Cuộc đời là những chuyến đi, tuổi trẻ là những cuộc hành trình đi tìm chính mình. Liệu bạn có dám dấn thân vào những chuyến phiêu lưu mạo hiểm giống như cậu bé Huck trong câu chuyện của nhà văn Mark Twain, cùng cậu bé đi tìm sự tự do cho chính mình?

Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn là một cuốn tiểu thuyết xuất sắc nhất sau cuốn Những cuộc phiêu lưu của Tom Sayer của đại thi hào Mark Twain. Với những cuộc phiêu lưu đầy thú vị giữa Huck và anh chàng da đen Jim trên dòng sông Mississippi hùng vĩ bạn sẽ có nhiều phen cười sảng khoái, thót tim, hồi hộp và cả những suy ngẫm rất sâu sắc cho mình. Hơn nữa, tác giả còn sử dụng nhiều hình ảnh châm biếm nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ thời bấy giờ, và tôi tin chắc rằng bạn sẽ cảm thấy trân trọng sự tự do mà mình đang có hơn rất nhiều.

 Đại văn hào Ernest Hemingway đã nói rằng: “Toàn bộ nền văn học Mỹ hiện đại đều bắt nguồn từ Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn. Đó là một tác phẩm hay nhất mà chúng ta từng có”. Điều đó không sai chút nào nếu như bạn đắm mình trong những chuyến phiêu lưu và khi gấp cuốn sách lại, bạn thấy mình đã trở thành một con người tươi mới.

Mark Twain đã khéo léo khi xây dựng cốt truyện, sử dụng đại từ nhân xưng tôi chính là nhân vật Huck trong suốt cuốn sách của mình. Huck chính là bạn của Tom Sayer, cậu được bà goá Douglas đem về nuôi như chính con đẻ. Còn ba cậu thì suốt ngày say rượu và đi lang thang ngoài đường. Với những ai đã từng đọc Những cuộc phiêu lưu của Tom Sayer chắc chắn sẽ rất ấn tượng với sự thông minh, lém lỉnh và nghịch ngợm của Tom, thì cậu Huck trong câu chuyện này cũng không kém cạnh, điều đặc biệt trong cuốn sách này chính là cuộc hành trình của Huck có thêm một người bạn là Jim. Một người da đen, một người da trắng ở trên một chiếc bè đang hướng đến sự tự do chính là hình ảnh bất hủ trong văn học Mỹ đến tận ngày hôm nay.


1. Chuyến phiêu lưu bắt đầu

Khi được bà góa Douglas nhận nuôi, Huck luôn được ăn ngon, mặc đẹp, học cách cư xử nhã nhặn, dạy cậu làm điều tốt. Nhưng ba của cậu lại không thích điều đó, ông ta sau khi uống rượu lại bắt đầu đánh đập cậu, bỏ nhà đi cả tháng trời. Một lần ông ta bắt Huck đến một căn nhà sâu trong rừng sống chung. Huck đã được nếm trải cuộc sống bừa bộn, bẩn thỉu và không hề có nề nếp của ba mình. Nhưng cậu lại thấy rằng cuộc sống như vậy thú vị hơn việc suốt ngày phải gò mình làm theo những nguyên tắc, khuôn phép mà bà góa Douglas dạy cậu.

Chuyến hành trình của cậu bắt đầu khi Huck tìm cách trốn khỏi căn nhà của ba mình vì không muốn tiếp tục bị đánh đập, cậu khéo léo tạo dựng nên một hiện trường giả, rằng cậu đã bị một tên cướp giết và vứt xác xuống sông. Vậy là Huck ung dung lẩn trốn trên một hòn đảo không có người để tránh ba và cả bà góa Douglas tìm ra cậu. Tại đó cậu gặp Jim, một nô lệ da đen của bà Waston, anh đã bỏ trốn khỏi nhà bà vì sợ rằng bà sẽ bán mình cho bọn buôn nô lệ.

Đọc giả sẽ ban đầu cảm thấy khó hiểu, sau đó là thú vị và cuối cùng là ngạc nhiên trước những ý tưởng táo bạo của Huck. Đó không chỉ là một cuộc chạy trốn, mà nó còn là sự nghịch ngợm, dũng cảm dám phiêu lưu và khả năng sinh tồn của Huck. Cậu dám từ bỏ cuộc sống có người chăm sóc, ăn ngon, mặc đẹp, không phải lo nghĩ nhưng nó là cuộc sống cậu không muốn. Huck muốn được là chính cậu, được tự do, thoải mái làm những điều cậu muốn và tự chăm sóc cho bản thân mình. Liệu những bạn trẻ chúng ta đã dám rời vòng tay chăm sóc của ba mẹ mình để được tự do làm điều mình muốn? Liệu những bạn trẻ có thể tự tin là mình biết cách tự chăm sóc bản thân?


