“Nhiều lúc chỉ khi hết một ngày mình mới nhận ra rằng mình không ổn đến mức nào, việc mình có thể gồng gánh một thứ nào đó không có nghĩa là nó không nặng nề và rồi mình đánh đồng thích nghi với sự ổn thỏa, mình xem thường những trục trặc, những dấu hiệu tâm lí đang kêu gào. Mình đã nghĩ việc luôn có thể kiên cường chống chọi mọi thứ là đáng tự hào. Nhưng rốt cuộc đây là kiên cường hay luôn mệt mỏi vì cố gắng, mình kiệt quệ với sức bề của bản thân, mình cần kêu cứu, mình cần người hỗ trợ, mình cần những cái ôm vỗ về và mình tha thiết được gục ngã một lúc, mình gồng gánh được mà sao nó nặng quá chừng”. 

Đôi khi con người ta thật không biết làm sao để vượt qua nữa, những đứa trẻ trong thân xác của người trưởng thành, họ kêu cứu mà không ai nghe. Phải chai lì những đau đớn thế nào, phải tuyệt vọng như thế nào thì họ mới có thể bỏ qua, “xem thường những trục trặc, những dấu hiệu tâm lí đang kêu gào”. Đôi khi có những người nói rằng: “trầm cầm thì có gì mà đáng sợ chứ?”. Nó thực sự đáng sợ các bạn ạ, nó ăn mòn thân chủ, nó ăn mòn lí trí, nó ăn mòn sự yêu đời và rồi chỉ để lại sự chán chường, cuối cùng là suy nghĩ rời xa cuộc đời này.

Mong rằng ai đó đọc đươc bài biết viết này của tôi có thể ngừng lại đôi chút cho bản thân thở một chút, ngừng lại một giây để xem bản thân mình muốn gì. Và cuối cùng, tôi vẫn sẽ ở đây để đáp lại lời cầu cứu của các bạn. 


ĐÔI NÉT VỀ TÁC PHẨM 

Đại dương đen là tiếng nói hiếm hoi với thế giới của những người trầm cảm. Cuốn sách là lời độc thoại của những đứa trẻ ở đại dương đen, nơi nỗi buồn và tuyệt vọng không ngừng cuộn trào bên trong những đứa trẻ. Những đứa trẻ ấy phải vật lộn trong những góc tối tăm với những tâm lí, những đè nén, những tổn thương mà chẳng ai hay. Đám trẻ đó phải tự cứu lấy bản thân mình thôi. Ai sẽ ở bên cạnh đám trẻ ở dưới đại dương đen sâu thẳm kia? Câu trả lời là chẳng ai cả. Không một ai muốn ở lại và đám trẻ cũng không muốn ai ở lại cả. Đôi khi không phải họ không muốn ai ở lại mà họ không chắc chắn rằng ai muốn ở lại, ở lại bên cạnh một người như họ. Họ mất niềm tin, mất đi sự tự tin chỉ còn lại sự đổ nát bên cạnh họ. Tôi nghĩ điều đám trẻ cần không phải là người ở lại mà là người đến và kéo họ ra khỏi đó. Đó chính xác là những điều họ cần. 

Cuốn sách chia thành nhiều thành khác nhau, mỗi phần là một câu chuyện, câu nói mà đôi khi những câu nói chỉ là tiêu đề nhưng lại khiến người đọc có chút gì đó hơi khó chịu vì bản thân người đọc cũng đã từng trải qua. Đôi khi những câu nói đơn giản nhưng lại có sức sát thương không ngờ đến người đọc được nó. Thế mới thấy tác giả đã trải qua những khủng khiếp thế nào thì mới có thể viết được chân thực đến như vậy. 

Tôi có cảm giác như tác giả hòa mình thành trong trong những đứa trẻ ở dưới đại dương đen sâu không thấy đáy đó. Đôi khi trong lúc đọc sách tôi cảm thấy khiếp sợ bởi những dòng viết của tác giả, nó tác động mạnh mẽ trong con người tôi, khiến bản thân đôi khi không thoát ra được. 


VỀ NỘI DUNG TÁC PHẨM “ĐÁM TRẺ Ở ĐẠI DƯƠNG ĐEN”

“Mình từng bị bỏ rơi nhiều lần mà không rõ lí do, điều đó ám ảnh mình, khiến mình không bao giờ thấy bản thân đủ tốt cả”.

