Hơn 3 tháng một cô gái trẻ 26 tuổi đi bộ 1800km đường mòn. Chắc bạn cũng như tôi, cũng từng ngồi trước TV nghe những tin tức phi thường về một con người bé nhỏ nào đó quyết định chinh phục hàng nghìn km theo những cách điên rồ nhất như bằng xe đạp hay đi bộ và tự hỏi động lực nào khiến họ làm như vậy? Khát khao du lịch hay muốn chinh phục giới hạn của loài người? Với Cheryl Strayed, tìm về “Hoang dã” là tiếng gọi bản năng của một trái tim dù đầm đìa máu chảy vẫn luôn khao khát thắp lại ngọn lửa của tình yêu cuộc sống.
1. Pacific Crest là gì?
Pacific Crest hay PCT là một đường mòn dài dành cho người đi bộ và cưỡi ngựa có chiều dài 2.663 mile (4.286 km), đi qua 25 rừng quốc gia và 7 vườn quốc gia
Làm thế nào để một cuốn sách có thể miêu tả được những yếu tố tâm lý mà một người phải chuẩn bị … nỗi tuyệt vọng, sự biệt lập, lo lắng và đặc biệt là nỗi đau cả tinh thần và thể xác, sẽ gọt mỏng đến tận tâm ý chí của kẻ lữ hành
Cheryl Strayed – một cô gái 26 tuổi vừa bước ra từ một cuộc hôn nhân tan vỡ, mang theo trái tim tổn thương vì cái chết của người mẹ đã quyết định dấn thân vào con đường này theo một cách thiếu chuyên nghiệp và mạo hiểm nhất tôi có thể tưởng tượng ra.
Với cô đây là con đường dẫn đến cuộc đời mới, con đường để cô tìm lại chính mình, là hành trình của bản năng sống trong cô.
2. Lạc lối
Ấn tượng đầu tiên của tôi với quyển sách này là phần bìa trắng rất đơn giản và hiện đại và đặc biệt là cái tên Cheryl Strayed. “Stray” là lạc lối, là mất phương hướng và mồ côi, rất hợp với hình ảnh chiếc giày sờn rách nổi bật trên bìa. Sau này khi đã khóc cười cùng với tác giả tôi mới biết Cheryl Strayed là cái tên bà tự chọn, nó đánh dấu một quãng đời lạc lối và tưởng chừng như đã tuyệt vọng của bà.
Bi kịch bắt đầu khi mẹ của Cheryl được phát hiện ung thư – ung thư phổi giai đoạn cuối. Mọi chuyện ập đến bất ngờ đến nỗi cô không thể chống đỡ kịp. 3 tháng cuối cùng của mẹ là 3 tháng dằn vặt đến kiệt cùng tinh thần của cô, đó là sự bất lực khi chẳng làm gì được ngoài việc nhìn mẹ quằn quại trong đau đớn, là tê dại trong nỗi đau khi thấy người mẹ từng lạc quan vui vẻ phải khóc lóc, cầu xin bác sĩ một liều morphine, là vỡ tan thành từng mạnh khi không thể ở bên bà những giây phút cuối cùng.
Trái tim Cheryl vốn đã nứt vỡ vì tuổi thơ phải hứng chịu sự bạo hành từ cha ruột, cuộc sống thiếu thốn, nghèo khó và đặc biệt là những giọt nước mắt và sự vụn vỡ từ sâu thẳm trong tâm hồn của người mẹ. Sự yêu thương và hiện diện vững vàng của mẹ tạm thời có thể lấp đầy những vết nứt ấy thì cái chết của bà cuốn trôi tất cả, chỉ còn lại những khoảng trống huơ trống hoác khao khát tình yêu thương.
Cô đâm đầu vào lấp đầy những khoảng thiếu thốn tinh thần ấy bằng ma tuý và tình dục. Với tôi, ngay cả trong những giờ phút đen tối ấy, tôi vẫn thấy bản năng sống mãnh liệt của Cheryl. Những trăn trở về cuộc sống, về tương lai, sự cắn rứt lương tâm… đã giúp Cheryl tự đứng lên kéo mình ra khỏi vũng lầy. Tự sâu thẳm trong trái tim của cô vẫn luôn có một ngọn lửa khao khát được sống một cách có ý nghĩa và tận hưởng cuộc đời một cách trọn vẹn.
Điều làm tôi nuối tiếc nhất trong những năm tháng lạc lối ấy của cô đó là cô đã quyết định bỏ đi cái thai trong bụng.
Cái tuần sinh nhật của tôi là ngày dự sinh của tôi. Sự trùng hợp này giống như một cú đấm vào lòng tôi tại thời điểm đó, nhưng nó không khiến tôi dao động với quyết định kết thúc cái thai. Nó chỉ khiến tôi cầu nguyện cùng vũ trụ cho tôi cơ hội thứ hai, để tôi trở thành người mà tôi cần phải trở thành trước khi là một người mẹ: một người phụ nữ có cuộc sống khác hoàn toàn với mẹ tôi.
Tôi không ủng hộ hành động này nhưng tôi thông cảm và tôn trọng quyết định của Cheryl, tôn trọng ước vọng cao đẹp được sống và làm mẹ một cách đủ đầy một cách đúng nghĩa của cô gái 26 tuổi ấy. Đó là một khát vọng đẹp và nhân văn của một con người mong được sống một cách có ý nghĩa.
