“Học cách kiểm soát cảm xúc của bạn để có thể chọn một chuỗi đầy đủ những cảm xúc lành mạnh. Bạn có thể chọn sôi nổi hay trầm ngâm, ngây ngất và hào hứng hay bình tĩnh và thanh thản. Đúng vậy, bạn thật sự có thể lựa chọn các cảm nhận của mình.”

Con người thường cho rằng mình đã đưa ra các quyết định một cách logic và lý trí, có thể là vì quyết định đó đã tốn nhiều thời gian xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng, được đặt lên đặt xuống nhiều lần. Nhưng có một sự thật là phần lớn chúng ta chần chừ hay quyết định không lựa chọn một điều gì đó vì có cảm giác nó không đúng lắm, hay quyết định một cách nhanh chóng và chắc chắn hơn vì ta cảm giác nó là một lựa chọn đúng đắn.

Thực tế, cảm xúc chi phối hành động của con người nhiều hơn chúng ta tưởng. Bạn thấy ai đó đưa ra quyết định một cách thiếu logic, ngớ ngẩn, bởi vì bạn đang xem xét nó mà không bị chi phối bởi cảm xúc giống như họ. Nhưng có thể hành động của bạn cũng đang được đánh giá bởi một người khác, và người này không có những cảm xúc giống như bạn, cũng sẽ cho rằng bạn thật ngớ ngẩn và chẳng hề có tí logic nào.

Bản chất của bẫy cảm xúc

Khi chúng ta lớn lên mà không được dạy kiểm soát cảm xúc, các cảm xúc tiêu cực như lo âu, trầm cảm, tức giận sẽ giống như các thói quen xấu được phát triển trong tiềm thức, được nuôi dưỡng và lớn lên mà không tuân theo bất kỳ mong muốn hay ý định có ý thức nào. Dần dần, chúng ta hình thành một thái độ “nó là như thế mà”, chúng ta rơi vào các cảm xúc tiêu cực và cảm thấy quen với nó dù không hề dễ chịu và không biết làm thế nào để thoát khỏi đó.

Tất nhiên là con người không thể luôn cảm thấy hạnh phúc và vui vẻ, chúng ta không thể trốn tránh tất cả các cảm xúc tiêu cực. Nhưng đôi khi chúng ta có thể lựa chọn cách cảm nhận, lựa chọn cách suy nghĩ và các lựa chọn đó dẫn đến sự lựa chọn về việc chúng ta sẽ cảm thấy như thế nào. Khi kiểm soát được cảm xúc của mình, hay nói cách khác là lựa chọn được cảm xúc của mình, bạn có thể có những cảm xúc lành mạnh hơn, từ đó có cuộc sống hạnh phúc và hài lòng nhiều hơn.


Học cách kiểm soát cảm xúc chính là nội dung của cuốn sách Thoát khỏi bẫy cảm xúc này. Daniel Rutley đã dành nhiều năm để nghiên cứu và giúp mọi người thoát khỏi các cạm bẫy cảm xúc, và cuốn sách này được viết ra để bạn có thể chọn một chuỗi đầy đủ những cảm xúc lành mạnh trong cuộc sống của mình. Các cảm xúc tiêu cực không lành mạnh kéo dài như trầm cảm, lo âu, tức giận, khiến bạn cảm thấy bị mắc kẹt, bế tắc; ngược lại, các cảm xúc tiêu cực lành mạnh như buồn bã, ăn năn, quan tâm ghi dấu ấn vào trí nhớ của bạn để giúp bạn học cách tránh gặp phải tình huống như vậy trong tương lai, tạo ra động lực để tạo sự thay đổi.

Trong cuốn sách này, Daniel sẽ giải thích về sự hình thành của cảm xúc và làm cách nào bạn có thể có được sự kiểm soát tuyệt vời đối với chúng. Có ba nhóm tư duy cơ bản khiến bạn đau khổ (Nài ép, Phóng đại tiêu cực, Định giá giá trị bản thân), tạo ra các cạm bẫy cảm xúc và cách để bạn tự giải thoát khỏi những cạm bẫy này sẽ được bàn đến chi tiết trong ba chương sách. Ngoài ra, tác giả cũng sẽ phân tích ba cạm bẫy cảm xúc cơ bản (Trầm cảm, Lo âu/Lo lắng, Tức giận) mà từ đó phát sinh vô số cạm bẫy cảm xúc thường gặp khác.

Cảm xúc được hình thành như thế nào?

Yêu thương và chấp nhận bản thân vô điều kiện

Truyền hình, thứ chiếm hầu hết việc giáo dục cho con cái chúng ta, phát đi những quảng cáo gợi ý mãnh liệt rằng, “Hãy mua các sản phẩm của chúng tôi nếu bạn muốn được yêu thương và được chấp nhận. Con người bạn vẫn chưa đủ tốt đẹp.

