Bạn sẽ tiết kiệm được bao nhiêu thời gian nếu tăng tốc độ đọc lên gấp đôi thậm chí gấp ba lần tốc độ bình thường?

Tốc độ đọc trung bình của người Mỹ vào khoảng 200-300 từ/phút  và không hề thay đổi trong suốt giai đoạn  vị thành niên. Nếu như tốc độ đọc của bạn cũng ở mức tương đương,  bạn sẽ cần 7 thậm chí 8h đồng hồ mới có thể đọc hết một cuốn tiểu thuyết dày 300 trang. Tuy nhiên bạn chỉ cần 3,5-4h đồng hồ để đọc hết 300 trang sách nếu đọc nhanh gấp đôi và 2 tiếng rưỡi đồng hồ nếu đọc nhanh gấp ba.

Hãy  nghĩ về những thứ bạn đọc mỗi ngày ( tạp chí, báo, blog) ,nếu đọc nhanh bạn sẽ  tiết kiệm được hàng trăm giờ mỗi năm.

 

Trong một cuộc phỏng vấn, khi được hỏi  :”Nếu có thể có một siêu năng lực thì bạn muốn có năng lực nào nhất?”. Bill Gates đã chọn :” Khả năng đọc thần tốc.”

Những người thành công đọc rất nhiều. Lí do ư? Vì chìa khóa mở lối dẫn đến sự thành công ở bất kì lĩnh vực nào chính là học tất cả những điều bạn có thể về lĩnh vực đó.

Bên cạnh lợi ích dễ thấy nhấy là tiết kiệm thời gian, học cách đọc nhanh sẽ giúp bạn học được nhiều hơn trong một khoảng thời gian ngắn hơn. Đó chính là một lợi thế cạnh tranh vô cùng to lớn. Trái với suy nghĩ của nhiều người, bạn không cần phải là một thiên tài để học cách đọc nhanh.

Theo quan điểm của tôi, tôi là một người đọc sách rất chậm, và tôi chẳng thể làm gì để thay đổi điều đó. Dù đã từng nghe đến việc đọc nhanh, nhưng tôi tự bó buộc bản thân với suy nghĩ rằng chỉ có những thiên tài mới có khả năng làm được việc đó. Nhưng vài tuần trước, tôi vô tình đọc được một bài báo chỉ ra những cách để tăng tốc độ đọc. Tôi đã thử làm theo và hoàn toàn kinh ngạc về kết quả mà nó đem lại, vậy nên tôi bắt đầu tìm hiểu và đọc tất cả những gì tôi có thể tìm trên internet về cách làm thế nào để gia tăng tốc độ đọc.  Bài viết này là sự tổng hợp tất cả thông tin tôi thu thập được.

Tôi nhận ra rằng bất kì ai cũng có thể học cách đọc nhanh. Và chỉ sau 2 tuần áp dụng những gì đã tìm hiểu, tốc độ đọc của tôi đã tăng từ 230 từ/phút lên hơn 600 từ /phút mà không có chi tiết nào bị bỏ sót.

Nếu bạn muốn biết cách đọc nhanh, dưới đây là một sự chỉ dẫn chi tiết để bạn có thể đọc “thần tốc”  và thực sự trở thành một bậc thầy về việc đọc:

*Lưu ý: Để tiến hành bài tập này, bạn nên dùng một cuốn sách có bìa cứng mà có thể nằm thẳng khi bạn mở nó ra (điều này sẽ làm bài tập trở nên đơn giản hơn rất nhiều). Một cuốn sách  bạn chưa từng có cơ hội đọc qua sẽ là một lựa chọn tốt hơn cả. Và bạn sẽ cần một cái bút, giấy và một thiết bị bấm giờ- nếu bạn dùng điện thoại hãy chắc rằng nó hoạt động ổn. Thời gian dự kiến hoàn thành bài tập : 20 phút..

  1. Tính tốc độ đọc ban đầu.

Đó là tốc độ đọc thông thường của bạn.

  • Đầu tiên đếm số từ ở 5 dòng liên tiếp rồi chia cho 5 sẽ cho bạn số từ trung bình mỗi dòng.
  • Sau đó đếm số dòng của 5 trang liên tiếp rồi chia cho 5, kết quả thu được sẽ là số dòng trung bình ở mỗi trang.
  • Nhân số dòng trung bình mỗi trang với số từ trung bình mỗi dòng sẽ ra được số từ trung bình một trang sách. Ghi lại kết quả đó để có thể so sánh sau khi hoàn thành bài tập.

Vậy bây giờ hãy chọn một đoạn bất kì và đọc với tốc độ bình thường của bạn trong chính xác 1 phút. Khi hết thời gian, dừng  việc đọc và đếm số dòng mà bạn đã đọc. Nhân nó với số từ trung bình mỗi dòng sẽ tính được tốc độ đọc ban đầu của bạn.

  1. Loại bỏ “giọng nói phụ”.

Đó là giọng nói nhỏ bạn nghe thấy mỗi khi đọc.

Hầu hết mọi người phát âm từng từ bên trong bộ não họ, kể cả khi họ không đọc to thành tiếng. Nếu bạn cũng như vậy, điều đó có nghĩa là bạn chỉ có thể đọc ngang với tốc độ nói của bạn. Học cách để loại bỏ giọng nói phụ là điều quan trong nhất trong việc đọc nhanh, nhưng cũng là điều khó để thực hiện nhất.

Hãy luyện tập bằng cách nhìn và hiểu các từ đó mà không cần nói rõ từ đó ra. Bạn sẽ thấy khá là kì cục và thiếu tự nhiên lúc đầu , nhưng trí não bạn đã nhìn thấy những từ đó hàng nghìn thậm chí hàng vạn lần rồi. Bạn không cần phí thời gian để phát âm từng từ mới có thể hiểu được bạn đang đọc gì. Bạn chỉ cần rèn luyện cho trí não bạn có khả năng làm việc nhanh hơn mà thôi. Một mánh nhỏ là bạn có thể nói “A-E-I-O-U” hoặc đếm “1-2-3-4” liên tục trong lúc đọc để tránh việc bạn sẽ đọc từng từ một.