Các bạn ạ, thực sự cái cảm giác bị bỏ rơi không rõ lí do nó tồi tệ, thực sự tồi tệ. Nó giống như bản thân mình chẳng làm gì nhưng lại có cảm giác giống như một tội nhân và bản thân mình luôn không biết lí do tại sao. Người bỏ rơi bạn chỉ đơn giản là họ không muốn, họ có sự lựa chọn khác nên họ bỏ rơi bạn. Họ nghĩ nó chẳng có gì quá đáng, thậm chí là to tát cả, đó chỉ là bạn quá nhạy cảm nên vậy. Nhưng các bạn ạ, không phải họ quá mức nhạy cảm mà là bạn bước vào thế giới của họ, họ cho phép rồi một ngày bạn bỏ rơi họ thì bạn nghĩ nên có suy nghĩ như thế nào? Thế giới của những đứa trẻ ấy không phải bạn muốn đến là đến muốn đi là đi. Ai cho phép bạn làm điều đó? Bản thân bạn tự cho phép mình làm điều đó? Thật là tồi tệ biết bao….Họ lấy đâu là cái quyền muốn đến thì đến muốn đi thì đi? Những đứa trẻ ấy sẽ không nói với bạn nhưng chúng đã thực sự bị tổn thương đó các bạn có biết không? Có những lời nói, những việc làm người nói, người làm không suy nghĩ gì nhưng lại khiến người nghe suy nghĩ mãi không thôi. 

Chính vì những con người muốn làm gì thì làm đó, tôi không biết họ vô tình hay cố ý làm như vậy nhưng họ khiến đám trẻ tổn thương, suy nghĩ mãi không thôi về lí do. Họ sẽ đặt ra những câu hỏi tại sao, những hoài nghi về bản thân họ và cuối cùng họ sẽ trở nên vô cùng vô cùng khép kín. Rồi khi đó bạn lại trách họ tại sao sống khép kín như vậy. Họ đơn giản chỉ muốn bảo vệ bản thân mình thôi.


”Mình lớn lên với suy nghĩ bản thân là một đứa không xứng đáng được tình cảm của người khác. Rằng, mình nên cảm thấy may mắn vì những thứ mình đang nhận được và cố gắng vì họ hơn nữa mới phải”.

Đám trẻ ấy luôn cảm thấy bản thân mình không xứng đáng, khi có một thứ gì tốt đến với họ, phản ứng đầu tiên không phải là nhận lấy chúng mà họ sẽ tự hỏi “Mình có xứng không?”. Các bạn ạ, ở đây tôi xin được trả lời những con người đang tự nhốt mình dưới đáy đại dương đen rằng bạn hoàn toàn xứng đáng, ai cũng xứng đáng có một cuộc sống tốt hơn thôi. Vậy nên đừng hoài nghi bản thân, các bạn là những con người tốt vô cùng. Bạn cảm thấy mình may mắn vì những thứ mình nhận được, đúng. Bạn cảm thấy nên cố gắng vì họ hơn nữa, không sai. Nhưng trước tiên bạn hãy cố gắng vì bản thân mình trước tiên, mà đừng đặt ai trước bản thân mình cả. Bạn không thể vì làm hài lòng ai đó mà khiến bản thân mình đau khổ, tuyệt vọng. Làm như vậy có đáng không? Câu trả lời sẽ là đáng nếu đối phương cũng cố gắng vì cậu, là từ hai phía. Còn nếu chỉ là một phía từ bên cậu cố gắng thì câu trả lời sẽ là không đáng. Thực sự đấy. 

Một người chỉ nên thay đổi khi bản thân họ muốn chứ không phải là vì người khác. Cũng giống như vậy, bạn chỉ nên cố gắng vì những người xứng đáng còn những người râu ria thì thật không đáng nhắc đến. Mình mong những đứa trẻ ở dưới đáy đại dương ấy một lần có thể tin tưởng rằng bản thân rất tốt, rất rất tốt. Mong bạn hãy một lần tin tưởng vào bản thân một lần, tin tưởng rằng những gì bạn nhận được hoàn toàn là xứng đáng. 