Chắc hẳn bạn đã từng đọc, hay nghe ai đó nói về việc luôn yêu thương những người xung quanh. Nhưng Daniel lại cho rằng, việc yêu thương người khác vô điều kiện là không phù hợp, và các mối quan hệ cần phải có ranh giới về những điều nên và không nên làm. Ngược lại, bạn nên dành tình yêu thương và chấp nhận bản thân vô điều kiện. Bạn có thể đẩy người bạn không thích ra khỏi cuộc sống của mình, nhưng bạn không thể rời bỏ bản thân dù có thích hay không, vậy nên thích thì vẫn hơn.

Tác giả cũng có một quan điểm khác biệt về tình yêu thương, rằng chúng ta muốn có tình yêu thương, nhưng chúng ta không cần nó. Cuộc sống của chúng ta sẽ hạnh phúc hơn nếu có tình yêu thương, nhưng nếu không có nó thì ta vẫn hạnh phúc. Lợi ích thực sự nằm ở việc chủ động yêu thương chứ không phải được yêu thương. Nếu có người yêu bạn ngày hôm nay, cuộc sống của bạn có thay đổi không? Không. Chỉ khi bạn yêu họ thì mới đáng nói. Vì vậy, hãy học cách yêu thương bản thân mình trước, trở thành tấm gương cho họ về cách bạn muốn được đối xử đối xử với mình theo cách đó trước.


Tuy nhiên, có một ranh giới mỏng manh giữa tự yêu thương bản thân và ích kỷ. Bí quyết để có cuộc sống hạnh phúc hơn chính là tôn trọng bản thân mà không ích kỷ.

Tôn trọng bản thân khác với sự ích kỷ ở chỗ, sự tôn trọng bản thân thể hiện những gì bạn nghĩ, cảm nhận và cư xử theo những cách giúp bạn thực hiện được mục tiêu của mình mà không nhất thiết gây trở ngại cho người khác.

Điều đó có nghĩa là, những hành động của bạn đã cân nhắc đến cảm giác của những người xung quanh nhưng không nhún nhường và hi sinh lợi ích của mình một cách cực đoan thái quá. Đạt được trạng thái này, bạn sẽ cần có một ý thức về bản thân mạnh mẽ, sự ổn định cảm xúc và mong muốn mạo hiểm gắn bó thân mật.

Thoát khỏi bẫy cảm xúc xuất phát bằng điều căn bản của mọi trạng thái tinh thần lành mạnh: một sự yêu thương và chấp nhận bản thân vô điều kiện. Một người có những cảm xúc lành mạnh sẽ biết yêu thương bản thân, kể cả khi đứng trước những thất bại, lỗi lầm và những giới hạn của mình.

Sự hình thành của cảm xúc

Nếu bạn hỏi một người tại sao cô ấy lại cảm thấy tức giận hay lo lắng, câu trả lời thường sẽ là ai đó đã làm điều gì tồi tệ, một sự việc xảy ra không được như ý muốn, một tiến trình không theo đúng kế hoạch. Chúng đều là những điều khách quan đã gây ra một tình huống nào đó, nhưng không phải là thứ trực tiếp tạo nên cảm xúc của cô ấy.

Thuyết S-O-R cho rằng có một Tác nhân kích thích (Stimulus) có sẵn và tùy vào cách mà Sinh vật (Organism) nghĩ về tác nhân kích thích này như thế nào mà sản sinh ra một Phản ứng (Response) cụ thể.  Như vậy, các sự việc khách quan không phải là yếu tố quyết định tạo ra những cảm xúc của chúng ta. Các ý nghĩ, niềm tin, quan điểm, triết lý, thái độ của bạn có thể đưa đến các cảm xúc của bạn, và phần lớn thuộc sự kiểm soát của bạn.

Chúng ta đều được dạy phải nói những điều như…

“Anh ta làm tôi bực mình.”

Thay vì nói một cách chính xác là…

Tôi tự khiến mình bực với những gì anh ta làm khi cứ khăng khăng một cách trẻ con rằng anh ta phải hành xử theo cách mà tôi đòi hỏi, mặc định rằng anh ta không có quyền được là chính anh ta.”

Suy nghĩ của bạn xác định cảm xúc của bạn chứ không phải là sự kiện, tác nhân kích thích hay tình huống. Tùy thuộc vào việc quá trình suy nghĩ của bạn sẽ diễn ra như thế nào mà cho ra kết quả là các cảm xúc của bạn. Bạn có thể chọn sẽ nghĩ gì, từ đó đưa đến cảm xúc tương ứng.


Ba giai đoạn tạo ra cảm xúc

Giai đoạn 1: “Sự kiện châm ngòi” xảy ra, khởi phát cho một loạt hành động theo sau đó. Nó không phải là nguyên nhân cho các cảm xúc của bạn, nhưng nó có thể châm ngòi cho hệ thống niềm tin, tư tưởng trong bạn.

Giai đoạn 2: Giai đoạn tiếp theo là “hệ thống niềm tin” của bạn. Sự kết hợp giữa hai loại niềm tin tích cực và tiêu cực sẽ quyết định sức khỏe cảm xúc của bạn.