  1. Sử dụng một thanh chỉ.

Khi bạn đọc mà không xác định được điểm đang đọc, mắt bạn sẽ đảo liên tục. Có lẽ bạn không nhận ra điều đó bởi đôi mắt chỉ cần vài miligiây để dịch chuyển vài micromet. Dùng một thanh chỉ giúp đôi mắt bạn tập trung tốt hơn vào nội dung đang đọc và từ đó bạn có thể đọc nhanh hơn.

Để tập luyện kĩ thuật này, hãy sử dụng thanh chỉ để hướng dẫn bản thân đọc từng dòng mỗi giây ( đếm "1-2-3-4" trong đầu mỗi khi bạn lướt thanh chỉ qua mỗi hàng- để  loại bỏ việc xuất hiện “giọng nói phụ”). Làm như vậy trong vòng 2 phút. Đọc từng từ trong khi đầu bút (hoặc đầu ngón tay) lướt qua từng trang sách.  Đừng lo về việc bạn không hiểu những gì mình vừa đọc. Mục đích của bài tập này là luyện cho mắt bạn có  thể di chuyển theo tốc độ của thanh chỉ. Việc lĩnh hội nội dung sẽ được bàn đến sau.

Lặp lại bài tập trên nhưng với tốc độ 1 dòng mỗi 0,5 giây ( 2 dòng mỗi lần đếm "1-2-3-4"). Làm như thế trong vòng 3 phút. Bạn thấy băn khoăn vì không hiểu được nội dung, nhưng không sao cả, lúc này chúng ta chỉ cần tập trung vào việc duy trì tốc độ đọc. Cố hết sức để đọc từng từ và đừng di chuyển mắt bạn qua từng trang một cách vô định. Hãy tập trung cho đến khi đồng hồ điểm đến giây cuối cùng.

  1. Sử dụng tầm nhìn ngoại biên.

Hầu hết mọi người không chỉ đọc từng từ một mà còn đọc từ đầu đến cuối từng dòng một. Nhưng nếu có thể luyện tập cho mắt việc quét qua tất cả các từ và hiểu nghĩa của chúng mà không cần đọc chúng trong đầu, thì bạn cũng có thể giúp mắt tập trung vào vùng trung tâm của dòng và để cho khu vực ngoại biên làm những việc còn lại. Làm như vậy sẽ cho phép bạn đọc ít từ hơn mỗi dòng và chắc chắn sẽ làm tăng tốc độ đọc của bạn.

Để luyện tập, hãy sử dụng một thanh chỉ để chỉ dẫn cho bạn tại mỗi dòng mỗi giây, nhưng hãy bỏ qua từ đầu và cuối của mỗi dòng. Làm như vậy trong vòng 1 phút và đừng lo về việc hiểu rõ nội dung mà hãy tập trung việc thực hành bài tập này. Lặp lại một lần nữa, lần này hãy bỏ qua 2 từ đầu và 2 từ cuối ở mỗi dòng, làm như vậy trong 2 phút.

Tiếp tục lặp lại nhưng lần này hãy bỏ qua 3 từ đầu và 3 từ cuối của mỗi dòng với tốc độ đọc là 1 dòng/giây. Tôi chỉ muốn nhắc lại là đừng lo nếu bạn không hiểu gì cả, hãy chỉ tập trung vào tốc độ và kĩ thuật này thôi. Vì đây đã là bài tập cuối cùng rồi, vậy nên hãy làm thật tốt nào.

  1. Tính tốc độ đọc mới.

 

Và sau khi dành thời gian để cải thiện một số kĩ năng đọc của bản thân, bây giờ chính là lúc đọc hiểu. Hãy chọn một điểm để bắt đầu và đọc trong vòng đúng 1 phút với tốc độ hiểu nhanh nhất đồng thời áp dụng các kĩ năng vừa luyện tập ở trên. Bạn sẽ nhận ra rằng mình đã đọc nhanh hơn trước mà vẫn nhớ được nội dung mình vừa đọc. Khi hết thời gian, đếm số dòng và nhân nó với số từ trung bình mỗi dòng để xác định tốc độ mới của bạn.

Sau lần luyện tập đầu tiên, tốc độ đọc của tôi đã tăng lên 200 từ/phút. Tôi không thể nào tin được!  Những kĩ thuật này thực sự có hiệu quả.

Nếu bạn có thể dành 10 phút mỗi ngày để luyện tập những kĩ thuật này đến mức tốt nhất có thể trong vòng một tuần, tôi cam đoan rằng ít nhất tốc độ đọc của bạn sẽ tăng gấp đôi. Đương nhiên là bạn luyện tập càng nhiều, kết quả bạn thu được sẽ càng tốt.

 

Dưới đây là một vài tip mà bạn nên ghi nhớ khi học cách đọc nhanh:

  • Không có một tốc độ ấn định nào cho việc đọc. Đọc 600 từ/phút không có nghĩa rằng tôi sẽ luôn đọc với một tốc độ ổn định 600 từ/phút, nhưng tôi đọc với tốc độ trung bình ổn định là 600 từ/phút. Khi đến đoạn gay cấn tôi sẽ đọc chậm lại và đọc lướt qua khi đến những đoạn mùi mẫn. Càng tập luyện, bạn sẽ càng dễ dàng nhận ra đâu là đoạn quan trọng và đâu là đoạn không, và nó sẽ cho phép bạn điều chỉnh tốc độ đọc của mình một cách bản năng phụ thuộc vào đoạn mà bạn đang đọc.
  • Nếu muốn đọc nhanh hơn, bạn cần loại bỏ tất cả những nhân tố gây xao nhãng, tập trung vào việc bạn đang làm.  Đây là một vấn đề vô cùng nan giải  vì đọc nhanh yêu cầu bạn phải hoàn toàn tập trung. Nếu bạn là một người cần có “giọng nói phụ” bật TV là một giải pháp, bởi vì nếu không có giọng nói khác thì sẽ rất khó để bạn tập trung vào việc đọc.
  • Tôi không thường xuyên đọc nhanh. Điều đó phụ thuộc vào thể loại sách tôi đang đọc là gì. Đối với thể loại không dễ đọc lướt qua được (sách vật lý chẳng hạn), đọc nhanh là việc bất khả thi. Hoặc nếu như đọc một tiểu thuyết viễn tưởng, tôi sẽ không bỏ lỡ từng từ, từng câu nào vì tôi muốn hoàn toàn tận hưởng cách hành văn của tác giả. Nhưng nếu như mục đích đọc chỉ là hiểu ý chính, đọc nhanh sẽ là một quyết định chính xác hơn cả.
  • Hơn tất cả, việc hoàn toàn thích thú với bất kì điều gì bạn đọc là cách tốt nhất để bạn có thể tập trung tốt hơn và đọc nhanh hơn. Luôn luôn xác định rõ mục tiêu khi đọc một thứ gì và ghi nhớ mục đích đó.