2. Xung đột giữa 2 dòng tộc

Huck và Jim bắt đầu cuộc hành trình trôi dạt trên chiếc bè của mình. Huck trốn chạy sự tìm kiếm của bà Douglas và ba của cậu ấy, còn Jim thì trốn chạy để tìm sự tự do. Hai con người, hai số phận đang cùng nhau đi trên một chiếc bè, cùng một mục tiêu là tìm kiếm sự tự do cho mình. Để tránh sự truy lùng, họ chỉ cho bè trôi vào ban đêm, còn ban ngày thì sẽ tìm bụi cây để giấu bè đi. Hai người nói với nhau đủ thứ trên đời, Jim hay hỏi tại sao một người da trắng như cậu Huck, được ăn sung mặc sướng lại bỏ trốn để sống cuộc sống vất vả này. Jim là người da đen, việc Jim bỏ trốn khỏi chủ của mình như vậy là điều sai trái nhưng Jim không muốn bị bán đi. Còn Huck, cậu không bỏ trốn mà chỉ muốn được là chính mình, được làm điều mình muốn.

Trong một lần trôi trên sông, chiếc bè bị một con tàu lớn đâm phải, Huck và Jim đã bị lạc nhau từ đó. Khi lên bờ Huck đã nói dối để ở nhờ nhà của một chủ trang trại. Tại đây, Cậu được chủ nhà đối xử rất tốt, sống những tháng ngày rất thoải mái.Tuy nhiên, Huck đã lâm vào những tình huống trớ trêu và nguy hiểm đến tính mạng khi bị cuốn vào một cuộc tranh chấp giữa hai dòng họ. Khoảnh khắc giữa sự sống và cái chết đã làm Huck nhận ra được giá trị của sự sống. Cậu khao khát được trở lại trên chiếc bè của mình, được gặp lại Jim và tiếp tục cuộc hành trình chinh phục tự do. Rất may rằng Huck đã nhanh trí thoát khỏi cái chết và tìm được Jim, cùng Jim tiếp tục cuộc hành trình trôi dạt.

Có phải chúng ta rất giống cậu bé Huck, để đến khi lâm vào những tình trạng nguy hiểm, mất một thứ gì đó rồi thì mới cảm thấy trân trọng những gì mình đang có. Phải chăng chúng ta chỉ biết tập trung vào những thứ mình không có, mong muốn có thật nhiều thứ mà không biết trân trọng cuộc sống ngày hôm nay. Cũng như điểm mạnh điểm yếu của một người, chúng ta thường quen việc chỉ biết tập trung cải thiện điểm yếu mà không để ý đến việc phát huy điểm mạnh. Dần dần bạn sẽ chỉ thấy mình toàn điểm yếu mà không có một điểm mạnh nào cả. Biết được đâu là điểm mạnh, điểm yếu của mình chính là chìa khóa giúp bạn đạt được mục tiêu và đi đúng hướng.


3. Ông vua, bá tước và sự dối trá

Lúc chạy khỏi cuộc tranh chấp giữa hai dòng tộc kia, có 2 người đàn ông cũng đang chạy trốn và nhờ Huck, Jim cho lên bè. Hai người đồng ý và giờ chuyến hành trình đã có bốn người. Thực chất hai tên kia đều là hai tên lừa đảo bị người dân truy đuổi, khi lên bè chúng tự xưng là nhà vua và bá tước, bắt Huck và Jim phải phục tùng. Huck vốn thông minh nên đã sớm nhận ra hai tên lừa đảo này, nhưng còn Jim lại ngây ngô tin nó là thật. Jim còn tỏ ra vui vẻ bởi mình được hầu hạ nhà vua.

Bọn chúng luôn tìm cách để lừa đảo người khác. Một lần lên bờ bọn chúng bắt Huck phải đi theo, còn Jim thì ở lại trông bè. Bọn chúng đã tạo dựng một vở kịch giả, lừa tiền người dân mua vé xem. Lần khác bọn chúng đóng giả họ hàng của người đã chết để được nhận thừa kế. Huck đã tìm mọi cách để thoát khỏi tay hai tên dối trá này. Cuối cùng thật may là Huck đã bỏ lại được hai tên này.