Giai đoạn 3: “Hiệu ứng cảm xúc” là bước thứ ba, khi bạn tra lại hệ thống niềm tin của mình và có một ý nghĩ nhất định về sự kiện xảy ra. Nếu các ý nghĩ của bạn logic, hợp lý, bạn sẽ có một hiệu ứng cảm xúc lành mạnh và ngược lại, những ý nghĩ phi lý sẽ đem đến một hiệu ứng cảm xúc cực đoan.

Các bước kiểm soát cảm xúc

Trước khi đi vào chi tiết các nhóm cảm xúc, Daniel Rutley chia sẻ với bạn đọc các bước cơ bản để phát triển kỹ năng kiểm soát cảm xúc. Việc này không dễ dàng vì bạn cần phải thay đổi những quan niệm trước đây của mình, hãy luyện tập và thực hành thường xuyên để đem lại kết quả. Các bước mà Daniel đưa ra là:

1. Ý thức hơn về suy nghĩ của mình

Nếu các ý nghĩ là nguyên nhân chủ yếu tạo ra các cảm xúc của bạn, việc lưu ý đến các suy nghĩ của mình là điều bạn bắt buộc phải làm để kiểm soát được cảm xúc. Nếu bạn để ý kỹ ý nghĩ của mình, bạn sẽ thấy một phần logic, hợp lý và một phần phi lý. Phần phi lý này chính là nguyên nhân gây ra sự đau khổ cho bạn.

2. Tìm hiểu xem những loại ý nghĩ nào khiến bạn đau khổ

Có ba loại hệ thống niềm tin phi lý dẫn đến cảm xúc tiêu cực cho bạn là: Nài ép, Phóng đại tiêu cực và Định giá giá trị. Cuốn sách này sẽ phân tích chi tiết ba mảng đó và chỉ cho bạn cách để thoát khỏi bẫy cảm xúc mà chúng tạo ra. Tìm hiểu xem bạn đang trải qua cảm xúc tiêu cực vì loại ý nghĩ nào sẽ giúp bạn tìm được cách thoát khỏi nó.


3. Tranh luận, bàn cãi và từ chối tin theo các suy luận phi lý

Để thay đổi những niềm tin thiếu lý trí cần bạn phải chống lại và vứt bỏ nó một cách triệt để. Việc lấp đầy trí óc mình bằng những suy nghĩ tích cực chỉ là giải pháp tạm thời vì những niềm tin sẽ “lây nhiễm” và mất đi tác dụng sau này.

4. Làm theo các niềm tin lành mạnh có lý trí và thực tế hơn

Sau khi xóa bỏ những mặc định phi lý, bạn còn cần phải lấp đầy bằng những niềm tin có giá trị, thiết thực, hợp lẽ phải và có thể giúp đẩy mạnh những cảm xúc lành mạnh mà bạn mong muốn. Điều quan trọng là bạn phải thực hành những niềm tin mới này trở thành phản xạ, một cách tự nhiên và tự động.

5. Hành xử theo những niềm tin mới có lý trí này

Không chỉ trong việc thay đổi các thói quen cảm xúc, bất kỳ sự thay đổi nào khác cũng đòi hỏi bạn luyện tập và thực hành thường xuyên.

6. Dành thời gian thực hành theo cường độ và tần suất

Khi cố gắng hành xử theo cách mới, việc tập trung vào thực hiện theo cường độ và tần suất sẽ giúp bạn nhận ra sự tiến bộ của mình trong việc kiểm soát các cảm xúc.

Đó là những vấn đề cơ bản nhưng vô cùng quan trọng về cảm xúc mà tác giả Daniel Rutley đã chia sẻ trước khi bước vào phần chính, đó là phân tích, giải thích và đưa ra giải pháp cho những cảm xúc tiêu cực, không lành mạnh xảy ra một cách phổ biến với con người như trầm cảm, tức giận... Cuốn sách không có những từ ngữ chuyên ngành mà được truyền tải một cách đơn giản, dễ hiểu nhất để cả những ai không theo ngành tâm lý cũng có thể tiếp nhận được.

Với cuốn sách Thoát khỏi bẫy cảm xúc của Daniel Rutley, bạn sẽ hiểu rõ hơn về những cảm xúc được hình thành bên trong bạn và biết cách để kiểm soát chúng sao cho những cảm xúc lành mạnh được thúc đẩy, đem lại nhiều sự hài lòng hơn và cảm giác hạnh phúc cho cuộc sống của bạn. 