 

Source: http://collegetopia.co/5-steps-to-learning-how-to-speed-read-in-20-minutes/

Tác giả: Stefano Ganddini

Dịch giả: Hoàng Ngân - Bookademy

----------------------------------

Bài viết cộng tác cùng Bookademy xin gửi về: [email protected]

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị tại: https://www.facebook.com/bookademy.vn/

Xem thêm

Người “giàu kiến thức” là người có khả năng đọc hàng ngàn cuốn sách mà vẫn giữ “nguyên vẹn” nhưng tri thức đó trong đầu. Và ĐạoHiếu.com sẽ chia sẻ cho bạn 5 phương pháp, vấn đề cơ bản giúp mình cải thiện được tốc độ đọc nhanh và khả năng hiểu sâu nhớ lâu của mình. Bạn thử dành ít phút rà soát lại xem phương pháp đọc của mình đã chính xác và hiệu quả chưa nhé!. Từ đó phát triển thêm trí não của mình qua các phương pháp cao cấp khác như sơ đồ tư duy nhé. 1. Phương pháp đọc dò Đọc dò là khi mắt bạn lướt qua nội dung để bắt một thông tin đặc biệt mà não đang tìm kiếm. Quy trình này đơn giản hơn việc đọc lướt, và thường được áp dụng khi bạn tra tử trong từ điển, tên/số điện thoại trong danh bạ, hoặc các thông tin đặc biệt. Trong sách giáo khoa/báo cáo thì việc áp dụng kỹ thuật đọc dò rất đơn giản vì bạn chỉ cần biết bố cục cơ bản của tài liệu mình đang đọc. Điều này giúp bạn tiết kiệm được lượng thời gian mà nhiều người phải mất khi đọc lòng vòng quanh những phần không thích hợp để tìm thông tin cần thiết. Thăm dò là kỹ năng tự nhiên. Bạn luôn lầm việc này trong cuộc sống thường ngày khi du lịch từ “a” đến “b”. Ví dụ như thăm dò môi trường để biết phương hướng, thức ăn. Trong việc đọc dò cũng vậy, chỉ nên đọc dò lướt những điểm trọng tâm. 2.Phương pháp Đọc lướt Đọc lướt phức tạp hơn đọc dò. Đọc lướt như là quy trình mà mắt bao quát những phần được chọn trước của tài liệu để có một cái nhìn tổng quan về tài liệu đó. Mục đích chủ yếu của việc đọc lướt này là ta cố tạo nên một kết cấu thông tin cơ bản giống như nguyễn lý “ gạch và vữa “. Có thể tham khảo ví dụ sau của tiến sĩ Nila Banton Smith "Chim én lướt nhanh trên không trung, bắt và ăn côn trùng trong khi vỗ cánh đẩy cơ thể đi. Thậm chí nó còn uống nước khi lướt qua các con suối, sông hồ, hớp lấy những giọt nước vào mỏ mà không ngừng bay. Sinh vật đa năng này không cần ngừng lại mà cũng chẳng phải gắng sức khi bắt một con côn trùng nào đó hay bay qua ao hồ." Có thể so sánh cách chim én lướt đi để ăn và uống với phương pháp mà người đọc nhanh sử dụng để lướt qua các trang sách, tiếp thu thông tin cân thiết khi “bay”. Với sự khổ luyện, người đọc có thể trở nên thông thạo trong việc “bắt” những thông tin mình cần khi “đang bay”. Hình thức đọc nhanhnày đã giúp cho một số người đạt mức 1.000 từ mỗi phút và có khả năng nói lại đại ý nội dung đã đọc. 3.Về vấn đề đọc thầm có tốt không ? Một vấn đề thường gặp là đọc thầm, khuynh hướng môi “mấp máy” những từ khi đang đọc. Nguyên nhân nằm ở phương pháp dạy đọc cho trẻ từ nhỏ: thường là đọc thầm hoặc nhìn-nói. Vừa đọc nhanh vừa nói để giúp trẻ nhỏ dễ tập trung hơn. Đa số các ý kiến đều cho rằng thói quen nêu trên là một trong những trở ngại lớn nhất đối việc trau dồi kỹ năng đọc nhanh và cẩn phải khắc phục. Tuy nhiên, sự thật thì đọc thầm có thể mang lại lợi ích chúng ta. Hiển nhiên, trong một số tình huống nào đó, thói quen này có làm giảm tốc độ độc, đặc biệt là khi người đọc phải lệ thuộc vào đó mới hiểu được, nhưng không nhất thiết phải như thế. Bởi khi đọc thầm và hiểu được nội dung, bạn có thể tiếp cận “vấn để” trong ngữ cảnh thích hợp với nó, từ đó dẫn đến thói quen đọc tốt hơn. Những người được hướng dẫn “bỏ đọc thầm” thường trở nên nản chí mất hẳn hứng thú sau vài tuần cố gắng làm một việc không thể làm được. Cách giải quyết vấn đề đọc thầm thích hợp Ta phải ghi nhận một điều: dù đọc thầm iuôn luôn còn đó nhưng ta đẩy nó vào sâu hơn và sâu hơn nữa trong “bán ý thức” của chúng ta. Nói cách khác, tuy không bao giờ loại bỏ được hoàn toàn thói quen đó nhưng bạn vẫn có thể ít bị lệ thuộc vào nó. Nghĩa là, bạn không cần phải bận tâm mình đang đọc thầm, vì đây là thói quem chung của tất cả mọi người. Cần cố gắng để không bị lệ thuộc quá nhiều vào nó thì mới có thể hiểu được trọn vẹn. Mặt tích cực của vấn để là bạn thật sự có thể dùng đọc thầm để nhớ những nội dung đã đọc. Cứ cho là tập luyện giúp bạn giảm bớt sự lệ thuộc vào đọc thầm thì bạn cũng có thể chủ động tăng “âm lượng” khi đọc thầm các từ hoặc khái niệm quan trọng (“hét lớn” chúng trong đầu), nhờ đó, những thông tin này sẽ nổi bật lên và nhớ sâu hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên biết, theo định nghĩa, đọc thầm không phải là quy trình chậm chạp và khó khăn. Não của bạn hoàn toàn có khả năng đọc thầm nhanh đến 2.000 từ mỗi phút. Thật vậy, hiện nay có một số người có thể mới với tốc độ trên 1.000 từ mỗi phút. Vì thế, nếu muốn, bạn chỉ cần quan tâm đến việc khi nào bạn đạt được các tốc độ ấy. 4. Vừa chỉ tay vừa đọc có tốt không ? Trước đây, người ta cho chỉ tay là một vấn để do quan niệm sai lâm rằng thói quen này khiến tốc độ đọc bị chậm lại. Tuy nhiên chỉ tay là phương pháp tuyệt vời để duy trì sự tập trung và chú ý. Nhược điểm duy nhất là kích thước của ngón tay và bàn tay che khuất tâm nhìn. Như vậy, “vấn để” đã làm nảy sinh giải pháp: chỉ cần dùng vật hướng dẫn thật gọn là bạn đã tạo ra một thói quen tuyệt vời để tăng tốc độ đọc. 5. Đọc ngược lại và đọc lại các từ Đọc ngược lại và đọc lại các từ tuy có điểm tương đồng nhưng lại khác nhau. Đọc ngược lại là chủ động trở lại những từ, cụm từ, đoạn mà bạn cảm thấy mình đã bỏ sót hoặc hiểu sai. Nhiều người thấy họ cần phải đọc ngược lại mới hiểu được nội dung. Trong khi đó, đọc lại các từ là một tật của mắt — thói quen trở lại những từ/cụm từ vừa mới đọc một cách vô thức. Vì thế, bạn gần như không bao giờ ý thức được rằng mình đang đọc lại các từ. Đọc ngược lại và đọc lại các từ làm tăng thêm số quãng ngừng trên mỗi dòng khiến quy trình đọc bị chậm lại. Vì thế, cả hai thói quen này thường không cần thiết. Những nghiên cứu về việc chủ động đọc lại nội dung cho thấy người đọc nào quả quyết rằng họ cân đọc lại các từ/phân mục mới hiểu được thì điểm về mức độ tiếp thu của họ vẫn gần như không đổi so với khi không được phép đọc lại. Đây không phải là vấn đề về mức độ tiếp thu mà là sự tin tưởng vào khả năng của não. Phương pháp để loại bỏ hoặc hạn chế hai thói quen này bao gồm hai khía cạnh. Thứ nhất, bạn phải tự ép mình không được đọc lại các phân mục mà bạn cho là đã lỡ bỏ sót. Thứ hai, bạn phải dân đẩy nhanh tốc độ đọc của mình, cố gắng duy trì một nhịp điệu chuyển động mắt đều đặn. Cả tốc độ lẫn nhịp điệu sẽ hạn chế thói quen đọc ngược lại và đọc lại các từ, đồng thời nâng cao mức độ tiếp thu của bạn. Hiện nay, những vấn để nêu trên — đọc thẩm, chỉ tay, đọc lại các từ và đọc ngược lại — có lẽ không còn được xem là những trở ngại chính như nhiều người đã nghĩ. Thật sự, chúng chỉ là các thói quen có thể điều chỉnh; và, trong nhiều trường hợp, có thể được sử dụng theo hướng có lợi nhất.

