn luôn khiến cho chúng ta có những suy nghĩ riêng. Những giới hạn luôn được hiểu theo nhiều cách khác nhau có thể là những giới hạn ta phải vượt qua và những giới hạn không thể chạm đến. Bàn về vấn đề xoay quanh chủ đề giới hạn còn có rất nhiều những ý kiến khác nhau. Đầu tiên ta nên hiểu giới hạn là gì? Giới hạn được xem là một ngưỡng nào đó mà con người tự đặt ra cho mình, hoặc có thể chính là do cuộc sống đặt ra cho chúng ta. Giới hạn nó như lại còn có nghĩa như không được phép vi phạm, không thể bước qua được. Vfa quả thật giới hạn có thể chia làm nhiều loại: giới hạn thuộc quy chuẩn đạo đức con người, giới hạn thuộc phạm vi năng lực con người, giới hạn là quy định, luật lệ của xã hội đặt ra. Trong cuộc sống của chính con người chúng ta hiện nay thì chúng ta cũng nên cần biết tự đặt ra những giới hạn cho riêng bản thân mình. Quả thật ta như thấy được rằng chính sự giới hạn làm nên con người chân chính: Biết đặt ra những giới hạn để trong mỗi chúng ta có thể rèn luyện, tuân thủ là con đường tốt nhất để chúng ta trở thành con người chân chính nhất. Ta luôn luôn có lòng tự trọng của bản thân nhưng do một số lý do nào đó lòng tự trọng đó bị xúc phạm. Bạn chắc chắn không thể nào ung dung hay bình tĩnh được. Nếu như sự hiểu lầm ở ngưỡng bình thường thì còn chấp nhận được nhưng nó đã vượt qua ranh giới và bạn không thể kìm chế được và chắc chắn là sẽ có những phản ứng ngay lập tức. Qua đây ta như thấy được sự giới hạn để giữ mình và khi mà bạn biết giới hạn cũng chính là luôn tự biết mình, như giúp cho chính bạn nghiêm khắc với bản thân; tránh sa ngã, vấp ngã, tránh vượt giới hạn để rồi lại như bị đánh mất mình. Mỗi người trong chúng ta nên phải biết có giới hạn để có hạnh phúc viên mãn nhất. Bởi con người chúng ta sống trên đời luôn luôn có nhiều khát vọng và tham vọng. Và cũng chính chúng ta lại như luôn muốn đạt được nhiều thứ: danh vọng, tiền tài, hạnh phúc… Song thực tế, đã chứng minh được sức người có hạn, khả năng của mỗi người là khác nhau. Và ta vẫn nhớ đến Nick Vujicic là một người đã minh chứng rõ nét nhất và khả năng của con người. Ông là một người sinh ra đã gặp nhiều trở ngại, đó chính là không có tứ chi. Nhưng không vì thế mà số phận có thể đánh bại được ông. Nick Vujicic quả thật là một thiên tài trong nhiều lĩnh vực khác nhau, ông như minh chứng được cuộc sống con người là không giới hạn. Mọi người chỉ cần có niềm tin và ý chí thì không gì là không thể vượt qua. Tấm gương của ông được quảng bá cũng như lan truyền đi khắp thế giới như một biểu tượng sống về câu nói “cuộc sống không giới hạn”. Và vì vậy rất nhiều điều không thể, rất nhiều điều tưởng là có giới hạn lại được Nick Vujicic hoàn thành một cách xuất sắc với cơ thể tật nguyền. Khi mà con người biết giới hạn, biết tự bằng lòng với những gì mình đã, đang có cũng là một trong những cách để con người đạt được bình an và hạnh phúc Khi chúng ta biết giới hạn, đồng nghĩa với việc đạt được một lối sống có kỷ luật, có chuẩn mực, có văn hoá chắc chắn sẽ hình thành lên một lối sống văn minh, nhất là trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Khi chúng ta mà biết giới hạn để sống đúng chuẩn mực, xong con người cũng cần biết tự phá vỡ giới hạn đúng lúc, đúng chỗ. Nếu như mà phá vỡ giới hạn thì chính con người biết bước qua những ranh giới, hạn định của xã hội và của chính mình. Trong cuộc sống, ta cũng nên phải biết rằng không phải khi nào giới hạn cũng đồng nghĩa với chuẩn