Review chi tiết bởi Khánh Huyền - Bookademy

Deal mua sách giá tốt hiện có: https://goo.gl/reoKna hoặc https://goo.gl/3wsjbo 

---------

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: https://www.facebook.com/bookademy.vn

Tham gia cộng đồng Bookademy để có cơ hội đọc và nhận những cuốn sách thú vị, đăng ký CTV tại link: https://goo.gl/forms/7pGl3eYeudJ3jXIE3

Xem thêm

Bạn có muốn cuộc sống của mình cân bằng hơn với một tinh thần tự tin hơn, hạnh phúc hơn và thú vị hơn? Bạn có muốn có nhiều nghị lực và sự nhiệt tình hơn mà vẫn giữ được sự bình an bên trong? Nếu bạn muốn mạnh mẽ hơn và chủ động hơn để có thể làm được tốt hơn ở bất kỳ khía cạnh nào mà bạn chọn trong cuộc sống của mình, không vướng phải các cảm xúc tiêu cực… cuốn sách này là dành cho bạn. Nếu bạn thật sự muốn thay đổi, bạn hoàn toàn có thể! Bằng cách phát triển khả năng kiểm soát cảm xúc tốt hơn và thoát khỏi những cảm xúc không lành mạnh trói buộc bạn, bạn có thể học cách tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ đến nỗi nó có thể thay đổi cuộc đời bạn trở nên tốt đẹp hơn theo nghĩa đen. Bằng cách trở nên lành mạnh hơn về cảm xúc bạn sẽ hạnh phúc hơn, hài lòng hơn, và có thể vun đắp những mối quan hệ lành mạnh lâu dài được tốt hơn. Cảm xúc khống chế tất cả! Bất kể bạn đang làm gì, nếu bạn rơi vào một cơn hoảng loạn, tức giận không kiềm chế được hay chìm vào hố sâu trầm cảm – thì các cảm xúc của bạn sẽ thắng – các cảm xúc của bạn sẽ thống trị. Nếu bạn tự hỏi điều gì là quan trọng hơn, điều bạn biết hay điều bạn cảm thấy – bạn hiểu rằng điều bạn biết sẽ không còn quan trọng nữa nếu bạn cảm thấy tệ. Cũng như với sức khỏe thể chất, nếu bạn không có một cảm xúc tích cực mạnh mẽ và ổn định, thì chất lượng cuộc sống của bạn sẽ giảm đáng kể.

Cuốn sách này tất tần tật là về bạn. Nó viết về các cảm nhận của bạn, thái độ của bạn và về việc bạn giữ một cái nhìn tích cực trong cuộc sống. Bạn có muốn cuộc sống của mình cân bằng hơn với một tinh thần tự tin hơn, hạnh phúc hơn và thú vị hơn? Bạn có muốn có nhiều nghị lực và sự nhiệt tình hơn mà vẫn giữ được sự bình an bên trong? Nếu bạn muốn mạnh mẽ hơn và chủ động hơn để có thể làm được tốt hơn ở bất kỳ khía cạnh nào mà bạn chọn trong cuộc sống của mình, không vướng phải các cảm xúc tiêu cực… cuốn sách này là dành cho bạn. Nếu bạn thật sự muốn thay đổi, bạn hoàn toàn có thể! Bằng cách phát triển khả năng kiểm soát cảm xúc tốt hơn và thoát khỏi những cảm xúc không lành mạnh trói buộc bạn, bạn có thể học cách tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ đến nỗi nó có thể thay đổi cuộc đời bạn trở nên tốt đẹp hơn theo nghĩa đen. Bằng cách trở nên lành mạnh hơn về cảm xúc bạn sẽ hạnh phúc hơn, hài lòng hơn, và có thể vun đắp những mối quan hệ lành mạnh lâu dài được tốt hơn. Cảm xúc khống chế tất cả! Bất kể bạn đang làm gì, nếu bạn rơi vào một cơn hoảng loạn, tức giận không kiềm chế được hay chìm vào hố sâu trầm cảm – thì các cảm xúc của bạn sẽ thắng – các cảm xúc của bạn sẽ thống trị. Nếu bạn tự hỏi điều gì là quan trọng hơn, điều bạn biết hay điều bạn cảm thấy – bạn hiểu rằng điều bạn biết sẽ không còn quan trọng nữa nếu bạn cảm thấy tệ. Cũng như với sức khỏe thể chất, nếu bạn không có một cảm xúc tích cực mạnh mẽ và ổn định, thì chất lượng cuộc sống của bạn sẽ giảm đáng kể.