Thế là đã 2 tháng kể từ cái ngày đầu tiên đặt mục tiêu 1200 chữ/1phút. 2 tháng đọc tích lũy được một ít kinh nghiệm thực tế. Chúng ta luôn có thói quen là khi cần nhìn rõ vật gì thì điều chỉnh tiêu cự của mắt để đặt vật đó vào vùng nhìn rõ. Tương tự khi đọc sách cũng vậy, ta phải điều chỉnh để nhìn rõ từng chữ một sau đó mới đọc thầm. Chúng ta gặp 2 vấn đề ở đây. Thứ nhất là việc điều chỉnh tiêu cự của mắt mất thời gian và làm mỏi mắt. Đôi khi những lúc trong trạng thái mơ màng ta còn mất nhiều thời gian hơn để làm việc này. Mà để đọc được ta không cần phải nhìn rõ 100% chữ đó, có khi chỉ 50% ta đã có thể đọc được. Để biết khả năng mở rộng của mắt bạn đến đâu thì bạn nhìn rõ một chữ và trong khi vẫn nhìn rõ chữ đó bạn cố gắng đọc chữ bên cạnh, càng đọc được chữ ở xa thì vùng nhìn của bạn càng rộng. Vì vậy ta phải để cuốn sách xa ra, càng xa thì vùng nhìn càng rộng nhưng cũng phải đủ gần để ta có thể nhìn được. Trong sách dạy đọc nhanh đó chính là ý này, ta không nên nhìn rõ thì mới đọc mà chỉ nhìn đủ để đọc thì đọc ngay và chuyển ngay sang chữ khác. Ngoài cách để xa cuốn sách ra ta cũng có thể mở rộng tầm nhìn của mắt bằng cách đặt tiêu cự ở phía sau trang giấy thay vì đặt tiêu cự ở ngay chữ trên trang giấy. Luyện tập cái này khá là khó nhưng có thể làm được, cố gắng để càng ngày càng xa, nếu như tiêu cự của ta để đủ xa thì ta có thể đọc cả sách mà không di chuyển mắt. Nếu ta để ý chương trình thời sự chẳng hạn thì thấy phát thanh viên nhìn thằng vào camera nhưng thực ra là họ đang đọc hàng chữ chạy ở phía trên camera. Để khán giả cảm thấy là phát thanh viên đang nhìn thằng vào mình thì phát thanh viên phải đặt điểm nhìn rõ của mình vào camera. Sau đó cô ta cố gắng đọc hàng chữ chạy phía trên, rõ ràng cô ta chỉ nhìn rõ vừa đủ để đọc chứ không phải rõ 100%. Ta có thể so sánh năng lực đọc của các phát thanh viên. Có người nhìn thằng vào ống kính, mắt mở to không cử động; có người vẫn nhìn thấy sự cử động của con ngươi, có người tệ hơn là nhìn rõ họ đang nhìn lên phía trên ống kính. Nếu để ống kính càng xa thì điểm chữ chạy và điểm camera sẽ càng sát nhau, người xem khó mà phát hiện ra nhưng xa thì cũng phải đủ cho phát thanh viên đọc được giống như ta đọc sách vậy. Điểm thứ hai khiến ta đọc chậm chính là đọc chữ. Nếu như ta đọc to lên hay đọc nhẩm thi đương nhiên là rất chậm rồi vì còn phải xử lý việc phát âm. Nhưng thói quen đọc thầm cũng mất thời gian không kém. Kết quả cuối cùng của việc đọc là xem cái đoạn văn đó nó nói tới ý gì. Vì vậy phải hướng tới đọc ý thay vì đọc chữ. Cũng giống như người học tiếng anh, nếu như khi ta giao tiếp bằng tiếng anh mà ta lại suy nghĩ bằng tiếng việt thì sẽ mất thời gian chuyển đổi từ việt sang anh. Nếu ta suy nghĩ bằng tiếng anh thì phản xạ của ta sẽ nhanh hơn. Tương tự ở đây, nếu ta hướng tới việc đọc ý thì ta sẽ bỏ qua được giai đoạn đọc chữ. Tôi đã thử áp dụng việc để tiêu cự sau cuốn sách cho việc đọc trên ô tô và thấy không bị say xe. Chúng ta đều biết nếu đi ô tô mà đọc sách báo thì thường rất dễ say xe. Nguyên nhân là do cuốn sách bị rung do xe rung. Mắt của ta khi đọc thì cố gắng nhìn rõ chữ, mà chữ đó lại đang rung nên khiến ta chóng mặt. Nếu ta không đặt tiêu cự mắt ở chữ mà đặt ở một điểm tưởng tượng ở sau cuốn sách, điểm đó lại cố định vì vậy mà ta đọc bình thường. Tôi nhớ là trong 2h đi từ Hà nội lên phú thọ tôi đã đọc gần 1/4 cuốn Đàm phán dành lợi thế. Đúng là tiết kiệm thời gian rất nhiều thay vì ngủ mơ màng. Việc áp dụng đọc ý thì khá là khó khăn. Có những lúc đầu óc rất sáng suốt có thể đọc được nhưng có những lúc thì có cố cũng không được. Có lẽ việc đọc ý khiến cho ta quá tập trung, dẫn tới nhanh mệt. Phim “không giới hạn” kể về một nhân vật bình thường, anh ta có cuộc sống rất bình thường nếu không muốn nói là thất bại. Anh ta là nhà văn và anh ngồi cả tháng không lặn được một trang giấy. Rồi anh ta gặp một người bạn cũ. Anh ta cho anh ta một viên thuốc khiến cho sau khi uống não có thể hoạt động 100% công suất (các nhà khoa học nói rằng chúng ta chỉ sử dụng hết 20% khả năng của não bộ). Với 100% công suất của não anh ta viết cả câu truyện trong 2 ngày, rồi hoạt động sang lĩnh vực tài chính, thậm chí còn giỏi võ. Ý quan trọng ở đây là khi anh ta uống thuốc, anh ta có thể nhớ lại những sự kiện, những câu truyện, những cuốn phím anh ta đã từng đọc từng xem để áp dụng cho xử lý vấn đề trước mắt. Có nghĩa là những thứ ta đọc ta có thể tạm thời quên nhưng nó vẫn tồn tại ở đâu đó trong não ta, khi ta gặp một vấn đề cần thì ta sẽ nhớ tới nó. Vì vậy đọc càng nhiều bạn càng tích thêm cho não dữ liệu để xử lý các vấn đề trong tương lai. Bộ nhớ của não là không giới hạn, chỉ có là đôi khi ta không tìm kiếm được dữ liệu khi cần. Kết luận là đọc càng nhiều càng tốt. Nhân nói về não. Não của chúng ta cũng giống như cơ bắp, có luyện tập thì mới khỏe. Nếu ta để não luôn ở trạng thái không cố gắng, hoặc mơ màng thì đương nhiên lúc cần dùng đến nó thì nó cũng vẫn mơ màng. Đọc sách là một hoạt động luyện tập của não, có thể lý thuyết nhớ tới dữ liệu khi cần ở trên là sai thì ít ra ta cũng có được bộ não khỏe.