“Đời, 

quá đỗi lạ kì 

người sống muốn chết đi 

kẻ vừa hóa tro bụi 

muốn quay lại tuổi xuân thì” 

Đây đúng là suy nghĩ điển hình của một người đang ở sâu dưới đáy vực thẳm. Những đứa trẻ không tìm ra được lí do để tồn tại trên cuộc đời này và họ cũng không hiểu tại sao con người ta lại luôn khát khao được sống, được tồn tại. Có một việc mình cảm thấy rất khó hiểu đó là đối diện trước thông tin một người tự tử vì trầm cảm thì có rất nhiều người lại phản ứng kiểu: “Tại sao lại tự tử, không biết nghĩ đến bố mẹ, gia đình à?”. Nhưng xin lỗi các bạn, phải tìm đến cách đó để giải thoát bản thân rồi thì họ còn chẳng nghĩ được đến bản thân mình chứ đừng nói đến là người khác. Chính vì thế xin đừng buông những lời cay đắng đến họ. Khi đã tới bước đường cùng như vậy rồi họ thật sự thật sự không còn nghĩ được gì đâu, họ chỉ đơn giản là muốn giải thoát thôi….. 



“Mình ghét cái cách bản thân không thể kìm được cảm xúc và dễ rơi nước mắt. Đã thế mình còn luôn nhớ hầu hết những chuyện đau lòng một cách rõ ràng”. 

Thật đáng thương khi những đứa trẻ lại ở trong hình hài của những người trưởng thành. Và đã là những người trưởng thành thì nên kiềm chế được cảm xúc của bản thân mình. Nhưng những đứa trẻ ấy không phải không muốn mà là không thể. Họ ghét bản thân như thế, họ hận cảm xúc của bản thân. Chính vì không thể kiềm chế được nên họ chọn cách là giấu nhẹm cảm xúc của bản thân đi. Chính vì thế mà có đôi khi họ còn chẳng biết cảm xúc thực sự của bản thân là gì. Có đôi khi họ cũng muốn thể hiện cảm xúc thật của bản thân nhưng vì đã cất giấu quá lâu nên họ quên mất cách thể hiện. Có câu nói mà có rất nhiều người cảm thấy đúng đó là: “Thời gian sẽ chữa lành vết thương”. Nhưng đối với những đứa trẻ ấy thì thời gian chỉ làm vết thương đỡ đau hơn thôi chứ còn lành hoàn toàn thì không thể. Có đôi khi nhớ lại vết thương đã qua lâu rồi mà cảm giác đau đến nghẹt thở ấy vẫn đến đối với những đứa trẻ ấy.

Chính vì thế, các bạn ạ, đừng lên án việc họ không khống chế được cảm xúc của bản thân, đừng trách họ chỉ vì một vết thương mà họ nhớ mãi. Không phải họ không muốn mà họ chưa tìm ra cách để tự chữa lành cho chính bản thân mình. Và cuối cùng là đừng làm tổn thương họ rồi trách họ nhớ mãi không quên. 


“Mình có thể hiểu chuyện đến mức không mở miệng yêu cầu những thứ mình thật sự cần, chứ chưa nói đến nũng nịu hay vòi vĩnh một điều gì đó”.

Những đứa trẻ ngoan thì chỉ được khen còn những đứa trẻ hư thì lại có kẹo để ăn. Đôi khi nghe thì có vẻ vô lí nhưng thực ra đó là sự thật đó các bạn ạ. Những đứa trẻ ấy cảm thấy thật khó khăn khi phải mở miệng yêu cầu những thứ mình cần. Họ không nói không  có nghĩa là họ không thích, họ có thể nhường bạn nhưng không có nghĩa là nghĩa vụ của họ. Có một số người mình cảm thấy rất buồn cười khi bản thân được nhường một lần hai lần ba lần rồi sau đó họ tự nghĩ rằng đó là nghĩa vụ của bạn. Rồi đến một ngày bạn không nhường họ nữa thì họ lại tỏ ra vô cùng khó chịu. Các bạn ạ, những đứa trẻ ở dưới đáy đại dương ấy không nũng nịu cũng không vòi vĩnh vì họ không biết cách mà thôi chứ không phải là họ không muốn làm như vậy. Những đứa trẻ ấy cũng muốn được một lần vòi vĩnh, nũng nịu nhưng họ không cách nào làm được vì sự mất cân bằng trong cảm xúc của họ. Chính vì vậy những con người kia ơi, đừng bắt họ phải nhường hết lần này đến lần khác, chỉ đơn giản đó không phải nghĩa vụ của họ. 