Mark Twain đã rất tài tình và khéo léo khi đưa hai tên lừa bịp này lên bè của Huck và Jim. Nó là một cách châm biếm vừa sâu sắc mà lại vừa tinh tế để người đọc có thể nhận ra được nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ thời bấy giờ. Nhà vua, bá tước là những người cầm quyền nhưng cũng là những kẻ nói dối. Bọn chúng luôn tìm cách kiếm được nhiều lợi lộc nhất và lừa gạt niềm tin của người dân. Sự dối trá không thể trường tồn sống mãi được, chỉ có sự thật mới đem lại lòng tin cho người dân. Một khi đã để mất lòng tin thì rất khó lấy lại được.


4. Huck và Tom Sayer

Sung sướng vì đã thoát khỏi hai tên lừa đảo, Huck muốn thật nhanh cùng Jim trốn chạy trở lại cuộc sống như trước đây. Nhưng không may Jim đã bị người khác bắt đi và anh đang bị giam ở nhà một người thân của Tom Sayer. Huck đã tìm cách cứu Jim, nhưng tình cờ cậu lại bị người nhà đó hiểu nhầm là Tom Sayer. Lúc Tom thật đến nhà chú mình, phát hiện Huck còn sống và muốn cứu Jim, hai cậu bé đã bắt đầu lên kế hoạch kinh điển nhất từ trước tới nay.

Huck thì chỉ muốn nhanh chóng cứu được Jim, còn Tom lại muốn cuộc giải cứu của mình phải thật là hoành tráng, vĩ đại. Tom đã cố đưa vào những tình tiết trong sách cậu đọc được mà cậu cho là thú vị, hay ho vào cuộc giải cứu. Nào là đào hầm trong khi có thể cứu Jim ra bằng cửa sau, bắt Jim phải khắc chữ lên đá, viết nhật ký lên áo, viết thư gửi chủ nhà, hai cậu còn bắt rắn, rết vào nhà để cô chú của cậu sợ hãi mà không để ý đến tên da đen đang bị giam cầm nữa. Tom muốn biến những thứ trong sách thành sự thật, nó tốn rất nhiều thời gian trong khi có thể dễ dàng cứu Jim ra ngoài.

Huck nghe theo lời Tom thực hiện những điều trên nhưng không may nó đã thực sự tạo nên một cuộc giải cứu nguy hiểm đến cả tính mạng. Vì những việc làm của hai cậu bé khiến người dân tưởng bọn da đỏ đang tấn công làng của họ. Vậy là những người chủ trang trại tập hợp lại cầm theo súng và đuổi giết chúng, thực chất là Tom và Huck tạo ra tất cả mọi chuyện này. Lúc hai cậu đưa được Jim cùng chạy trốn, Tom đã bị trúng đạn ở chân, Huck đi tìm bác sĩ để cứu chữa nhưng khi đã đưa được bác sĩ đến chỗ Tom, cậu quay lại đường phố thì bị chú của Tom bắt gặp đưa vè nhà. Cũng may Jim đã ở bên cạnh Tom chăm sóc cậu ấy. Nhưng rồi mọi chuyện cũng bị bại lộ, Jim bị bắt, Huck và Tom quay trở về nhà chú mình, cậu còn hào hứng kể lại mọi chuyện mình đã gây ra.

Mọi người muốn treo cổ tên da đen đã bỏ trốn, nhưng Huck và Jim đã cố gắng ngăn cản lại. Nhờ ông bác sĩ, người đã chữa vết thương cho Tom nói giúp Jim, rằng Jim là một anh da đen thật thà, tốt bụng, cậu đã không bỏ chốn mà chấp nhận ở lại giúp đớ Tom. Khi bị mọi người bắt lại, Jim cũng không phản kháng mà lại nhẹ nhàng chấp nhận để mọi người bắt. Vậy là người dân thấy thương cho một tên da đen thật thà, đôn hậu, ai có được hắn làm nô lệ trong nhà thì được lợi lắm.