Đọc sách nhanh là một trong những phương pháp đọc sách hiệu quả được các tín đồ ham mê đọc sách rất chú trọng. Phương pháp này giúp người đọc thu thập được kiến thức một cách nhanh chóng, hữu ích. Vậy làm sao để đọc sách nhanh, hiểu sâu và nhớ lâu, mời các bạn theo dõi bài viết ngay dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé! 1. Tại sao chúng ta cần đọc sách nhanh Hầu hết mọi người đều cho rằng, đọc sách là phải đọc chậm để suy ngẫm những điều cốt lõi có trong nội dung cuốn sách. Điều này hoàn toàn không sai, tuy nhiên với mục đích đọc để thu thập thông tin và xử lý một lượng thông tin lớn hay bạn là người không có nhiều thời gian thì đọc sách nhanh là kỹ năng rất cần thiết. Ngoài ra, chúng ta cần đọc sách nhanh vì những lý do sau: Đọc sách nhanh giúp chúng ta học được nhiều hơn Đúng vậy, nếu chúng ta biết cách đọc sách nhanh và xử lý thông tin một cách nhạy bén thì thay vì một cuốn sách bạn đọc trong vòng 2 tuần bạn sẽ rút ngắn thời gian lại còn 1 tuần và 1 tuần còn lại kia bạn sẽ hoàn thành một cuốn sách khác với những kiến thức mới, thông tin mới đầy thú vị. Nếu bạn có thói quen đọc sách hằng ngày thì đọc sách nhanh còn mang lại cho bạn nhiều điề tuyệt vời hơn nữa, chẳng mấy chốc mà bạn trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Ngoài ra, nếu bạn đang đi học hoặc đang đi làm và cần phải hoàn thành những cuốn đề cương dày cộp hay những những tài liệu chuyên môn nặng trịch thì đọc sách nhanh không những giúp bạn hoàn thành học tập cũng như công việc một cách nhanh chóng hơn mà còn tiết kiệm thời gian giúp bạn để bạn có làm những việc quan trong khác hoặc đọc những cuốn sách mình thích. Đọc sách nhanh giúp chúng ta tập trung hơn Bạn có biết rằng, một trong những nguyên nhân khiến bạn cảm thấy buồn ngủ và nhám chán khi đọc sách là do bạn đọc quá chậm không? Việc đọc sách nhanh giúp bạn tập trung hơn, lúc này bạn sẽ bị cuốn theo nội dung của cuốn sách và nhận ra được nhiều điều bất ngờ và thú vị trong cuốn sách. Như Tony Buzan – một diễn giả hàng đầu thế giới về não bộ đã khẳng định: “bộ não của bạn có thể tiếp thu một lượng thông tin khổng lồ tương đương 20000 chữ/phút, song điều đáng buồn là đa số mọi người thường đọc với tốc độ 200 chữ/phút”. 2. Những cách đọc sách nhanh, hiểu sâu, nhớ lâu Dưới đây là những cách đọc nhanh, hiểu sâu, nhớ lâu giúp bạn có thể tự rèn luyện cách đọc nhanh tại nhà một cách hiệu quả nhất có thể, mời bạn cùng tham khảo. Bạn cần chọn từ khóa Từ khóa có nghĩa là những từ quan trọng mà từ nó chúng ta có thể hiểu được ý của cả một câu dài. Vì vậy, nếu bạn biết cách chọn từ khóa bạn sẽ hiểu sâu và nhớ lâu được ý chính của câu, điều này không những giúp bạn tiết kiệm được thời gian đọc sách mà còn giúp bạn đọc sách hiệu quả hơn. Vậy nên trước khi đọc sách bạn cần chuẩn bị một cây bút màu và gặp từ khóa thì đừng quên bôi màu cho nó nhé! Theo các nhà nghiên cứu thì não bộ sẽ bị ấn tưởng bởi màu sắc vì vậy khi bôi màu não bộ sẽ tập trung kết nối các từ khóa, giúp bạn nhớ lại toàn bộ nội dung trang sách. Tập trung cao độ khi đọc sách Việc tập trung khi đọc sách là đều rất quan trọng, khi bạn tập trung cao độ, trí não của bạn sẽ hoạt động một cách mạnh mẽ và tiếp thu lượng thông tin hiệu quả. Vì vậy, trước khi đọc sách hãy chọn một không gian lý tưởng, yên tĩnh, đầy đủ ánh sáng và bắt đầu “chiến” những cuốn sách mà mình muốn đọc thôi. Tăng khẩu độ mắt để đọc sách nhanh hơn Có thể chúng ta không biết một điều đó là tốc độ xử lý của mắt rất nhanh, theo như nghiên cứu thì trung bình trong một tích tắc mắt chúng ta có thể đọc được từ 3 đến 5 chữ. Việcđọc chậm từng chữ là điều vô cùng lãng phí, vậy nên chúng ta hãy tăng khẩu độ mắt để tăng tốc độ đọc được nhiều chữ trong cùng một lúc nhé. Hình dung lại sau mỗi đoạn đọc Một trong những cách đọc sách nhanh và hiệu quả nhất đó là hình dung lại những gì bạn vừa đọc thành hình ảnh rõ ràng trong đầu. Cách này không những giúp bạn hiểu sâu hơn và ghi nhớ lâu hơn những nội dung vừa đọc mà còn giúp cho mắt bạn được nghỉ ngơi trong một thời gian dài làm việc. Ngoài hình dung sau mỗi đoạn bạn cũng nên hình dung lại sau khi đọc từng phần, từng trang hay từng chương đều rất hữu ích. Hạn chế đọc lại trong lúc đọc Để hạn chế việc đọc lại những câu đã đọc qua trong lúc đọc, khi đọc sách bạn cần dùng ngón tay để chỉ theo những dòng đã đọc. Việc làm này giúp bạn không chạy ngược lên đọc lại những nội dung ở phía trên dẫn đễn đọc sách nhanh hơn, hiệu quả hơn. Nên đọc phần tóm tắt và mục lục trước Thường thì những người đọc sách sẽ tập trung đọc những nội dung cuốn sách trước mà không biết rằng một trong những phương pháp đọc sách nhanh, hiểu sâu, nhớ lâu hiệu quả đó chính là đọc lướt qua phần mục lục hay phần tóm tắt thường nằm ở cuối sách. Với cách này nó sẽ giúp não bộ của bạn hình dung được nội dung của cuốn sách bao gốm nhưng phần nào về nội dung gì, từ đó biết được phần nào thực sự quan trọng để tập trung đọc phần đó kỹ hơn. Không nên đọc thầm khi đọc sách Đọc thầm từng chữ là thói quen của rất nhiều người khi đọc sách. Khi đọc thầm bạn nghe thấy các từ được phát âm lên trong trí óc mình, điều này sẽ làm giảm tốc độ đọc sách rất nhiều. Vì vậy, để đọc sách nhanh và tiếp thu thông tin một cách hiệu quả hơn thì bạn hãy luyện đọc bằng mắt thay vì đọc thầm bằng miệng. Viêc loại bỏ thói quen đọc thầm sẽ giúp bạn tăng tốc độ đọc một cách đáng ngạc nhiên đấy. Lựa chọn không gian phù hợp Dành thời gian thư giãn Không phải muốn thu thấp được một lượng kiến thức lớn trong một thời gian hạn hẹp là bạn cứ đọc sách liên tục, không ngừng nghỉ. Điều này hoàn toàn sai lầm, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc đọc sách chỉ hiệu quả nhất trong vòng 45-60 phút. Nếu bạn đọc liên tục trong thời gian quá lâu, việc tập trung đọc sách của não bộ sẽ giảm đi, đầu óc có thể sẽ mệt mỏi dẫn đến khó khăn hơn trong việc tiếp thu nội dung của cuốn sách. Vì vậy, bạn hãy dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn cho mắt và não sau khoảng 1 tiếng đọc sách liên tục nhé. Tóm lại, việc đọc sách nhanh và thực hiện cách đọc sách đúng sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn và tiếp thu được lượng kiến thức chất lượng hơn rất nhiều. Vì vậy các bạn hãy áp dụng những cách đọc sách nhanh, hiểu sâu, nhớ lâu trên đây vào quá trình đọc sách của mình nhé! Chúc bạn đọc sách vui vẻ, hiệu quả!