mực, có những giới hạn tạo sự khô cứng, gò bó cần phải xóa bỏ. Đặc biệt hơn khi phá vỡ giới hạn đúng lúc đúng chỗ và vượt qua những giới hạn có tính chất gò bó khô cứng dường như cũng đã giúp ta có thêm bản lĩnh, chiến thắng nghịch cảnh, nắm bắt cơ hội vươn tới thành công “Trên đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới. Điều quan trọng là mỗi người có đủ sức mạnh để vượt qua ranh giới ấy.” (Nguyễn Khải). Hay câu nói ý nghĩa “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”. “Bạn sẽ khám phá ra chính mình ở một nấc thang cao hơn mỗi khi vượt qua nghịch cảnh” (Thomas Edison). Quả thật những sự phá vỡ giới hạn không có nghĩa là con người sống gấp, sống vội, bỏ qua những giới hạn đạo đức, đốt cháy mình. Tự phá vỡ giới hạn chỉ có ý nghĩa khi cái giới hạn đó chật hẹp, lạc hậu với xã hội đương thời, đi ngược với xu thế chung của nhân loại tiến bộ ngày nay. Trong cuộc sống ta cũng nên suy nghĩ và nhận thức đúng về ý nghĩa của việc biết giới hạn và phá vỡ giới hạn đúng lúc đúng chỗ. Và hơn nữa để có thể biết giới hạn và phá vỡ giới hạn đúng lúc đúng chỗ là điều không đơn giản cần có hiểu biết, có quyết tâm, bản lĩnh trong cuộc sống.

Môi thứ trong đời điều chi cũng cho ta riêng một giới hạn… Môi khi tôi nghe những ca từ này tôi đều cho mình những suy nghĩ riêng, cảm nhận riêng về cái người ta gọi là giới hạn. Vậy giới hạn nào cho chúng ta? Giới hạn được xem như một điểm cuối, điểm kết thúc của một sự vật hay sự việc. Giới hạn cũng có thể là chỉ một mức độ nhất định không thể vượt qua hay cũng có thể là đường ngăn cách hai khu vực. Trong toán học người ta nhắc đến giới hạn là để chỉ một giá trị mà một hàm số hay một dãy số tiến gần đến khi biến số tương ứng tiến đến một giá trị nào đó. Giá trị của giới hạn có thể là con số cụ thể cũng có khi là “vô cùng”. Giới hạn tuy tưởng chừng như bó hẹp mọi thứ lại nhưng thực ra ở ngay chính nó đã tồn tại sự vô cùng và khó nắm bắt. Hãy nhìn rộng ra và đơn giản đi một chút ta sẽ thấy sự hiện diện của giới hạn. Có thể nói mọi điều đều có giới hạn. Môi con đường đều có điểm cuối, chẳng có dòng sông nào kéo dài vô tận, mọi cuộc đua đều có đích. Nhất là thời gian. Thời gian đối với con người luôn là một giới hạn. Nó vô tận, nó chảy trôi không ngừng và nó đã giới hạn cuộc sống của con người lại em ơi có bao nhiêu sáu mươi năm cuộc đời. Con người được tạo hóa ban tặng cho sự sống nhưng không phải là mãi mãi. Quy luật của đời người là sinh – lão – bệnh – tử. Có ai sinh ra rồi không trở về với cát bụi? Con người không thể tránh né giới hạn của sự sống. Không chỉ con người mà mọi sinh vật, mọi việc đều vậy, không có gì là tồn tại mãi mãi. Hiểu biết cũng là một điều có giới hạn, kiến thức, sự học là vô hạn nhưng hiểu biết là có hạn. Có ai dám khẳng định là mình hiểu biết mọi điều, mọi lĩnh vực mọi khía cạnh, thấu mọi chuyện trên đời? Chắc chắn là không. Nếu có thì chắc chỉ có nói vui rằng Googlẽ luôn biết mọi điều, chỉ cần gõ vài chữ, vài cái kích chuột và trong khoảng thời gian rất ngắn công cụ tìm kiếm Google đã cho ta rất nhiều câu trả lời và thông tin về mọi mặt tin tức, giải trí, kiến thức… Nhưng chính nó cũng cho ta thấy rằng kiến thức vô hạn của con người là khi tất cả cộng dồn lại. Còn hiểu biết của mỗi cá nhân quy lại cũng là có giới hạn. Sức khỏe của con người cũng là có giới hạn. Dù cho ta may mắn không mắc phải những căn bệnh hiểm nghèo thì tự cơ thể chúng ta cũng cũ dần đi. Giống như một cái máy