“Em muốn có người cứu em, nhưng em cũng muốn đẩy tất cả người em thương xa khỏi vũng lầy hỗn độn này hết mức có thể”.

Những đứa trẻ ấy muốn được cứu rỗi không, có chứ. Nhưng họ cũng sợ những người tới cứu họ cũng sẽ bị mắc kẹt lại nơi bùn lầy ấy. Đến lúc chính bản thân mình còn không lo nổi nhưng họ vẫn nghĩ đến người khác. Thật là đau lòng, đau lòng thực sự. “Có những đứa trẻ, sợ ảnh hưởng đến người khác đến mức vỡ ra cũng phải trong thầm lặng, thầm lặng đến mức nhiều khi chính chúng nó còn chẳng nhận thức được ngay, rằng bản thân đã tiêu tùng rồi”.  Dù cho bản thân có không ổn, không ổn đến như thế nào nhưng họ vẫn im lặng, không muốn cho người khác biết. Thực ra họ không cần người ở bên cạnh họ nơi bùn lầy tăm tối ấy mà họ cần một người kéo họ ra khỏi đêm tối. Họ cũng muốn nhìn thấy ánh mặt trời chiếu sáng nhưng dường như có sợi dây trói chặt lấy họ. Họ càng vùng vẫy thì họ lại càng bị nhấn chìm. Những đứa trẻ sợ rằng chúng sẽ hại những người xung quanh vì họ luôn nghĩ ra sự tồi tệ của mình mà không biết được bản thân mình tốt bao nhiêu. 



“Mình nghĩ, những đứa trẻ như tụi mình có quyền lớn lên một cách chậm rãi và đơn thuần”.

Là “mình nghĩ” chứ không phải sự khẳng định. Đó cũng là tiếng lòng của những đứa trẻ ở dưới đáy đại dương đen. Chúng không dám khẳng định rằng bản thân có quyền lớn lên một cách chậm rãi và đơn thuần. Chúng vẫn luôn không dám tự tin và chính bản thân mình, không dám cho bản thân quyền được  giống như tất cả đứa trẻ khác? Tại sao vậy? Có phải vì tổn thương chồng chéo tổn thương khiến chúng không còn chút tự tin nào vào bản thân nữa? 

Mong rằng những đứa trẻ ở dưới đáy đại dương ấy có đủ dũng khí để bước tới nơi có ánh sáng mặt trời. Khi đó thì bạn sẽ phát hiện ra rằng bản thân còn có thể tỏa sáng hơn bất cứ ai.


CẢM NHẬN VỀ TÁC PHẨM 

Nếu để nói đây có phải là một tác phẩm đọc để chill chill không thì câu trả lời sẽ là không phải. Đám trẻ ở đại dương đen khiến người đọc cảm thấy nghẹt thở trong từng câu chữ, cảm thấy tự ti vì bản thân cũng từng gặp những cảm giác tương tự. Đây đều là những cảm giác mà con người từng gặp phải nhưng bạn có đủ mạnh mẽ để vượt qua hay không. Từng câu từng chữ đều là nỗi lòng của những đứa trẻ bị trầm cảm nhấn sâu không có lối thoát. Và cuối cùng họ có dám thoát khỏi đó để hướng tới nơi có mặt trời chiếu sáng không? 


LỜI KẾT

Lời cuối cùng tôi chỉ muốn gửi tới các bạn một câu rằng: “Và…mong bạn sẽ tìm được những người không bắt bạn che đi những vết sẹo và chối bỏ phiên bản không đẹp của bạn trong quá khứ”.



Tóm tắt bởi: NHG - Bookademy

Hình ảnh: Thu Thảo - Bookademy 

--------------------------------------------------

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy

(*) Bản quyền bài viết thuộc về Bookademy - Ybox. Khi chia sẻ hoặc đăng tải lại, vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ "Tên tác giả - Bookademy." Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.