Vì sao chỉ một tiếng nẹt pô cũng có thể trở thành một cuộc cải vã rồi dẫn đến thương vong? Vì sao một người vợ lại có thể nhẫn tâm ra tay sát hại người cùng đầu ấp tay gối? Vì sao chúng ta lại dễ nóng giận đến mức kỳ lạ? Có những điều nhỏ nhoi không đáng giận chúng ta cũng dễ dàng nổi nóng! Có người từng nói, cảm xúc là kẻ thù cản trở ta đến với thành công. Liệu điều này có thật sự đúng không? Cảm xúc cũng từng được xem như một biểu hiện của tính cách, một thứ khó thể dời hơn cả đổi giang sơn – điều này có thực sự đúng không? Cuộc chuyển hóa! Trước đây, bản thân Thiện Từ cũng là một người rất hay dễ nổi giận. Cũng đã từng tự nhận đó chính là nét tính cách của bản thân. Và thực sự đã có thời gian “đầu hàng” chấp nhận cái tính cách dễ nổi giận này của bản thân. Cách tốt nhất mà khi đó Thiện Từ có thể có được là “rào trước đón sau”. Bằng biện pháp “tự thú”, Thiện Từ hy vọng mình sẽ không gặp phải những tình huống khiến cho bản thân phát tiết lên, gây mất hòa khí. Ấy vậy mà vẫn không sao tránh khỏi những tình huống như vây. Và có những mối quan hệ vỡ vụn cũng bởi tính cách bản thân. Nhưng rồi điều gì đến cũng phải đến. Một sự kiện lớn đã đánh thức Thiện Từ. Hay nói một cách khác, nó đã lôi Thiện Từ ra khỏi những suy nghĩ cố định khi xưa. Thiện Từ có một cơ hội mới để nhìn lại toàn bộ bức tranh cuộc đời. Nhìn lại lối sống, cách suy nghĩ, cách hành xử của bản thân. Điều mà Thiện Từ nhận ra, không phải không có cách, mà là bản thân đã chưa thực sự nỗ lực tìm cách giải quyết. Trong cái rủi có cái may. Sau vấp ngã đó, Thiện Từ đã có những trải nghiệm rất riêng của mình. Và nay, với sự hỗ trợ của công ty phát hành sách Sống, những trải nghiệm đó đã được đút kết thành tác phẩm: “Thoát khỏi bẫy cảm xúc hay trò lừa đảo của tâm trí“. Đôi điều về tác phẩm! Nếu như “Hạnh Phúc Thật Gần” là một tác phẩm mang tính độc thoại nội tâm, để tự mình nhìn lại, thấy rõ hạnh phúc ngay cạnh bên; thì “Thoát khỏi bẫy cảm xúc hay trò lừa đảo của tâm trí” lại là một bước đi sâu hơn hẳn ban đầu. Chúng ta không chỉ dừng lại ở góc cạnh quan sát bản thân, quan sát các hiện tượng xung quanh, mà chúng ta bắt đầu quan sát chính dòng tâm thức, dòng cảm xúc của bản thân. Quan sát với một thái độ trung lập để từ đó tìm ra mấu chốt chuyển hóa những cảm xúc bất ổn trong bản thân. Tác phẩm được chia là 8 phân chương, như 8 bước chân đi vào thế giới nội tâm. Từ việc thay đổi cảm xúc bằng việc thay đổi suy nghĩ cho đến bắt tay vào dọn dẹp những phiền não bản thân. Rồi từ đó, chúng ta đủ mạnh mẽ để tự thân vượt qua cơn bão cảm xúc. Tiến xa hơn, chúng ta lại có cơ hội giúp đỡ người khác – những người cũng đang bị cơn cảm xúc nhấn chìm. 8 phân chương trong sách bao gồm: Bức tranh cảm xúc Nghĩ khác, sống khác Tôi đi tìm tôi Từng bước chuyển hóa cảm xúc Bắt tay dọn dẹp phiền não Không có kẻ thù Cảm xúc không có lỗi Tôi sẽ làm gì? Lời cảm ơn! Vì lời cảm ơn đã có trong tác phẩm, nên ở đây, Thiện Từ chỉ muốn nhắc lại đôi chút. Thiện Từ xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những người bạn đã hỗ trợ Thiện Từ trong những ngày tháng chông chênh. Cảm ơn những người bạn đã giúp đỡ, xem xét, đóng góp để hoàn thành tác phẩm này. Thiện Từ cũng cảm ơn hai bạn. Nếu ngày đó không có sự xuất hiện của hai bạn, thì chắc chắn Thiện Từ vẫn chẳng khá hơn. Tuy rằng cách giúp đỡ của hai bạn có phần khó chịu, nhưng những gì hai bạn đã đóng góp thật sự rất to lớn. Nó là một cú đánh thức tỉnh để Thiện Từ hoàn thiện tốt hơn. Bởi thế mà một lời cảm ơn có lẽ cũng không đủ thể hiện, nhưng âu có thể làm được gì thì cũng nên làm. Lời cuối cùng, nếu bạn đã đọc qua tác phẩm này, bạn có thể vui lòng để lại cảm nhận của mình về tác phẩm tại đây. Mình rất cảm ơn sự đóng góp và chia sẻ của các bạn.