hoạt động đã lâu se bị gỉ sét và một lúc nào đó se ngừng hoạt động. Chẳng phải môi một sản phẩm được làm ra đều có hạn sử dụng đó sao? Sức khỏe, tuổi trẻ, cuộc đời… tất cả đều có giới hạn, đều có hạn sử dụng. Mọi thứ tình cảm cũng đều có giới hạn vui, buồn, hờn giận, trách móc, thứ tha, đau khổ hay hạnh phúc. Chẳng ai cứ mãi đau khổ mà không có lấy một niềm vui, cũng chả ai cả đời sống êm ả trong những hạnh phúc. Tình yêu cũng có giới hạn, giới hạn về khoảng cách, về thời gian và giới hạn cuối của tình yêu có thể là hôn nhân hạnh phúc cũng có thể là rời xa. Thời gian có giới hạn vậy không gian cũng có giới hạn của nó. Chính vì thế mà môi quốc gia đều có biên giới, có giới hạn lãnh thổ. Không thể có quốc gia nào có quyền xâm lấn. Sự phân chia, ranh giới giữa các khu vực, thành phố, làng xã đều là những dẫn chứng cho giới hạn. Người ta dùng giới hạn địa lý để chia tách khu vực, để quản lý xã hội. Tất cả những biểu hiện trên chỉ là một phần rất nhỏ của giới hạn, giới hạn dường như đang bao trùm tất cả. Bạn đã từng nghĩ đến một cuộc sống không có giới hạn chưa? Hãy thử nghĩ đến những cuộc đua không có đích đến, không có giới hạn cho sự chiến thắng. Chắc hẳn nó chẳng còn là một cuộc đua và cũng chẳng ai tham gia một cuộc đua vô ích ấy để rồi cứ mãi mãi không tìm ra người thắng cuộc. Hãy thử hình dung bạn là một người có hiểu biết không giới hạn. Vậy là có quá nhiều thứ để nhớ, để biết, não bộ của bạn trở thành một bộ nhớ vô tận. Ai cũng hỏi bạn tất cả mọi thứ. Tôi cho rằng bạn sẽ bận rộn hơn cả Google. Vô tình bạn có thể biến thành một cái máy, một công cụ tìm kiếm. Cuộc sống thật sự se tẻ nhạt. Như vậy một sự hiểu biết vô tận cũng không hẳn là niềm vui. Con người ta vốn có ước ao kéo dài tuổi trẻ đầy nhiệt huyết, thậm chí là cải lão hoàn đồng, trường sinh bất tử. Người ta vẫn khao khát điều ấy, nhưng có phải bạn se hạnh phúc với việc mình cứ sống mãi mà không trở về với cát bụi. Tôi đã từng xem một bộ phim viễn tưởng. Nhân vật chính đã tìm ra thuốc trường sinh nhưng rồi ông đã quyết định không uống nó. Bởi lẽ ông nhìn ra được một cuộc sống trước mắt nếu như trường sinh mãi mãi. Đó là một sự tồn tại dai dẳng và cô độc. Chúng ta cứ sống mãi với biết bao gian khó, thử thách của cuộc đời đến khi trái tim đã rệu rạo, đã mệt mỏi trước cuộc sống xô bồ mà vẫn cứ phải tồn tại. Và rồi đau đớn nhất là chúng ta cứ sống mà nhìn tất cả những người thân yêu, gia đình, bạn bè chết đi. Còn sự đau đớn nào hơn khi thấy mọi người xung quanh dần dần từ bỏ bạn? Và những chuỗi ngày vô tận tiếp theo là những đau đớn và đơn độc kéo dài. Đó là một cuộc sống vô nghĩa, một sự tồn tại thừa thãi hệt như một vị khách cứ ngồi lì ở nhà người khác và không chịu ra về. Tôi nghĩ rằng quyết định của nhân vật trong bộ phim đó là đúng đắn. Chấp nhận giới hạn của cuộc đời, đó mới chính là hạnh phúc. Và nếu như chúng ta không có giới hạn địa lý rõ ràng chắc hẳn bạn cứ đi và chẳng hề biết mình đang ở đâu, khu vực nào, không hề có sự phân tách địa lý nào quả là rắc rối không nhỏ. Xa hơn nữa nếu ranh giới, giới hạn của các quốc gia không tồn tại chắc hẳn trái đất sẽ biến thành một cuộc chiến hỗn loạn để tranh giành lãnh thổ, hành tinh này chắc chắn sẽ diệt vong. Tưởng tượng đến đây chắc hẳn bạn đã thấy được, hình dung được cuộc sống không thể không có giới hạn chứ? Se là vô vàn rắc rối, khổ đau, cô độc, vô nghĩa nếu như cuộc sống này không có giới hạn. Vậy bạn đã thử nghĩ đến tính chất của