Khi mọi người muốn báo cho người chủ cũ của Jim biết để đưa cậu ta về thì Tom nói rằng bà Waston- chủ của Jim đã chết và trước lúc chết bà ấy đã nói rằng để Jim được tự do. Còn Huck, ngày trước cậu trốn chạy khỏi ba mình, giờ thì ba cậu không còn nữa. Ông ta đã chết cách đây khá lâu rồi. Vậy là cuộc hành trình đi tìm sự tự do của họ đến đây là kết thúc, bởi thực sự giờ họ đã có được tự do. Cô của Tom muốn nuôi nhận Huck và khai hóa cho cậu, còn Huck thà sống những ngày trôi dạt trên sông chứ cậu không muốn cuộc sống như vậy vì cậu đã quá hiểu cuộc sống đó rồi. Cậu thích cuộc sống của những ngày trôi dạt trên sông hơn, cuộc sống chỉ có cậu, Jim, bầu trời và mặt nước.

Trải qua rất nhiều chuyện, hai người Huck và Jim đã tìm được sự tự do cho mình. Nhưng không phải ai cũng làm được điều đó. Từ một cậu bé chỉ biết phá phách, Huck đã xác định rõ ràng được mục đích sống, biết phân biệt đúng sai bằng trái tim thuần hậu và thoát khỏi những định kiến méo mó được nhồi nhét qua cách giáo dục sai trái. Thời đó chạy trốn cùng một tên da đen là điều sai trái, nhưng bằng trái tim nhân hậu, sự dũng cảm cậu đã quyết định rằng mình phải làm những điều mình cho rằng nó đúng. Tình cảm của cậu và Jim không thể nào là sai trái được, bởi Jim luôn đối xử tốt với Huck, coi Huck là ân nhân của mình. Một người da đen luôn đối xử chân thành với ai tốt với họ và chắc chắn họ luôn trung thành với bạn.

Vậy là chúng ta đã được phiêu lưu qua nhiều vùng đất và những cuộc phiêu lưu thú vị nhưng cũng đầy nguy hiểm. Khép lại hành trình, người đọc sẽ cảm thấy có gì đó khiến người ta cứ phải suy nghĩ, phải đắn đo, muốn có một điều gì nữa. Tác giả tại sao lại chỉ dừng lại đến đoạn Huck và Jim đã được tự do, còn cuộc sống sau tự do của họ sẽ như thế nào. Liệu Huck có nhớ ba cậu, nhớ những ngày từng sống với ba cậu ở trong rừng. Huck có nhớ bà góa Douglas đã đối xử tốt với cậu như thế nào và liệu cậu có muốn quay về với bà không. Còn Jim, anh có nhớ đến bà Waston, người chủ cũ đã cho anh chỗ ăn, chỗ ngủ.

Hai mươi năm về sau bạn sẽ hối hận về những gì bạn không làm hơn là những gì bạn làm. Vậy nên hãy tháo dây, nhổ neo ra khỏi bến đỗ an toàn. Hãy để cánh buồn của bạn đón trọn lấy gió. Thám hiểm. Mơ mộng. Khám phá. - Mark Twain


Chắc chắn là sẽ nhớ, nhưng dù nhớ thì họ cũng sẽ không muốn trở lại cuộc sống đó nữa. Bởi vì giờ đây họ đã được tự dọ, họ đã có được cảm giác lâu nay vẫn thèm khát, tự do. Bởi vì tôi tin chắc rằng cuộc sống tự do sẽ tốt hơn rất nhiều so với cuộc sống trước đây. Bởi vì trải qua bao nhiêu sóng gió, Huck và Jim đã trở thành bạn tốt của nhau và hiểu được giá trị của cuộc sống.

Mỗi chúng ta đều mong muốn một cuộc sống tự do. Tự do tài chính, tự do mối quan hệ, tự do làm điều mình muốn. Vậy chúng ta đã đấu tranh gì để có được sự tự do? Trưởng thành là khi nhận ra sự trưởng thành là điều bắt buộc của tạo hóa. Bạn có dám quăng mình ra ngoài xã hội, nếm đủ mùi thương đau, mất mát, tủi nhục, đau khổ để được theo đuổi mục tiêu đời mình? Cuộc phiêu lưu của Huck sẽ tạo động cho những bạn trẻ dấn thân mình làm những điều mình muốn. Chắc chắn một điều rằng, cuốn sách này dành cho những ai đam mê phiêu lưu, những ai đang muốn đi tìm chính mình.