Xem thêm

Cuốn sách “Những đứa trẻ ở đại dương đen” được viết bởi một trong những đứa trẻ đang sa lầy trong cái đại đương đen đó - Châu, một đứa trẻ đã thay hàng trăm, hàng ngàn đứa trẻ nói lên nỗi lòng của bản thân. 

Lời mở đầu của cuốn sách là một lời giải thích ngắn gọn cho lý do Vì sao chúng lại mắc kẹt ở đại dương đen? Đó là kết quả của những lời cầu cứu không được ghi nhận, là sự thờ ơ của người lớn dành cho đám trẻ ấy, khiến chúng mãi mãi mắc kẹt lại nơi tăm tối trong lòng hay mà Châu còn gọi là đại dương đen.

Mở đầu là giai đoạn những đứa trẻ dần tiến vào đại dương, là giai đoạn mà chúng bắt đầu phải chịu những thương tổn đầu tiên trong cuộc đời. Giọt nước mắt của chúng bắt đầu lăn dài, chảy như một hành trình không hồi kết, như một dòng thuỷ lưu đẹp đẽ nhưng không có điểm dừng. 

Và rồi sau những lần gom góp tổn thương, chúng bắt đầu tìm cách “giải thoát”.

“Có vài đứa tìm được một chỗ trú hoặc một tán ô cho riêng mình.

Có những đứa không chờ nổi ngày nắng lên nữa mà chọn một cách cực đoan để trốn đi.

Lại có vài đứa thích nghi giỏi đến mức không còn muốn chạy đi tìm miền nắng nữa.”

Chúng là những cá thể riêng biệt nhưng lại có chung nỗi đau. Nỗi đau ấy dày vò chúng đến mức khiến chúng phải tìm cách thích nghi, phải tìm chỗ núp hay phải trốn đi một cách cực đoan. Cuối cùng, chúng vẫn không thể chạy khỏi nó, chúng vẫn sẽ sống dưới cái bóng của đại dương đen, chúng vẫn chìm vào đó vĩnh viễn.

Và cuối cùng, Châu - một đứa trẻ đã tìm cách thích nghi với nỗi đau, đã biết học cách bơi khỏi đại dương. Đối với Châu, mỗi người sẽ có một cách giải thoát cho chính mình, cô đã dùng sức mạnh của ngôn ngữ để viết lên những nỗi đau trên trang giấy trắng, đã dần nhận ra đại dương đen không hề đáng sợ đến mức đó. 

Kết thúc bài này, tôi cũng như bạn, hi vọng sẽ mau chóng học được cách bơi, sẽ dần tha thứ cho bạn thân để giải thoát.