giới hạn và hành động của bản thân với giới hạn của chính mình chưa? Theo tôi tính chất của giới hạn là không giống nhau và luôn luôn thay đổi. Không giống nhau tức là giới hạn đối với mỗi cá nhân là hoàn toàn khác biệt. Giới hạn hiểu biết của một cậu bé năm tuổi không thể nào đem so sánh với giới hạn hiểu biết của một nhà bác học uyên thâm. Một cụ già tám mươi tuổi không thể vượt giới hạn của một vận động viên điền kinh. Mọi sự so sánh, áp đặt giới hạn của cá nhân này lên cá nhân khác là hoàn toàn vô lý và khập khiễng. Vì thế chúng ta nên học cách tôn trọng giới hạn của người khác, không nên quy chụp hay ép họ phải đạt tới giới hạn mình muốn. Đó cũng là một cách thấu hiểu mọi người và khiến cho cuộc sống ý nghĩa hơn. Khả năng của con người là vô hạn nhưng khác nhau. Vì thế chúng ta đừng bao giờ so sánh làm người khác mất tự tin vào bản thân cũng không nên gây áp lực cho họ bằng những giới hạn quá xa, tôn trọng người khác cũng là tôn trọng bản thân. Tại sao tôi nói giới hạn luôn luôn thay đổi? Bởi lẽ không chỉ có sự khác biệt giữa giới hạn của những người khác nhau mà còn có sự khác biệt giữa giới hạn của cùng một cá nhân trong những khoảng thời gian khác nhau, hoàn cảnh khác nhau. Khi bạn ba tuổi, hiểu biết và giới hạn nhận thức của bạn chỉ là những điều đơn giản, những thứ gần gũi xung quanh nhưng khi bạn mười tám tuổi, ba mươi tuổi, sáu mươi tuổi… chắc hẳn bạn không thể cứ mãi mang một hiểu biết của một đứa trẻ ba tuổi. Một vận động viên hôm nay có thể chỉ vượt qua giới hạn thành tích này nhưng cũng có thể ngày mai, ngày kia tiến xa hơn, vượt qua những giới hạn lớn hơn hoặc cũng có thể giảm sút đi phong độ. Không có điều gì là chắc chắn, là bất biến. Hôm nay là vậy nhưng ngày mai và xa hơn nữa nó sẽ thay đổi. Điều đó không ngoại trừ đối với giới hạn. Dẫu biết là sẽ thay đổi nhưng chúng ta hoàn toàn có thể làm chủ phần nào sự thay đổi ấy. Hãy biến nó thành những thay đổi tích cực. Môi ngày chúng ta tìm hiểu nâng cao hiểu biết lên một chút, như vậy tự khắc chúng ta đã vượt qua được giới hạn của bản thân mình. Một vận động viên hôm nay chỉ đạt được vị trí thứ tư, ngày mai có thể cố gắng lên vị trí cao hơn thứ ba, thứ hai hoặc thậm chí là người chiến thắng. Niềm hạnh phúc lớn nhất của con người là vượt lên giới hạn của chính mình, chiến thắng chính bản thân mình. Hãy đứng dậy đẩy cái mốc giới hạn của bản thân mình, bước qua nó và thành công. Chúng ta chỉ có một cuộc đời để sống nhưng đừng sợ hãi giới hạn đó, đừng lo sợ một ngày bạn sẽ rời xa cuộc sống này. Đó là điều không tránh khỏi nhưng thay vào đó bạn hãy sống một cuộc sống thật ý nghĩa, làm những điều tốt đẹp, sống hết mình và cống hiến cho cuộc sống thì giới hạn thời gian cuộc đời không có gì đáng lo ngại. Vấn đề không phải bạn sống được bao lâu, mà là cách bạn chọn để sống cuộc đời mình như thế nào. Trước hết chúng ta nên bắt đầu nhận ra giới hạn của mình trước đã khi chúng ta chấp nhận giới hạn của mình, chúng ta đã vượt qua nó – Albert Einstein. Sau đó chúng ta hãy tìm cách vượt qua nó bằng học tập, tích lũy kiến thức, rèn luyện. Sau bản thân mình hãy biết tôn trọng giới hạn của người khác và khuyến khích họ vượt qua giới hạn. Bạn đã thấy giới hạn của mình? Còn chần chừ gì nữa mà không thử sức vượt qua nó để kiếm tìm sự thú vị của cuộc sống. Cuộc sống ý nghĩa là khám phá chính bản thân mình thông qua các giới hạn. Hãy nhớ thực ra giới hạn là vô hạn hãy học cách chấp nhận nó và vượt qua nó.