Tác giả: Chu Phương - Bookademy

--------
Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: https://www.facebook.com/bookademy.vn

 

Tham gia Bookademy Team để có cơ hội đọc và nhận những cuốn sách thú vị, đăng ký CTV tại link: https://goo.gl/forms/7pGl3eYeudJ3jXIE3

Xem thêm

Jim có ảnh hưởng rất lớn đến sự thay đổi của Huckleberry Finn trong cuốn sách "Huckleberry Finn." Dưới đây là một số điểm cụ thể về sự ảnh hưởng của Jim:

1. Mở mang tầm nhìn: Jim là một người nô lệ trốn chạy, và sự gắn kết của Huckleberry Finn với anh ta mở ra một thế giới mới đối với anh ta. Huckleberry Finn trước đây chỉ biết đến quan điểm và giáo dục hạn chế của xã hội, nhưng thông qua Jim, anh ta được tiếp xúc với những câu chuyện và trải nghiệm thực tế về cuộc sống của một người nô lệ. Điều này giúp Huckleberry Finn nhận thức rõ hơn về những bất công và đau đớn mà người nô lệ phải chịu đựng.

2. Sự thay đổi trong nhận thức và giá trị: Qua sự gắn kết và tương tác với Jim, Huckleberry Finn trải qua một quá trình thay đổi nhận thức và giá trị. Anh ta bắt đầu nhìn thấy Jim không chỉ là một người nô lệ mà là một con người có tình cảm, ước mơ và quyền tự do. Sự gắn kết với Jim giúp Huckleberry Finn thấu hiểu sâu sắc về bản chất con người và giúp anh ta đánh giá lại quan điểm và giá trị của mình.

3. Đồng cảm và tình yêu thương: Huckleberry Finn phát triển một tình cảm đặc biệt với Jim và cảm thấy lo lắng và quan tâm đến tình trạng của anh ta. Anh ta không chỉ đồng cảm với cuộc đấu tranh và khó khăn mà Jim phải trải qua mà còn nhìn thấy Jim như một người bạn và người đồng hành đáng tin cậy. Tình yêu thương và đồng cảm này giúp Huckleberry Finn vượt qua những giới hạn xã hội và đặt mình vào vị trí của người khác. 

Tổng thể, Jim là một nguồn cảm hứng và tác động mạnh mẽ đối với sự thay đổi của Huckleberry Finn. Anh ta giúp Huckleberry Finn mở rộng tầm nhìn, thay đổi nhận thức và giá trị, và phát triển sự đồng cảm và tình yêu thương đối với người khác.

Cuộc hành trình trên sông Mississippi trong cuốn sách "Huckleberry Finn" thực sự giúp Huckleberry Finn hiểu rõ hơn về bản thân và giá trị của sự đồng cảm. Trong quá trình phiêu lưu và gặp gỡ các nhân vật khác nhau, anh ta trải qua những trải nghiệm và học hỏi những bài học quan trọng về tình người và đạo đức. Trong hành trình của mình, Huckleberry Finn trở thành người bạn đồng hành và người bảo vệ cho Jim, một người nô lệ trốn chạy. Dần dần, anh ta nhận ra rằng Jim không chỉ là một người nô lệ mà là một con người có những ước mơ, nguyện vọng và tình cảm gia đình. Huckleberry Finn bắt đầu đánh giá lại quan điểm của mình và nhìn nhận Jim như một đồng loại, không phải là một tài sản. Khi trải qua nhiều tình huống khó khăn và nguy hiểm cùng Jim, Huckleberry Finn cảm nhận được sự đau đớn và bất công mà Jim phải chịu đựng. Anh ta trở nên đồng cảm và quan tâm đến tình trạng của Jim, và điều này khiến anh ta thay đổi quan điểm về nô lệ và nhận thức về sự bất công trong xã hội. Huckleberry Finn cũng gặp những người tốt bụng và đáng tin cậy trên sông Mississippi, như người da trắng Widow Douglas và Miss Watson. Những nhân vật này truyền cảm hứng cho anh ta về lòng tốt và sự đồng cảm. Họ truyền đạt những giá trị nhân đạo và khuyến khích anh ta làm điều đúng đắn. Cuối cùng, cuộc hành trình trên sông Mississippi đã giúp Huckleberry Finn nhận ra giá trị của sự đồng cảm và khả năng đặt mình vào vị trí của người khác. Anh ta nhận thức rõ ràng sự đồng cảm không chỉ giúp chúng ta hiểu người khác mà còn giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản thân, giá trị con người và quan hệ xã hội.