3. Pacific Crest - đi để trở về
Tại sao lại là Pacific Crest, tại sao là 1800km đi bộ, hơn 3 tháng màn trời chiếu đất? Có lẽ, sự hoang dã đến nguyên sơ của cung đường mòn gợi cho Cheryl nhớ lại tuổi thơ, gia đình của cô đã từng bên nhau như những kẻ “khai hoang”, sống trong căn nhà mình tự dựng, ấm áp và đủ đầy; có lẽ cô nghĩ con đường sẽ đưa cô về thuở ban mai đó; có lẽ trong những phút tuyệt vọng nhất ấy, cô cần một mục tiêu nào ép mình phải đứng lên mỗi ngày.... Dù là gì, PCT là hành trình của khát khao Sống Đẹp.
Tôi không ở đây để giữ cho mình nói Mình không sợ. Tôi nhận ra mình đến đây để nhìn trừng trộ vào nỗi sợ, để nhìn trừng trộ vào mọi thứ - mọi thứ tôi đã làm với chính mình và mọi thứ tôi đã phải hứng chịu.
Nếu bạn mong chờ những trường đoạn dài miêu tả vẻ đẹp hoang dã của thiên nhiên hay những kĩ thuật thượng thừa của một kẻ bộ hành chuyên nghiệp, thì bạn đã nhầm rồi. Pacific Crest là một hành trình của mồ hôi và máu, đó là hàng tuần không tắm giặt, bẩn thỉu và đớn đau dưới cái nắng nung hay run lên trước những cơn gió lạnh, là cả ngày chỉ có một việc là làm quen với việc đi gần 20km một ngày trong đôi giày sai cỡ và chiếc ba lô to như quái vật.
Nếu bạn cho rằng mình là một người ưa thích du lịch khám phá thiên nhiên, hãy đọc những cuốn sách này để thực sự hiểu những gì thiên nhiên có thể dành cho bạn.
4. Yêu thương được lấp đầy
Chính trên cung đường này đây, Cheryl đã tìm thấy chính mình, đủ đầy và hoàn thiện:
Mẹ sẽ luôn là cái bát rỗng mà không ai có thể lấp đầy. Tự tôi phải lấp đầy nó, lấp nữa và lấp nữa.
Tại nơi hoang dã, xa rời ánh sáng văn minh, những người xa lại đã biến cô thành nữ hoàng PCT với những sự giúp đỡ đầy hào phóng của họ.
Đó là những người dù chỉ thoáng qua nhưng là động lực để Cheryl nhìn theo và bước tới, là những người an ủi trái tim cô đơn của cô, là những người bộ hành mang theo mình mỗi người một câu chuyện, một ý chí sắt đến điên rồ. Mồ hôi và máu, đau đớn, sợ hãi và mệt mỏi là những gì trong những trang PCT bạn sẽ nhìn thấy nhiều nhất:
How wild it was, to let it be.
Cheryl đã điên rồ đến thế, phép màu mới có thể xảy ra...
Với cô, hoang dã là bản năng sống không cho phép mình bị dòng đời xô đẩy mà thực sự dám đứng lên tìm ra cách giải thoát cho chính mình. Với Cheryl, PCT là lựa chọn để cô làm lại cuộc đời và chữa lành vết thương, PCT tách cô ra khỏi vũng lầy sa ngã và là lí tưởng để cô đứng dậy mỗi ngày, là khó khăn thể xác để cô quên đi nỗi đau về mẹ , là một cuộc đời khác phong phú và tươi mới hơn để cô thôi không còn dằn vặt mình vì những gì đã mất.
Ai trong chúng ta cũng có thể là một Cheryl thứ hai, có thể đau, có thể sa ngã và đánh mất ý nghĩa cuộc đời. Điều quan trọng ở đây là ai có dũng khí để tìm cho mình một PCT để đứng lên và làm lại.
Review chi tiết bởi Dương Phương Anh - Bookademy
Deal mua sách giá tốt hiện có: https://goo.gl/6jpPQP
------------
Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link:https://www.facebook.com/bookademy.vn
Tham gia cộng đồng Bookademy để có cơ hội đọc và nhận những cuốn sách thú vị, đăng ký CTV tại link:https://goo.gl/forms/7pGl3eYeudJ3jXIE3
Cheryl Strayed là huấn luyện viên cuộc sống không chính thức của tôi. Trong khi rửa mặt và uốn mi, tôi phát trực tuyến Dear Sugars, đây là buổi trị liệu miễn phí mỗi lần nghe. Tôi yêu mọi thứ Strayed làm và Wild cũng không khác. Một câu chuyện mất mát, người mẹ thân yêu của Strayed bất ngờ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi. Quay cuồng với tin tức, cô tưởng tượng cuộc sống không có mình: “KarenCherylLeif. Tên của chúng tôi mờ nhạt thành một trong miệng mẹ tôi suốt cuộc đời. Cô ấy thì thầm và hét lên, rít lên và ngâm nga nó.” Cô mô tả tình yêu của mẹ mình là “trọn vẹn, bao trùm và không trang điểm”. Sau cái chết của cô, mối quan hệ của Strayed với gia đình và chồng cô trở nên đau khổ và tan vỡ. Không có gì ngoài bầy đàn của mình, Monster, cô bắt tay vào chuyến đi bộ đường dài theo phong cách Odysseyian. Văn xuôi tinh tế của cô đã đưa cuốn sách trở thành tâm điểm chú ý với sự giúp đỡ của Oprah, người đã đặt tên cho Câu lạc bộ sách Oprah 2.0 cùng với Wild. Strayed viết như cô ấy nói: khôn ngoan và không nhảm nhí.