Trong bối cảnh thói quen đọc sách đang ngày càng phổ biến trong giới trẻ VN, ngày càng cũng có nhiều độc giả quan tâm đến dòng sách tâm lý học ứng dụng. Sau thời gian đọc và nghiền ngẫm những quyển sách tâm lý khác, tác giả Thiện Từ đã quyết định viết quyển sách của riêng mình. Chương 1 “Bức tranh cảm xúc” Tác giả kết hợp cách lý giải từ Internet và sự diễn giải của bản thân để đem đến cho người đọc phác họa tổng quan về cảm xúc. Chương 2 “Nghĩ khác, sống khác” Người đọc sẽ được tiếp cận một vài tư duy không gọi là mới mẻ nhưng có thể bản thân chưa tự nghĩa đến bao giờ, chẳng hạn như “Khi chúng ta nhìn thấy một người có được một điều gì đó mà chúng ta chưa có, chúng ta cảm thấy có sự bất công cho bản thân. Nhưng, chúng ta đâu biết được, để có được thành quả đó, họ đã phải trả những cái giá mà chúng ta chưa bao giờ phải trả”. Tác giả Thiện Từ có đề cập đến một điều mình từng đọc được trong tạp chí khoa học: Dù là kỷ niệm vui hay buồn thì lúc chúng ta nhớ lại quá khứ, chúng đều trở thành kỷ niệm buồn, vì dù là kỷ niệm vui thì chúng ta cũng không trải nghiệm được nữa. Từ suy nghĩ này, tác giả khuyến khích người đọc sống trọn vẹn giây phút hiện tại. Trong những quyển sách tâm lý như “Cân bằng cảm xúc cả lúc bão giông” (Richard Nicholls) hoặc “Chú chim bay không quay đầu ngoảnh lại” (Shiva Ryu) đều đề cập đến tư tưởng giống như câu này: “Hạnh phúc không nằm ở cuối con đường, hạnh phúc chính là con đường mà chúng ta đang đi”, cũng được nhắc đến trong quyển “Bẫy cảm xúc hay trò lừa đảo của tâm trí”. Chương 3 “Tôi đi tìm tôi” Chương này có nói đến tính tích cực và tiêu cực của nỗi sợ. Nhiều khi vì chúng ta “biết” quá nhiều nên chúng ta mới “sợ”. “Sợ” để rèn luyện tính quả quyết, dũng cảm vượt qua trở ngại thì sẽ tốt hơn là “sợ” để bị chùn chân trong mọi việc, bị thao túng không làm được gì cả. Đọc xong phần này, mình phân biệt được giữa “biết” và “sợ”, từ đó học cách điều chỉnh thái độ + phản ứng của mình một cách tích cực đối với sự vật sự việc xung quanh. Cuộc sống xô bồ bon chen của người lao động hiện đại đầy rẫy bụi trong không khí và cả “bụi tâm hồn”. Bụi không khí có thể dùng khẩu trang để lọc, nhưng “bụi tâm hồn” đòi hỏi chiếc “khẩu trang tâm hồn” để ngăn chặn. Tác giả Thiện Từ đưa ra các hướng dẫn như cần biết loại bỏ những tư tưởng tiêu cực, chọn lọc những điều mà đầu óc tiếp thu để biến chúng thành dưỡng chất cho tinh thần. Tuy nhiên, khi tìm người khác để tâm sự, chúng ta cần tỉnh táo để không rơi vào “bẫy cảm xúc”. Nói theo cách dễ hiểu, “bẫy cảm xúc” là khi ta gặp vấn đề về tâm lý >> có người xoa dịu an ủi >> cảm xúc tiêu cực đó tạm lắng xuống nhưng không mất đi >> sự tiêu cực tích tụ trong lòng gây hại cho chính bản thân và người xung quanh. Phương pháp xử lý là phải tập “nhìn sâu”, quan sát để nhận ra cảm xúc tiêu cực đang bị vùi lấp nơi đáy lòng, để rồi chuyển hóa chúng thành cảm xúc tích cực. Trong chương 5 “Bắt tay vào dọn dẹp” Mình đặc biệt chú ý đến đoạn “Vẻ đẹp của sự ra đi”. Theo cách nghĩ của tác giả, cũng như ngọn lửa khi cháy đã cháy hết mình đến khi lụi tàn, quãng thời gian một người sống trên đời cũng là tất cả những gì họ đã cống hiến cho đời, nên khi họ ra đi, chúng ta đừng quá đau buồn. Dù thân thể hữu hình của họ không còn nhưng chính sự tồn tại của họ trong ký ức chúng ta đã là bằng chứng cho thấy họ vẫn “sống” tiếp. “Thay vì hỏi ‘sau khi chết sẽ như thế nào?’, tôi nghĩ có một câu hỏi quan trọng hơn và cần thiết hơn rất nhiều là ‘khi còn sống, sẽ sống như thế nào?’”. “Trước khi bạn có dịp gặp lại người gây tổn thương cho bạn, tôi nghĩ bạn nên chuẩn bị, không phải là chuẩn bị những đòn đáp trả như bấy lâu nay bạn vẫn làm, mà là chuẩn bị sự tha thứ. Nó sẽ giúp bạn bình an. Khi giận một ai đó, chúng ta hãy nhìn với ánh mắt của vô thường, của sự ra đi, và thiền sư Thích Nhất Hạnh đã để lại cho chúng ta học tập: Giận nhau trong bản môn Nhắm mắt nhìn mai sau Trong ba trăm năm nữa Người đâu và ta đâu?” Chương 8 “Tôi sẽ làm gì?” Tác giả cho rằng nếu bị rơi xuống hố sâu của cảm xúc tiêu cực thì thay vì đọc sách, nên “đọc” dòng cảm xúc của bản thân. Đó cũng là một ý tưởng có lý, tuy vậy đối với kinh nghiệm cá nhân mình, nếu chưa đủ từng trải để tự đọc cảm xúc của bản thân thì có thể đọc sách của người khác để tìm sự gợi mở, sự góp ý cho con đường mình muốn đi. Chẳng phải ngẫu nhiên mà giới đọc sách có cụm từ “những quyển sách giúp thay đổi cuộc đời”. Sách sẽ tác động đến mỗi người theo những cách khác nhau, tìm được sách hay đúng lúc đang cần cũng giống như gặp được mối duyên lành. Gần cuối sách, phần “Kết nối tâm hồn” khiến mình chột dạ. Khi lắng nghe tâm sự của người khác, nếu ta không lắng nghe một cách đồng cảm mà chỉ chăm chăm ngắt lời để lên mặt dạy dỗ hoặc toàn kể lể chuyện cá nhân, thì người đang nói chuyện với ta sẽ sớm ngừng cuộc đối thoại. Bên cạnh đó, ta cần phải trau dồi tâm hồn cho thật tròn vẹn, trong tâm có đầy thì mới có thể trao tặng người khác. Bìa sách có tông màu xanh dịu mắt nhưng cá nhân mình cảm thấy bìa chưa đẹp, chưa gợi nhiều liên tưởng đến nội dung. Nội dung được trình bày và biên tập kỹ, không có lỗi chính tả, chữ in to rõ dễ đọc. “Bẫy cảm xúc hay trò lừa đảo của tâm trí” là một quyển sách tâm lý học ứng dụng có phần khô khan, dù tác giả đã linh hoạt đưa vào khá nhiều câu chuyện trích từ các cuốn sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Do đã đọc khá nhiều sách tâm lý nên riêng với mình thì quyển sách này chưa đáp ứng được những điều mình kỳ vọng, chưa đem đến những rung động hoặc khai sáng cho tâm hồn. Có lẽ sách thích hợp với những độc giả đang muốn bắt đầu tìm hiểu về tâm lý học. Nếu đọc kỹ và ghi chép lại, người đọc vẫn sẽ chọn lọc được nhiều điều hữu ích.