6 điểm

Tác giả Châu Sa Đáy Mắt (một cái tên nghe khá là thú vị như tựa đề sách) đã cho ra mắt cuốn sách khai thác về cuộc đời của những người mắc bệnh trầm cảm được viết đan xen lúc thơ ca mang nét buồn phảng phất, lúc văn xuôi kể diễn biến tâm lý và những hành xử của một người mắc bệnh. Nội dung sách cũng đã đề cập rõ ràng qua hình ảnh ẩn dụ trên bìa sách đó là viết về những đứa trẻ phải vật lộn trong góc tối tâm lý u uất, chịu những tổn thương không đáng có, tác giả mượn ngòi bút của mình để đại diện đứng lên để làm điểm tựa cho những đứa trẻ có số phận này, các câu chuyện và thơ văn đều xoay quanh những vấn đề này. Có lẽ khi nghe đến nội dung như thế này mình đã mong chờ ngòi bút này sẽ viết câu chuyện thực sự chạm đến lòng người qua những áng văn, áng thơ đầy thi vị kể về một cuộc đời cố định nào đó như cuốn Đau của tác giả Tôn Tần, hoặc những sự kiện có thật như cuốn Đại dương đen của Đặng Hoàng Giang đi kèm với các biện pháp hỗ trợ điều trị. Nhưng khi mình đọc, mạch cảm xúc mình bị chừng hững lại đáng kể, dù thơ văn của tác giả thật sự hay nhưng không đủ cứu vớt toàn bộ cuốn sách rời rạc, nếu như cuốn Đau không có bài học nhân văn nhưng nó đã làm khá tốt với vai trò giúp người đọc đi sâu vào thế giới của những kẻ đáng thương đó để đồng cảm qua những áng văn đậm tính thơ văn, thì Đám trẻ ở đại dương đen quá rời rạc, ngắn và cái kết để lại nhiều bỏ ngỏ sau đó chuyển qua viết những áng thơ... điều này làm đứt gãy mạch cảm xúc mình mong chờ. 
Ở cuối chương tác giả nói rằng tác giả muốn viết ra để làm bạn đồng hành với người bệnh, nhưng có 1 vấn đề: mình là người hoàn toàn không có các bệnh lý tâm lý gì nhưng đọc cuốn sách cảm giác sự tiêu cực đem lại đã khiến mình trì hoãn đọc cuốn sách tương đối ngắn như vậy rất nhiều lần, không có một biện pháp hay lời khuyên nào thực sự hữu ích như cuốn Đại dương đen... nên thực sự nếu để tìm cuốn sách cho lời khuyên trị liệu thì Đám trẻ ở đại dương đen còn thiếu sót rất nhiều, và những người có các vấn đề tâm lý thì không nên tìm đọc vì dễ kéo tâm trạng xuống. Sách khá hot nhưng không hợp thị hiếu bản thân mình, dù mình note rất nhiều nhưng đa phần note những đoạn văn hay chứ không phải vì những câu quote thấm thía, chính những điểm yếu trên đã làm cho tác phẩm này chỉ dừng lại ở mức điểm trung bình, đọc cũng được, không đọc cũng không sao vì có nhiều tác phẩm khai thác đề tài này mang lại trải nghiệm tốt hơn, nếu nội dung cuốn sách triển khai dưới dạng các bài đăng nhỏ trên các trang MXH có lẽ mình đánh giá cao hơn là ở một cuốn sách hoàn chỉnh.

Một cuộc đời đầy màu u tối, những đứa trẻ sống ở dưới đại dương đen không ngừng cố gắng ngoi lên bờ nhưng liệu có ai đủ kiên trì để lắng nghe chúng nói về cuộc đời mình hay chỉ toàn những lời nói nặng nề phán xét? Sức khỏe tinh thần của giới trẻ hiện tại có không ít bất ổn, chúng ta làm việc đến kiệt sức, chúng ta bị tổn thương tinh thần nhưng lại không tự chữa lành được chúng, chúng ta loay hoay không biết nên làm thế nào mới đúng….

    “Sống bao lâu thì mới gọi là đủ? 

     Đủ thương đau, đủ tư cách chọn rời 

     Lắm kẻ không dám chôn bản thân thuở hai mươi 

     Gắng trì hoãn điểm rơi, Chỉ để kẹt cả đời giữa bầu trời như thế.”

 Trích đoạn hay trong sách:

“ Cả đám bạn, chẳng ai dám kể về hành trình của mình, vì trông ai cũng trầy xước đủ đường hết. Ai cũng cần một điểm tựa, cần được an ủi, nhưng lại chẳng được lớn lên trong yêu thương mà học được cách yêu thương người khác cả. Biết là mỗi đứa không trầy trật thì đã chẳng tìm đến nhau, nhưng nhiều lúc mình chỉ ước mình ổn hơn một chút, lành lặn hơn một chút để chính mình không trở thành một gánh nặng, và để còn cứu lấy nhau trong đời.  Ước chi mình và họ chỉ cần ôm nhau thôi, thì vòng tay của mỗi đứa cũng đã đủ an yên hơn tất cả lớp vòng an toàn trước đó.’’

Đám trẻ ở đại dương đen – cuốn sách khiến chúng ta ngộp thở vì rất nhiều mảng màu tối của cuộc sống được hiện lên rất sinh động. Buồn bã có, tuyệt vọng có và tác giả không quên gửi gắm những thông điệp chữa lành từ cuốn sách. Những người trẻ bị tổn thương hãy thử một lần đọc “Đám trẻ ở đại dương đen” để chúng ta biết cách yêu thương bản thân mình hơn nữa.