Trong cuộc sống ngày nay có bao giờ bạn nghĩ đến giới hạn và có những giới hạn như thế nào chưa? Bạn như phân vân không biết giới hạn có hay không. Và quan trọng nhất bạn quan tâm đến những giới hạn không được vượt qua trong cuộc sống và những giới hạn nào có thể vượt qua được. Quả thực rằng tất cả các giới hạn đó là do môi trường xã hội quy định mà thôi. Ta phải hiểu được rằng tất cả những giới hạn nó được ví như là ranh giới mà con người chúng ta dường như không thể nào có thể vượt qua được. Lý do ở đây là chính bởi nó chính là cột mốc để chúng ta có thể giữ lại giá trị đạo đức danh dự của một con người. Và riêng vấn đề về tài năng của con người thì cho đến nay nó vẫn là một ẩn số chưa ai có thể khẳng định được con người có thể làm gì được hơn thế không. Trước đây người ta chưa bao giờ nghĩ con người có thể đặt chân lên mặt trăng, lặn dưới biển sâu hàng tiếng đồng hồ. Nhưng với thời hiện đại ngày nay thì điều đó hoàn toàn khác. Trên thực tế có rất nhiều giới hạn đạo đức được đặt ra cho con người trong xã hội hiện đại ngày nay. Đó là những quy chuẩn về mặt đạo đức và luân thường. Nhất là trong xã hội trước kia thì vấn đề đạo đức lại luôn được coi trọng và vì quá được coi trọng như vậy nên những thân phận của người phụ nữ như càng thêm tủi hờn biết bao nhiêu. Đó là các thuần phong mỹ tục của người dân Việt Nam, tuy nhiên ta thấy được những quy chuẩn đó đặt ra không phải không có cái lý. Tuy nhiên các giới hạn về luân thường đạo lý hà khắc trong xã hội xưa cho đến nay thì đã được giảm đi rõ rệt. Con người như được cởi mở hơn nhưng tất nhiên vẫn phải có những chuẩn mực riêng biệt đó là hiếu thảo với cha mẹ, tôn sư trọng đạo,… Và lúc này đây thì giới hạn sẽ giúp cho con người có thể hoàn thiện chính bản thân mình hơn, đặc biệt là trong xã hội hiện đại lại có quá nhiều những cạm bẫy từ các trò tiêu khiển điện tử cho đến những chất gây nghiện như ma túy có thể lấy đi tính mạng của rất nhiều người. Minh chứng cho giới hạn về xã hội là pháp luật, luật pháp đề ra những luật lệ còn nếu như bạn làm sai lệch vượt quá giới hạn thì sẽ bị xử lý. Bên cạnh giới hạn về đạo đức xã hội thì còn có những giới hạn về nhận thức cũng như năng lực của con người. Hiện nay thì người ta chưa xác định được giới hạn của con người ở mức nào, bởi cứ co một người đạt được kỷ lục thì lại có những người khác tài giỏi hơn nữa. Đúng như câu núi cao lại có núi cao hơn là bởi vậy. Bên cạnh giới hạn về đạo đức xã hội thì còn có những giới hạn về nhận thức cũng như năng lực của con người. Hiện nay thì người ta chưa xác định được giới hạn của con người ở mức nào, bởi cứ co một người đạt được kỷ lục thì lại có những người khác tài giỏi hơn nữa. Đúng như câu núi cao lại có núi cao hơn là bởi vậy. Bên cạnh giới hạn về đạo đức xã hội thì còn có những giới hạn về nhận thức cũng như năng lực của con người. Hiện nay thì người ta chưa xác định được giới hạn của con người ở mức nào, bởi cứ co một người đạt được kỷ lục thì lại có những người khác tài giỏi hơn nữa. Đúng như câu núi cao lại có núi cao hơn là bởi vậy.