Trong cuốn sách "Huckleberry Finn," Huckleberry Finn không tìm thấy sự đồng cảm từ tất cả mọi người sau khi giúp đỡ Jim. Trái lại, anh ta thường gặp phải sự phản đối và bị cách ly xã hội vì quyết định của mình. Trong cuộc hành trình của mình trên sông Mississippi, Huckleberry Finn gặp nhiều người có thái độ phê phán và phản đối việc giúp đỡ Jim. Các nhân vật như Aunt Sally, người ta tưởng rằng đã hứa hẹn giúp đỡ Jim, nhưng thực tế lại coi anh ta là một tội phạm và muốn bắt giữ anh ta. Ngoài ra, các nhân vật khác như Tom Sawyer và các thành viên của băng đảng Shepherdson-Grangerford cũng không hiểu và không đồng cảm với quyết định của Huckleberry Finn. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều thiếu đồng cảm hoàn toàn. Có một số nhân vật như người da trắng Widow Douglas và Miss Watson, người ta thấy sự nhân ái và lòng tốt đối với Jim. Nhưng dù sao, ý kiến của họ không thể kéo dài và không thể thay đổi quan điểm và hành động của Huckleberry Finn. Qua việc không tìm được sự đồng cảm từ những người khác, Huckleberry Finn trở thành một biểu tượng của sự đấu tranh cho quyền tự phán định và sự bất đồng với 

quy tắc xã hội.

Trong cuốn sách "Huckleberry Finn," Huckleberry Finn đối mặt với những hậu quả sau khi giúp đỡ Jim, người bạn đồng hành là người nô lệ trốn chạy. Dưới đây là một số hậu quả chính mà anh ta phải đối mặt:

1. Xung đột với quy tắc xã hội: Huckleberry Finn vi phạm quy tắc xã hội và pháp luật khi giúp đỡ Jim thoát khỏi cảnh nô lệ. Xã hội xem việc này là phi pháp và xem anh ta là kẻ phạm tội. Hậu quả đầu tiên là anh ta phải sống trong sự áp lực và sự đe dọa của việc bị truy nã và truy cản.

2. Mâu thuẫn lương tâm: Huckleberry Finn đối mặt với mâu thuẫn lương tâm sau khi giúp Jim. Mặc dù anh ta tin rằng việc giúp Jim thoát khỏi cảnh nô lệ là đúng đắn, nhưng ông cảm thấy nặng nề và có những lúc bị ám ảnh bởi ý thức của mình. Anh ta phải đối mặt với câu hỏi về quyền tự phán định, trách nhiệm và đúng sai.

3. Mất điều kiện an toàn và sự bảo vệ: Huckleberry Finn phải hy sinh sự an toàn và sự bảo vệ cá nhân khi giúp Jim. Anh ta phải trốn tránh và sống trong nguy hiểm, bị truy nã và truy cản. Cuộc phiêu lưu của anh ta trên sông Mississippi trở nên nguy hiểm hơn và mang lại những thử thách không mong muốn.

4. Phản đối và cách ly xã hội: Huckleberry Finn bị cách ly và bị phản đối bởi xã hội vì quyết định giúp Jim. Anh ta trở thành một người bị đánh đồng và bị coi là kẻ phạm tội. Điều này gây ra sự cô lập xã hội và làm cho anh ta cảm thấy một nỗi áp lực và sự bất đồng với xã hội.

Những hậu quả này thể hiện những khía cạnh phức tạp và mâu thuẫn trong việc đấu tranh cho quyền tự phán định cá nhân và đối mặt với những hệ quả xã hội của những quyết định không phù hợp với quy tắc xã hội.

Trong cuốn sách "Huckleberry Finn," quyền tự phán định của Huckleberry Finn không được đánh giá cao trong xã hội truyền thống của thời đại đó. Xã hội đương thời, đặc biệt là xã hội miền Nam Hoa Kỳ trong thế kỷ 19, bao gồm những giá trị và quy tắc nghiêm ngặt, nhất là đối với vấn đề nô lệ. Huckleberry Finn là một nhân vật bị coi là "vô học" và không tuân thủ các quy tắc xã hội. Anh ta không quan tâm đến việc học hành, không muốn bị ràng buộc bởi quy tắc và giới hạn xã hội. Huckleberry Finn thể hiện sự chống cự và phản đối đối với những giá trị xã hội và quy định tại thời điểm đó. Trong cuốn sách, Huckleberry Finn quyết định giúp đỡ Jim, một người nô lệ đang trốn chạy, mặc dù việc làm này là vi phạm pháp luật và định kiến xã hội. Hành động này bị coi là phi pháp và không được đánh giá cao trong xã hội của thời đại đó, đặc biệt là trong cộng đồng miền Nam Hoa Kỳ. Tuy nhiên, quan điểm và hành động của Huckleberry Finn đã được đánh giá cao trong những năm sau đó và cuốn sách "Huckleberry Finn" trở thành một tác phẩm văn học kinh điển. Nó được xem là một tác phẩm tiên phong trong việc thể hiện quyền tự phán định cá nhân và khám phá các vấn đề xã hội như chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và nô lệ. Tác phẩm này đã trở thành một biểu tượng của sự tự do và quyền tự phán định cá nhân trong văn học và nền văn hóa.