“Dòng cảm xúc tiêu cực cũng giống như những căn bệnh truyền nhiễm. Chúng có khả năng lây lan sang các đối tượng khác rất nhanh. Một người khi đã có năng lượng xấu trong người, họ rất dễ phát tán “virus” này ra môi trường xung quanh. Và thật đáng tiếc, chúng ta hầu như chẳng có một loại “vắc-xin” nào để phòng ngừa loại “virus” này. Bởi thế, nếu không khéo, chúng ta rất dễ bị nhấn chìm vào dòng cảm xúc tiêu cực của người khác và ngay sau đó chính chúng ta lại trở thành nguồn phát tán “dịch bệnh”.” Thuộc thể loại tâm lý ứng dụng, cuốn sách “Thoát khỏi bẫy cảm xúc hay trò lừa đảo của tâm trí” đi sâu phân tích những đặc điểm của "cảm xúc" con người. Hiểu được cảm xúc để làm chủ nó, từ đó gạt bỏ những cảm xúc tiêu cực dễ kiểm soát con người, xây dựng những cảm xúc, cách nghĩ, hành vi tích cực, tốt đẹp. Sách có kết cấu gồm 8 chương: Bức tranh cảm xúc; Nghĩ khác, sống khác; Tôi đi tìm tôi; Từng bước chuyển hóa cảm xúc; Bắt tay dọn dẹp phiền não; Không có kẻ thù; Cảm xúc không có lỗi; Tôi sẽ làm gì?. Đôi khi, bộc lộ cảm xúc ra bên ngoài là tốt nhưng bạn cũng cần cẩn thận để không rơi vào “bẫy cảm xúc”. Vì khi đã rơi vào nó thì khó mà có thể thoát ra được. Cuốn sách sẽ giúp bạn hiểu được gốc rễ cảm xúc là trong chính bản thân chúng ta chứ không phải là đối tượng nào khác, để từ đó có những hướng nhìn khác đi. Và sẽ hạn chế quy trách nhiệm về phía đối tượng tác nhân để không tiếp tục tấn công về phía tác nhân nữa. Chúng ta sẽ học được cách chịu trách nhiệm nhiều hơn cho những dòng cảm xúc mà chúng ta có, bởi chúng ta vừa là nguyên nhân chủ yếu, vừa là người chịu tổn thương nặng nề nhất.