Đám trẻ ở đại dương đen là lời độc thoại và đối thoại của những đứa trẻ ở đại dương đen, nơi từng lớp sóng của nỗi buồn và tuyệt vọng không ngừng cuộn trào, lúc âm ỉ, khi dữ dội. Những đứa trẻ ấy phải vật lộn trong những góc tối tâm lý, với sự u uất đè nén từ tổn thương khi không được sinh ra trong một gia đình toàn vẹn, ấm êm, khi phải mang trên đôi vai non dại những gánh nặng không tưởng.

Lời nói đôi khi chỉ đơn giản là một câu từ mà người nói chẳng để ý đến nhưng người nghe thì lại khác. Họ sẽ nhớ mãi, nhớ mãi và đau đớn lắm. Vậy mới nói ngôn từ giống như con dao hai lưỡi, nó có thể cứu vớt cuộc đời của một con người và cũng có thể khiến một người rơi vào vực sâu. Cuộc sống này đã đủ vất vả lắm rồi, tại sao con người có thể tàn nhẫn đẩy một người vào đường cùng bằng những câu từ cay nghiệt ấy?

Sự cô đơn xuất phát từ rất nhiều lý do khác nhau, lời nói hành động của người ngoài nhiều khi còn dịu dàng và ấm áp hơn của người thân. Có không ít người cho rằng vì là người thân, gia đình của nhau nên có quyền làm tổn thương người khác, họ buông ra rất nhiều lời nói đau lòng. Sự cầu toàn, yêu cầu hoàn hảo ở con cái của phụ huynh khiến các con cảm thấy áp lực hơn là động lực để cố gắng. Nhiều bạn trẻ rơi vào trạng thái mệt mỏi, kiệt sức và thậm chí là trầm cảm vì bị áp đặt quá mức.

    “Mày không là gì cả 

     Mày sẽ không bao giờ là gì cả 

     Không bao giờ trong đời. 

     Mẹ ơi, 

     Lời mẹ nói sẽ ám ảnh con mãi.” 

Có những người trẻ họ đang chết dần, chết mòn vì nhiều vấn đề khác nhau. Cuộc đời này lắm lúc khắc khe khiến chúng ta khó thở đến độ không câu từ nào có thể diễn tả được, ví như sự phán xét, đánh giá và thậm chí là sự độc ác từ con người. Khi mạng xã hội phát triển, chúng ta được kết nối, được thoải mái thể hiện cảm xúc của mình và cũng là lúc con người sử dụng ngôn từ để tổn thương nhau. Nhân danh người tốt để xúc phạm người khác là một điều đã và đang được diễn ra rất nhiều trên mạng xã hội. Nếu bạn không đủ vững, tinh thần dễ bị lung lay bởi những thứ bên ngoài thì mạng xã hội đôi khi không thích hợp dành cho bạn. 

Có một vài lần trong đời chúng ta cảm thấy mọi thứ xung quanh bế tắc đến phát khóc, bạn chật vật giữ những cơn đau nhưng không dám thể hiện ra bên ngoài cứ như thế bạn khóc một mình, làm gì cũng một mình. Những tổn thương tâm lý nếu không biết cách chữa lành lâu dài sẽ khiến chúng ta dễ tổn thương chính mình. Cuốn sách “Đám trẻ ở đại dương đen” mang đến cho độc giả cái nhìn sâu sắc, toàn diện về cảm xúc tiêu cực trong bạn!

Trầm cảm xuất hiện ở mọi nơi trong cuộc sống của chúng ta, có những người luôn mang vẻ tích cực bên ngoài nhưng sâu bên trong họ là những tổn thương chất chồng thương tổn khiến chúng ta khó biết được họ đang mang trong mình đau khổ thế nào. 

Đám trẻ ở đại dương đen là cuốn sách rất đặc biệt, đó là lời độc thoại và đối thoại của đứa trẻ đang nằm sâu trong đại dương đen kia, ở đó nỗi buồn xuất hiện nhiều hơn niềm vui, ở đó có quá nhiều sự đau buồn mà không phải câu từ nào cũng có thể diễn tả được nỗi buồn ấy. Đám trẻ ở đại dương đen không chỉ lột tả những cảm xúc tiêu cực, những đau khổ của người trẻ mà sách còn mang đến những câu chữ chữa lành, giúp độc giả có động lực cố gắng thoát ra khỏi đại dương đen ấy, tìm cho mình những điều thú vị, tích cực hơn ở ngoài kia. 