Trong cuốn sách "Huckleberry Finn," quyền tự phán định của Huckleberry Finn là một chủ đề quan trọng. Huckleberry Finn là một nhân vật trẻ tuổi, không muốn bị ràng buộc bởi những quy tắc và giới hạn xã hội. Anh ta tìm kiếm sự tự do và quyền tự phán định bản thân thông qua cuộc phiêu lưu trên sông Mississippi. Huckleberry Finn chống lại những quy tắc xã hội và không chấp nhận những giá trị và quy định mà xã hội áp đặt lên mình. Anh ta không quan tâm đến việc học hành và không muốn bị buộc vào cuộc sống "văn minh" của xã hội. Thay vào đó, anh ta tin tưởng vào trực giác và ý thức của mình để định hình quan điểm và hành động của mình. Một ví dụ điển hình về quyền tự phán định của Huckleberry Finn là quyết định của anh ta không đánh đổi Jim, người bạn đồng hành là người nô lệ, để đổi lấy sự an toàn và tự do của bản thân. Mặc dù xã hội coi đó là hành động sai trái và phi pháp, Huckleberry Finn quyết định làm theo lương tâm của mình và giúp Jim thoát khỏi cảnh nô lệ. Tuy nhiên, quyền tự phán định của Huckleberry Finn cũng gặp phải mâu thuẫn và sự đánh đổi. Anh ta đối mặt với sự mâu thuẫn giữa việc tuân thủ quy tắc xã hội và ý thức cá nhân. Sự tự phán định của anh ta không phải lúc nào cũng dẫn đến quyết định chính xác và đúng đắn, và anh ta đôi khi phải chịu trách nhiệm và hậu quả của những hành động phi pháp. Tóm lại, quyền tự phán định của Huckleberry Finn là một yếu tố quan trọng trong cuốn sách "Huckleberry Finn." Anh ta tìm kiếm sự tự do và không muốn bị ràng buộc bởi quy tắc và giới hạn xã hội. Tuy nhiên, quyền tự phán định của anh ta cũng gặp phải mâu thuẫn và sự đánh đổi trong quá trình tìm kiếm sự tự do và quyền lợi cá nhân.

"Huckleberry Finn" là một cuốn tiểu thuyết kinh điển của tác giả Mark Twain, được xuất bản lần đầu vào năm 1884. Cuốn sách kể về cuộc phiêu lưu của nhân vật chính, Huckleberry Finn, một cậu bé trẻ sống ở miền Nam Hoa Kỳ trong thế kỷ 19. Dưới đây là một số cuộc phiêu lưu nổi bật trong câu chuyện:

1. Thoát khỏi gia đình: Huckleberry Finn bỏ trốn khỏi nhà để tránh việc bị buộc phải sống theo những quy tắc xã hội và giáo dục của xã hội. Anh ta quyết định sống tự do và phiêu lưu trên sông Mississippi.

2. Kết bạn với Tom Sawyer: Huckleberry Finn gặp Tom Sawyer, một nhân vật từ cuốn tiểu thuyết "Cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer" cũng của Mark Twain. Hai người trở thành bạn thân và thực hiện nhiều cuộc phiêu lưu cùng nhau.

3. Hành trình trên sông Mississippi: Huckleberry Finn và Jim, một người nô lệ đã trốn chạy, lên thuyền và hướng về phía nam trên sông Mississippi. Họ trải qua nhiều khó khăn và gặp gỡ nhiều nhân vật đa dạng trong cuộc hành trình của mình.

4. Gặp các nhân vật đa dạng: Trong suốt cuộc phiêu lưu, Huckleberry Finn gặp gỡ nhiều nhân vật đa dạng như vị tu sĩ lừa đảo, bọn cướp và những người dân địa phương. Những cuộc gặp gỡ này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nhân vật và tạo nên những tình huống thú vị.

5. Trải nghiệm tự do và sự chống lại xã hội: Cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn là một cuộc tìm kiếm tự do và sự chống lại những quy tắc xã hội bất công. Anh ta đưa ra những quyết định đầy mạo hiểm để bảo vệ Jim và giúp anh ta tìm đường thoát khỏi nô lệ.

Cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn không chỉ là một câu chuyện hấp dẫn với những tình huống thú vị, mà còn là một tác phẩm văn học nổi tiếng về sự tự do, chống lại định kiến xã hội và sự phân biệt chủng tộc trong lịch sử văn học Mỹ.

Cảm xúc của tôi bị lẫn lộn. Tôi đã đọc cuốn sách này hai lần trong hai tuần, cả hai lần đọc đều không mang lại nhiều hứng thú, nhưng lần đọc thứ hai lại mang lại nhiều bài học. Tôi thích và đánh giá cao ngôn ngữ bản ngữ, lời thoại có vẻ chân thực và chân thực với cuộc sống, và chắc chắn có những câu thoại hài hước và dí dỏm. Nhưng, tôi không thấy Huck (hoặc những cuộc phiêu lưu của anh ấy) là có thật, tôi đọc anh ấy như thể Twain là người nói bằng bụng, và có lẽ điều đó công bằng vì Twain cũng thông minh như Huck, và ít nhất nó cũng mang hơi hướng tự truyện, trong đó, Twain ở một mình vào khoảng 12 tuổi, và Huck ở đây khoảng 12 hoặc 13 tuổi. Và cuốn sách rõ ràng là về sự tiến hóa của Huck, sự trưởng thành của bản thân và lương tâm, lòng trắc ẩn và ý thức về công lý cũng như nhu cầu tự do và độc lập của anh ấy, so với sự đơn giản trẻ con của Tom Sawyer. Điều gây ấn tượng với tôi chính là cấu trúc và sự thay đổi giữa bắt đầu và kết thúc. Đây được coi là một câu chuyện tự nhiên, nhưng khi ngẫm lại, có vẻ như Twain đã suy nghĩ rất nhiều về việc xây dựng nó, mặc dù ý tưởng của Twain bắt đầu chỉ như mọi câu chuyện phiêu lưu và phê bình xã hội mỉa mai khác, nhưng không có ý tưởng về nô lệ bỏ trốn.

Có một số thay đổi lớn được đưa ra từ đầu đến cuối. Dưới đây là một số ví dụ.

1) Ban đầu, Tom và Huck trốn trong rừng buổi tối, im lặng và tĩnh lặng trong khoảng mười phút (!), chỉ cách Jim vài bước chân, Huck sợ bị phát hiện, nhưng một lúc sau Huck bắt đầu tự mình trốn thoát, anh dũng cảm tìm kiếm nguồn gốc của ngọn lửa trại trên đảo Jackson, và tìm thấy Jim, người bạn trốn thoát, do đó là khởi đầu cho trung tâm của cuốn tiểu thuyết.

2) Băng đảng thời thơ ấu của Sawyer gồm những "kẻ cướp trên đường phố" chơi bắt cóc, cướp, đòi tiền chuộc và giết người, nhưng Huck thực sự trải nghiệm những điều này trên hành trình của mình, chấp nhận rủi ro thực sự và hành động với lương tâm tốt và ý thức công lý.

3) Tom là bạn thân nhất của Huck, nhưng cuối cùng thì rõ ràng Jim đã thế chỗ của Tom. Cả hai đã gắn bó, cùng nhau trưởng thành, bày tỏ tình cảm với nhau và liều mạng vì nhau, và mỗi người đều biết ơn tình bạn của nhau.

4) Tom rõ ràng dựa vào uy quyền - sách vở và cách thức truyền thống, nhưng không có bất kỳ tư duy phê phán nào, mà Huck tự suy nghĩ và phán đoán, anh ta trở thành người uy quyền của chính mình, dựa trên cảm giác, lương tâm và công lý, và trực giác. Những trò tai quái của Tom về cuối, mất ba tuần để "giải thoát" Jim, là sự tương phản của Twain giữa hai cậu bé, cho thấy Tom vẫn là một cậu bé trong khi Huck đã trưởng thành sâu sắc và theo cấp số nhân trong cuộc phiêu lưu thực sự của mình xuống dòng Mississippi hùng vĩ.

Ngoài ra, điểm tương phản cuối cùng giữa hai người, đó là Huck chắc chắn rằng Tom sẽ không bao giờ "giải thoát" cho Jim nếu Jim chưa được tự do, trái ngược với chính Huck, người đã vi phạm luật pháp và rất nhiều áp lực, rủi ro khác, để làm điều đúng đắn, nhân đạo.