Mỗi chúng ta đều phải đọc rất nhiều sách, tạp chí, báo cáo, cập nhật Facebook… Đọc trở thành một công việc toàn thời gian. Nếu bạn học những chương trình giáo dục quốc tế, chương trình sẽ yêu cầu bạn đọc rất nhiều bài báo, sách vở để làm tư liệu tham khảo. Lên bậc thạc sĩ-tiến sĩ thì việc phải đọc hàng trăm cuốn sách trở thành một cơn ác mộng ngọt ngào. Khi thấy 80% người tôi gặp gỡ không biết cách đọc hiệu quả và ngay cả những bạn đã học về cách đọc nhanh cũng không ứng dụng được thường xuyên, tôi biết bài viết này phải ra đời. Bài viết này sẽ giúp bạn có được một kỹ năng hiệu suất nhất quãng đời còn lại: ĐỌC NHANH! 1. Đọc tuyến tính không hiệu quả – Bạn không phải đọc từng từ một để trích xuất giá trị từ tài liệu phi tiểu thuyết Mục đích của đọc sách phi-tiểu-thuyết không phải là đọc hết 100% chữ có trên trang giấy, mà để trích xuất những thông tin hữu ích ra. Từ nhỏ đến lớn, đa số chúng ta học đọc bằng cách đọc từ chữ đầu tiên đến chữ cuối cùng. Nếu bạn đang đọc Harry Potter hay Số Đỏ thì không sao, tiểu thuyết được viết để đọc như vậy, chậm rãi nhấm nháp thưởng thức nghệ thuật sắp đặt câu chữ tuyệt vời của tác giả. Nhưng nếu bạn đọc sách phi-tiểu-thuyết (sách làm giàu, kỹ năng, thành công) thì đó là một sự lãng phí thời gian và sự tập trung khủng khiếp. Cách đọc hiệu quả là đọc phi-tuyến-tính – một tập hợp kỹ thuật bao gồm lướt nhanh, bỏ qua, tham khảo và ghi chú. Mục đích của cách đọc phi-tuyến-tính là trích xuất thông tin bổ ích liên quan đến những gì bạn muốn đạt được. Đây sẽ là cuộc cách mạng bộ óc của bạn. Trừ phi bạn học được kỹ thuật đọc sách phi-tuyến-tính, bạn vẫn đang lãng phí tiềm năng bộ óc của mình theo cách đọc truyền thống và đầy tính bản năng như vậy. Cho đến nay bạn đã bị lừa bởi hiểu rằng “đọc sách” là lật từng trang cho đến khi không còn trang nào nữa để lật. Đó là định nghĩa dễ dàng của người kém động não, nhưng không phải định nghĩa đúng. Một khi bạn thoải mái với quan điểm mình không phải đọc sách từ đầu đến cuối mới hưởng lợi được từ quyển sách, bạn có thể đọc nhanh hơn rất nhiều, và thanh thản bỏ quyển sách xuống mà không cảm thấy “có tội” một khi bạn đã học được những gì cần thiết. 2. Chọn tài liệu đọc: Nhẫn tâm biên soạn tài liệu đọc của bạn Hầu hết chúng ta có quá nhiều thứ phải đọc. Sách, báo, tạp chí, e-mail, blog, facebook làm bạn bị bội thực thông tin. Trừ phi bạn là một người ăn kiêng thông tin sành sỏi, ngoài ra bạn phải học cách lựa chọn. Phân loại ưu tiên sẽ giúp bạn đọc những tài liệu quan trọng nhất trước. Nguyên lý 80/20 khẳng định 80% kiến thức và kỹ năng quan trọng đến từ 20% tài liệu bạn đọc được. 20% này là liều lượng hiệu quả tối thiểu (MED) giúp bạn đạt được điều bạn muốn. Khi bạn có một chồng giấy để đọc, chắc chắn một vài tài liệu sẽ quan trọng hơn hết thảy với bạn trong hoàn cảnh hiện tại. Biết rõ bạn muốn làm gì là điều cần thiết để phân loại ưu tiên chồng tài liệu của bạn hiệu quả. Nếu bạn dành thời gian để mô tả rõ ràng mục tiêu của mình, bạn sẽ dễ dàng nhận biết tài liệu này có giúp bạn đạt được điều bạn muốn không. Đây là ví dụ thứ tự phân loại ưu tiện của tôi: Sách: những thông tin chất lượng nhất nằm ở đây giúp bạn tạo ra sự thay đổi dài lâu. 1 sách/tuần. Tạp chí học thuật: những bài báo được chứng nhận của chuyên gia Báo và tạp chí: những bài viết hữu ích nhưng không và mang tính giải trí cho sở thích cá nhân. 1-3 báo/tuần Email: công việc và giao tiếp quan trọng, kiểm tra email 2 lần/ngày Facebook, Twitter, Google+: cập nhật tin tức từ những người thân, 1 lần/ngày Blog: cái nhìn sâu và đáng tin cậy của một số blogger uy tín. 3. Hỏi trước khi đọc: Sức mạnh của Đặt-mục-tiêu