Trưởng thành là khi bạn dám chịu trách nhiệm với những gì mình làm, dám đi trên con đường riêng của bản thân, dám đứng dậy sau những vấp ngã đau đớn của cuộc sống. Khi chán ghét hiện thực nhưng vẫn mạnh mẽ đối diện đó mới gọi là người trưởng thành dũng cảm. Chúng ta luôn muốn thành công rực rỡ và có chỗ đứng trong xã hội nhưng được mấy ai nỗ lực và kiên trì đến cuối cùng hay chỉ xem rằng đó là mơ ước không thể thực hiện. Bạn luôn nói rằng tôi muốn nỗ lực vì tương lai nhưng lại không một lần cố gắng, bạn luôn muốn yêu một người nhưng lại không có dũng khí để nói lời yêu, bạn luôn muốn cải thiện cuộc sống của mình nhưng bạn chưa từng lên kế hoạch cho điều đó. Tất cả sự thụ động trong cuộc sống sẽ đem đến một kết quả rất thảm hại, nếu muốn thành công mà không cố gắng thì bạn phải có siêu năng lực, nếu muốn thể hiện tình cảm một người thì bạn phải dũng cảm nói cho họ biết dù có thất bại thì ít ra bạn cũng đã thành thật với tình cảm của bản thân. Nếu muốn bản thân tốt hơn từng ngày bạn phải lên kế hoạch và thực hiện nó luôn. “Bởi vì trên thế giới này không có gì là bỗng nhiên cả” tất cả những gì bạn muốn đạt được đều phải nỗ lực mới có thể thực hiện, đừng vì lựa chọn những cuộc vui trong tuổi trẻ mà không giành lấy cơ hội để bạn phát triển bản thân mình nhé. Chỉ có hành động thì mới có kết quả. Mà muốn có kết quả tốt đẹp thì phải không ngừng nỗ lực. “Món quà” mà hành động ban tặng cho bạn vô cùng ngọt ngào, nhất định phải đợi nó đến nhé!

Bạn có đam mê điên cuồng công việc của mình không? Phản ứng đầu tiên của rất nhiều người có lẽ là: Sao có thể? Tôi có thể yêu bất cứ điều gì trừ công việc chán ngắt đó! Hoặc là Yêu thích gì chứ, tôi làm việc chỉ vì tiền thôi. Khoan đã nào, tình yêu với công việc không phải là một trạng thái xa vời chỉ có trên phim ảnh, đấy là điều chúng ta có thể cảm nhận được mỗi ngày. Bạn có biết rằng, những người đạt được thành công trong sự nghiệp đều giống như những tên điên yêu thích tất cả mọi việc mình làm? Nếu không say mê, làm sao bạn có động lực để hoàn thành công việc tốt nhất? Thông qua những câu chuyện có thật xen lẫn hư cấu, Phá vỡ giới hạn để không hoài phí tuổi trẻ đặt ra các khía cạnh của việc thiết lập tầm nhìn, mục tiêu vững chắc trong công việc. Đồng thời, cuốn sách còn là kim chỉ nam dẫn lối, là một sự chuẩn bị cho tâm lý và phương pháp hiệu quả cho những người trẻ trên con đường phá vỡ những rào cản của bản thân, xây dựng thành lũy tâm lý kiên cố để tạo nên giá trị cho tuổi trẻ. Khi đó, thế giới sẽ mở ra vô vàn cánh cửa tiềm năng trước mắt bạn, để bạn thỏa sức tung cánh vào tương lai. Nếu như một người trẻ tuổi không thể phát hiện ra bất kỳ cơ hội nào trong công việc và cuộc sống để cho rằng bản thân có thể làm tốt hơn, vậy thì thất bại thảm hại với người đó chỉ là sớm hay muộn mà thôi.- Augson Madden