Xem thêm

Mở đầu là câu chuyện về cái chết của một quân nhân và vợ của ông. Cái các Mishima mô tả cái chết của người quân nhân thật bi tráng và của người vợ vừa nhẹ nhàng nhưng cũng không kém phần khốc liệt. Nhưng suy cho cùng, chúng ta sẽ cảm tưởng cái chết trong truyện ngắn đầu tiên này chỉ có ở thời Sa hoàng Nhật – còn ở thời hiện đại, chúng ta nhận thức rằng rất khó khăn để con người từ bỏ sự sống khi có quá nhiều hoan lạc níu giữ chúng ta. Suy cho cùng, cái chết ở đây là sự lựa chọn của những tâm hồn bất khuất, chung thủy và không hề có sự dằn vặt, đắn đo gì trước khi lựa chọn nó – Và tâm điểm ở đây chính là người chết, cách mà Mishima mô tả cái chết của hai vợ chồng người quân nhân vừa chi tiết, vừa trần trụi khiến người đọc sởn gai ốc. Ngược lại, cái chết trong truyện ngắn “Chết giữa mùa hè” lại tự nhiên và nhẹ nhàng đến rồi nhẹ nhàng đi, trần trụi, bình thản. Nhưng tâm điểm ở đây lại là người sống – sự chuyển biến trong tâm lý của người sống – từ việc khó chấp nhận đến việc bình thản tiếp nhận cái chết của người thân và chờ đợi những cái chết tiếp theo như cái cách nói lạc quan của một người vừa bị đâm xe nhưng may mắn không hề hấn gì và đứng dậy cất lời: Xe tiếp theo , vậy.

Về tình yêu, thực sự tình yêu trong những câu chuyện của Mishima hết sức xa lạ và khó hiểu. Như trong “Gì HaruKo”, cả câu chuyện người dẫn chuyện là người cháu trai của gì Haruko và những chuyển biến trong tâm lý của người cháu, nhưng xét cho cùng, cái mà câu chuyện muốn đề cập lại là mối tình đồng tính nữ của người Gì và người em chồng. Tình yêu của người cháu trai chỉ như làm nền cho mối tình đồng tính nữ ấy dù nó không được đề cập nhiều và rõ ràng trong câu chuyện. Những chung đụng xác thịt tưởng chừng chỉ là chuyện bên lề, nhưng những đụng chạm đầy cảm xúc lại được mô tả hết sức chân thực và trần trụi.

Đến với văn học Nhật Bản, một trong những nền văn học độc đáo với bề dày thành tựu lớn trong khu vực văn học phương Đông, bạn đọc nhớ nhiều đến các tác phẩm của nhiều bậc thầy văn chương như Kawabata Yasunari, Oe Kenzaburo, Ishiguro Kazuo – ba nhà văn nhận được giải Nobel văn học. Hoặc những cái tên xuất sắc khác như: Tanizaki Junichiro, Abe Shinzo, Haruki Murakami, … cũng được đặc biệt quan tâm dịch thuật, nghiên cứu khá mạnh mẽ ở Việt Nam, nhất là trong vòng hai thập kỷ gần đây. Trong số khá nhiều tên tuổi nhà văn Nhật Bản được yêu thích ở Việt Nam, Mishima Yukio không phải là một cái tên xa lạ. Có thể khẳng định ông là một trong những nhà văn có tên tuổi lớn của Nhật Bản, không chỉ ở sân nhà mà ngay cả ở văn đàn quốc tế, từng được đề cử giải thưởng Nobel. Nhiều truyện ngắn và tiểu thuyết của ông đã được chuyển Việt ngữ từ trước năm 1975 ở miền Nam Việt Nam, và gần đây, hàng loạt các tác phẩm thuộc hàng “danh tác” của Mishima đã được dịch lại, dịch mới cũng như trở thành đề tài nghiên cứu của độc giả và giới chuyên môn trong nước. Tất cả đều khẳng định cá tính sáng tạo độc đáo riêng biệt của Mishima Yukio trong đông đảo nhiều tác giả Nhật Bản được giới thiệu và tiếp nhận ở Việt Nam hiện nay. Mishima Yukio thu hút nhiều sự quan tâm, một phần bắt nguồn từ đời tư và sự lựa chọn cho cái chết của nhà văn, mặt khác, quan trọng hơn, vì rằng: “Mishima là một tài năng đích thực và là một tồn tại hãn hữu” [21, tr.5] như GS.TS Nguyễn Nam Trân đã nhận định. Có thể nói, Mishima sở hữu những đặc tính rất nổi bật của văn học Nhật. Thứ nhất, ở văn học Nhật Bản thường xuyên tồn tại sự dung hòa của hai thái cực đối nghịch nhau trong một chỉnh thể, như nhà văn hóa Hữu Ngọc đã cho rằng: “Người Nhật có thể thưởng thức vẻ đẹp mong manh của hoa anh đào và ánh thép sắc lạnh người của thanh bảo kiếm” [14]. Đây cũng là một trong những điểm đặc sắc trong các sáng tác của Mishima, bởi trong ông là sự kế thừa của những hệ tư tưởng trước về một Nhật Bản nguyên sơ hơn với thần thoại cùng trật tự xã hội cũ và sự tiếp biến của những phương pháp sáng tác Tây Âu. Ông “vồ vập” trong việc tiếp cận cái mới nhưng chưa bao giờ buông tay với cái cũ. Cũng chính vì lẽ đó, văn chương của Mishima lại là sự hòa quyện giữa những dòng chảy “nóng - lạnh” đối nghịch nhau, tưởng nhớ không thể dung hòa nhưng lại hợp thành chỉnh thể, trọn vẹn đến không ngờ. Tiếp cận với các 2 trào lưu văn học phương Tây, nhưng ông lại đi tìm nguồn cảm hứng ở văn chương cổ điển. Bên trong văn chương của ông chúng ta vừa nhìn thấy cái phần mới, vừa cảm nhận thấy cái phần truyền thống, chính cách dung hòa tồn tại trong các mặt đối nghịch đã làm nên nét đặc sắc trong phong cách sáng tác của Mishima. Thứ hai, tinh thần duy mỹ luôn là nét đặc trưng nổi bật của văn học Nhật Bản trong suốt hàng thế kỷ qua, không giống với Kawabata – người chuyên viết về những nét đẹp truyền thống của xứ Phù Tang, Mishima cũng viết về cái đẹp nhưng cái đẹp trong văn chương của ông là cái đẹp khắc kỷ, cái đẹp như một “công án”, cái đẹp mang đậm chất hiện sinh, cái đẹp đẩy ông đến gần hơn với cái chết “Sắc đẹp, những thứ đẹp đẽ, đó là những chất xúc tác dẫn tôi đến với suy tưởng chết chóc bên trong mình” [34]. Rõ ràng, bước sang thời kỳ hiện đại, cái đẹp trong văn học Nhật Bản đã bắt đầu trở khác, và đến với Mishima thì cái đẹp lại được ông đẩy lên, như là một “tín ngưỡng” đầy ám thị cho tâm hồn. Thậm chí, triết lý mỹ học đặc biệt của người Nhật về cái chết cũng được biểu lộ đỉnh cao trong các sáng tác của nhà văn, giống như cái cách ông đã lựa chọn cái chết cho chính mình trong đời thực