Đọc phi-tuyến-tính hiệu quả KHÔNG bắt đầu bằng việc lượm sách lên rồi đọc. Bạn có thể nhân hiệu quả đọc của mình lên với vài phút suy ngẫm tại sao mình lại mất công đọc thứ này làm gì? Đây là kỹ thuật “Đặt-mục-tiêu”. Đặt-mục-tiêu là nghệ thuật quyết định bạn muốn học gì bằng cách đọc tài liệu này. Biết loại thông tin gì sẽ giúp bạn, câu hỏi nào bạn muốn được trả lời, và bạn sẽ áp dụng tài liệu ra sao, bạn sẽ dễ dàng nhận ra những thông tin hữu ích khi gặp phải. Các hội thảo và quyển sách hiệu quả luôn có một chương để giới thiệu bạn sẽ học được gì từ cuộc mua sắm này. Hãy viết 8-10 câu hỏi trên một trang giấy hoặc sổ tay trước khi bạn mở quyển sách ra. Bằng cách đó, bạn đã ra lệnh cho bộ não tìm kiếm những thông tin bạn muốn tìm – đây là khái niệm quan trọng tôi gọi là “dự đoán”. 4. Dự đoán: Lợi ích của xem lướt Dự đoán là phương thức “lập trình” cho bộ não bạn chủ động để ý những điểm cụ thể trong môi trường. “Người này có những điểm tích cực gì? Tiêu cực gì?” Nếu bạn chăm chú tìm mặt tốt ở con người, bạn sẽ tìm ra. Nếu bạn chăm chú tìm mặt xấu ở con người, bạn sẽ tìm ra. Thế giới không tự nhiên xuất hiện thêm nhiều người tốt/xấu, họ luôn ở đó, nhưng trước đây tâm trí bạn không để ý. Sở thích của bạn đã thay đổi lăng kính lọc của bạn giúp bạn nhìn cuộc đời đẹp đẽ/xấu xí hơn. Dự đoán xảy ra vô thức, nhưng bạn có thể tỉnh táo kiểm soát nó. Đặt-mục-tiêu cho bạn cơ hội kiểm soát lăng kính lọc để tập trung vào những thông tin liên quan đến sở thích của bạn. Điều này cho phép bạn đọc siêu nhanh – khi bạn chủ động dự đoán, bạn có thể đọc lướt quyển sách nhanh chóng cho đến khi não bạn nhận ra thứ gì đó thú vị và quan trọng. Do đồng tử mắt của bạn sẽ giãn nở để nhận thêm ánh sáng khi bạn gặp những đoạn liên quan đến điều bạn đang tìm kiếm. Điều này giúp bạn tiếp nhận thêm nhiều dữ liệu mà không cần gắng sức. Nghe như ảo thuật, nhưng bộ não của bạn chỉ thực hiện chức năng thường nhật của nó mà thôi. Bình thường như một người đàn ông gặp một người phụ nữ, anh ta sẽ vô thức đặt-mục-tiêu (thưởng thức cái đẹp), nhìn-lướt (toàn phần từ trên xuống) rồi nhìn-tập-trung (xoáy sâu chuyên môn) vào “thập bát mô”. Trước khi bạn bắt đầu đọc, đừng bỏ qua hai mục thông tin giàu có nhất của quyển sách: mục lục và liệt kê. Mục lục cho bạn thông tin về cấu trúc, nội dung và trật tự của quyển sách. Liệt kê là một công cụ tham khảo hữu ích và là bản đồ thể hiện những từ khóa chính của quyển sách. Nếu có một khái niệm bạn không hiểu, hãy ghi lại từ khóa này và tra cứu. Trong 100% câu chữ trong sách, chỉ cần 20% từ khóa-ý tưởng chính sẽ giúp bạn thu nạp được kiến thức bạn muốn. Cố gắng nhớ nhiều hơn 20% này (bằng cách đọc đi đọc lại, nhớ từng câu chữ) là việc lãng phí. 20% chính là liều lượng hiệu quả tối thiểu (MED) bạn cần. 5. Suy nghĩ nhanh hơn từ ngữ Rào cản lớn nhất của đọc nhanh hơn là đọc thầm: phát âm chữ thay vì lưu suy nghĩ. Đọc thầm là công cụ hữu ích khi bạn học đọc, nhưng cũng là rào cản giới hạn tốc độ đọc của bạn. Nếu bạn đã qua giai đoạn tập tễnh đi bằng hai chân thì đừng bắt bộ não mình phải chịu đọc thầm. Tâm trí con người có khả năng tiếp nạp chữ viết thành suy nghĩ nhanh hơn khả năng đọc chữ. Bước đầu tiên để diệt trừ thói quen xấu này là nhận biết bạn đang đọc thầm. Chọn một tài liệu và chú ý điều gì diễn ra trong tâm trí bạn khi bạn đang đọc. Nếu bạn đọc từng từ với chính mình, bạn đang đọc thầm. Để dừng, bạn chỉ cần đọc nhanh hơn: tốc độ càng cao bạn càng quên đi việc phải đọc thầm, và bạn sẽ ngạc nhiên mức độ hiểu và nhớ của mình. Nhận ra mình có thể hiểu mà không cần đọc thầm là một bước ngoặt quan trọng giúp bạn tăng tốc đọc nhanh.