Ngồi đọc sách trong quán cafe, vô tình kế bên là 2 chị đang ngồi nói chuyện dạy con. Vẫn là chủ đề tìm cô giáo nào tốt, học trường nào hay, rồi than thở quá mệt mỏi vì công việc mà còn phải lo việc nhà việc chồng việc con, vậy mà nói ra rả nó đâu có vâng lời ... Bất giác mình nghĩ: một đứa trẻ trong quá trình được giáo dục đâu phải chỉ nghe, mà còn nhìn nữa. Bản thân một câu nói bâng quơ, một hành động vô thức hay cách ta đối xử với bản thân cũng trở thành bài học cho trẻ nhỏ. Chúng sẽ quan sát và bắt chước. Thế mới có câu "Trẻ con cần một người mẹ hạnh phúc, để trở thành một người hạnh phúc". Nếu mẹ luôn buồn rầu stress, tâm trạng lên xuống thất thường, thì không chỉ con mà những người khác trong gia đình cũng bị ảnh hưởng bầu không khí kém vui đó. Nhưng làm sao mà giả vờ vui khi trong lòng bất ổn? Làm sao cố gồng lên coi như không có vấn đề gì khi thật ra lòng rối bời? Làm sao tự trở lại bình thường khi hàng đống chuyện đổ vào đầu? ... Uh thì cũng thật thông cảm với các chị ấy. Thôi thì đừng chờ đến khi có chuyện mới giải quyết, chủ động tìm hiểu tâm lý học mỗi ngày và tập cân bằng cảm xúc của bản thân vậy. Mới đầu sẽ khó, nhưng rồi sẽ quen, và biết cách lèo lái con thú bất kham; đó nhuần nhuyễn hơn. Đến một ngày những stress không còn làm khó ta như xưa được nữa, vì tâm trí ta đã vững hơn rồi.

Bạn có muốn cuộc sống của mình cân bằng hơn với một tinh thần tự tin hơn, hạnh phúc hơn và thú vị hơn? Bạn có muốn có nhiều nghị lực và sự nhiệt tình hơn mà vẫn giữ được sự bình an bên trong? Nếu bạn muốn mạnh mẽ hơn và chủ động hơn để có thể làm được tốt hơn ở bất kỳ khía cạnh nào mà bạn chọn trong cuộc sống của mình, không vướng phải các cảm xúc tiêu cực… cuốn sách này là dành cho bạn. Nếu bạn thật sự muốn thay đổi, bạn hoàn toàn có thể! Cảm xúc khống chế tất cả! Bằng cách phát triển khả năng kiểm soát cảm xúc tốt hơn và thoát khỏi những cảm xúc không lành mạnh trói buộc bạn, bạn có thể học cách tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ đến nỗi nó có thể thay đổi cuộc đời bạn trở nên tốt đẹp hơn theo nghĩa đen. Bằng cách trở nên lành mạnh hơn về cảm xúc bạn sẽ hạnh phúc hơn, hài lòng hơn, và có thể vun đắp những mối quan hệ lành mạnh lâu dài được tốt hơn. Cảm xúc khống chế tất cả! Bất kể bạn đang làm gì, nếu bạn rơi vào một cơn hoảng loạn, tức giận không kiềm chế được hay chìm vào hố sâu trầm cảm – thì các cảm xúc của bạn sẽ thắng – các cảm xúc của bạn sẽ thống trị. Nếu bạn tự hỏi điều gì là quan trọng hơn, điều bạn biết hay điều bạn cảm thấy – bạn hiểu rằng điều bạn biết sẽ không còn quan trọng nữa nếu bạn cảm thấy tệ. Cũng như với sức khỏe thể chất, nếu bạn không có một cảm xúc tích cực mạnh mẽ và ổn định, thì chất lượng cuộc sống của bạn sẽ giảm đáng kể. Bạn có muốn cuộc sống của mình cân bằng hơn với một tinh thần tự tin hơn, hạnh phúc hơn và thú vị hơn? Bạn có muốn có nhiều nghị lực và sự nhiệt tình hơn mà vẫn giữ được sự bình an bên trong? Nếu bạn muốn mạnh mẽ hơn và chủ động hơn để có thể làm được tốt hơn ở bất kỳ khía cạnh nào mà bạn chọn trong cuộc sống của mình, không vướng phải các cảm xúc tiêu cực… cuốn sách này là dành cho bạn. Nếu bạn thật sự muốn thay đổi, bạn hoàn toàn có thể! Cảm xúc khống chế tất cả! Bằng cách phát triển khả năng kiểm soát cảm xúc tốt hơn và thoát khỏi những cảm xúc không lành mạnh trói buộc bạn, bạn có thể học cách tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ đến nỗi nó có thể thay đổi cuộc đời bạn trở nên tốt đẹp hơn theo nghĩa đen. Bằng cách trở nên lành mạnh hơn về cảm xúc bạn sẽ hạnh phúc hơn, hài lòng hơn, và có thể vun đắp những mối quan hệ lành mạnh lâu dài được tốt hơn. Cảm xúc khống chế tất cả! Bất kể bạn đang làm gì, nếu bạn rơi vào một cơn hoảng loạn, tức giận không kiềm chế được hay chìm vào hố sâu trầm cảm – thì các cảm xúc của bạn sẽ thắng – các cảm xúc của bạn sẽ thống trị. Nếu bạn tự hỏi điều gì là quan trọng hơn, điều bạn biết hay điều bạn cảm thấy – bạn hiểu rằng điều bạn biết sẽ không còn quan trọng nữa nếu bạn cảm thấy tệ. Cũng như với sức khỏe thể chất, nếu bạn không có một cảm xúc tích cực mạnh mẽ và ổn định, thì chất lượng cuộc sống của bạn sẽ giảm đáng kể.