“Đám trẻ ở đại dương đen” như là lời độc thoại và đối thoại nói lên tiếng lòng của những đứa trẻ ở đại dương đen, nơi từng lớp sóng của nỗi buồn và tuyệt vọng không ngừng cuộn trào, lúc âm ỉ, khi dữ dội. “Mấy lần em thấy mình không may/ cũng không xứng đáng với cuộc đời này/ cung đàn đời nhấn em sâu xuống/ đôi khi chỉ muốn nốt hôm nay”. “Hay kiếp sau mình hóa thủy tinh đi/ đừng lại làm con người, sụp đổ trong thầm lặng”... “Đám trẻ ở đại dương đen” là những trang viết trầm, thấu tận tâm can, có lẽ bởi người viết dám bộc bạch như “rút ruột gan” đến chạnh lòng thương cảm; bởi sự liên đới, người viết thừa nhận mình cũng là một đứa trẻ ở đại dương đen. Hơn nữa, những trang viết còn mở ra quá trình tự chữa lành qua những câu chữ ủi an người trẻ vươn mình thoát khỏi đại dương đen, tìm cho mình ánh sáng cuộc đời. Cứ thế, “Đám trẻ ở đại dương đen” phác thảo, làm thấu tỏ chân dung tinh thần điển hình của người trẻ mang những nỗi niềm đồng điệu: họ vẫn khao khát sống, được sống và muốn vững tin vào đời sống này - “Hãy gặp nhau ở miền nước xanh hơn.”. “Đám trẻ ở đại dương đen” là cuốn sách tâm huyết đầu tay của nữ tác giả thuộc thế hệ Gen Z - Châu Sa Đáy Mắt, sách đã được tái bản chỉ sau 2 tháng phát hành. Cô hiện là chủ bút tại fanpage cùng tên, đã cán mốc hơn 79 nghìn lượt theo dõi. Mỗi bài viết (tản văn hay thơ) nhận được hàng ngàn lượt yêu thích, chia sẻ từ bạn đọc. Chắc bởi lẽ, tác giả đã dám “nghĩ thật, viết thẳng” về những xúc cảm về gia đình, xã hội và chính bản thân.

“Đám trẻ ở đại dương đen” (NXB Thế giới, 2023) là cuốn sách viết về tiếng lòng của những đứa trẻ phải vật lộn trong những góc tối tâm lý u uất, đôi vai non dại chịu gánh nặng đè nén không tưởng và cả những tổn thương; để rồi cách vượt thoát duy nhất là vươn mình để đón ánh mặt trời… Tuổi thơ lý tưởng của đứa trẻ là có nơi chốn an toàn, được người thân yêu chở che bằng tình thương; được nuôi dưỡng, bảo ban để chúng khôn lớn trọn vẹn. Nhưng có những đứa trẻ không được cuộc đời đối xử theo chiều hướng lý tưởng như thế, thậm chí là tiêu cực. Liệu chúng có thể cầm cự, vượt qua những điều tưởng chừng quá sức chịu đựng?

Có những đứa trẻ phải gánh vác những gánh nặng quá lớn so với lứa tuổi. Nếu chúng gồng mình lên chấp nhận thì sẽ được gọi là hiểu chuyện; còn nếu chúng bướng bỉnh sẽ bị mắng, bị trách phạt thêm. Cho đến khi mọi thứ tích tụ, đổ ập xuống như trận mưa dầm - không to tát đến mức khiến chúng gục ngã ngay được, nhưng rả rích từ ngày này qua ngày khác và cái lạnh thấm vào tấm thân. Những đứa trẻ biết phải chạy đi đâu để thoát khỏi màn nước lạnh này, khi không thể tìm được một mái hiên? “Đám trẻ ở đại dương đen” của tác giả Châu Sa Đáy Mắt là cuốn sách viết về những đứa trẻ như thế. Đó (lại) là: đứa trẻ có tuổi thơ vỡ nát, nhưng lại bị trách rằng, chúng không biết cách yêu thương; đứa trẻ có đôi mắt hoài sưng tấy khi người xung quanh cứ đâm chúng bằng lời họ nghĩ chúng nhẹ hẫng nhưng nó nhớ cả đời…