TẠI SAO PHẢI HỌC CÁCH ĐỌC SÁCH NHANH? Để tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi này, hãy xem một thống kê nhỏ sau đây: Trung bình một người Việt đọc 4 cuốn sách/ năm, trong đó 2,8 cuốn là ... sách giáo khoa và 1,2 cuốn là sách khác. Báo cáo Vụ Thư Viện, Bộ Văn hóa năm 2015, tỷ lệ người Việt hoàn toàn không đọc sách chiếm 26%, thỉnh thoảng mới đọc sách chiếm đến 44% dân số. Người Singapore đọc đến 14 cuốn sách một năm, người Nhật là 20 cuốn, Đức, Pháp, Isreal, một người dân đọc từ 20 cuốn sách/năm. Như vậy có thể thấy người Việt chúng ta thuộc top những quốc gia cực kỳ lười đọc sách, chúng ta không ngại chi 63 nghìn tỷ đồng uống rượu bia mỗi năm nhưng lại chỉ dám bỏ 2 nghìn tỷ đồng mua sách, không bằng số lẻ. Do đó để đọc được nhiều quyển sách hơn mà lượng kiến thức lưu giữ lại trong đầu được nguyên vẹn thì phương pháp đọc sách nhanh chính là hữu hiệu nhất. 2.HIỂU VỀ CÁCH ĐỌC SÁCH NHANH VÀ HIỆU QUẢ LÀ GÌ? Để tìm ra được cách đọc sách nhanh và nhớ lâu thì bạn đọc theo cách nào đó không cần biết, nhưng vừa phải “thần tốc” và vừa phải đạt được cấp độ “vận dụng những gì mình biết vào thực tiễn”. Tức là bạn bắt buộc phải đạt được cấp độ thứ 3 trở lên của 6 cấp độ nhận thức trong đọc sách (1. Biết 2. Hiểu 3. Vận Dụng 4. Phân Tích & Tổng Hợp 5. Đánh Giá 6. Sáng Tạo) Nếu như những gì bạn đã đọc từ cuốn sách ấy, bạn đã vận dụng nó vào cuộc sống trước đây rồi thì hãy kết hợp thêm những gì kiến thức mới trong cuốc sách ấy nữa để phân tích, đánh giá & sáng tạo ra thêm trên nền tảng của kiến thức ấy để hoàn thiện hơn những gì mà bạn đã biết và vận dụng nó vào cuộc sống! Chắc chắn rằng trình độ đọc sách tư duy nhanh và chậm của bạn sẽ tăng lên đáng kể.