Tên SS mở rộng cửa và họ bước vào căn phòng y như cái hang lớn. Xác người, hàng trăm xác người lõa đồ, chất đầy phòng. Xác chất đống lên nhau, chân tay biến dạng. Những đôi mắt chết trợn tròng. Đàn ông, trẻ có già có; con nít ở dưới cùng. Máu, bãi nôn, nước tiểu và phân. Mùi xác chết tràn ngập không gian. Lale cố nín thở. Phổi anh nóng như thiêu đốt. Hai chân anh như sắp khuỵu xuống. Đằng sau anh, Baretski chửi thề...

Ở Auschwitz có tàn bạo và đau thương, có kẻ đi và người ở, có thiên đường và địa ngục. Và với Thợ xăm ở Auschwitz của Heather Morris, người ta có khi sẽ chẳng thể khóc nổi nữa, đi đau thương đã quá đỗi tầm thường. Ở đó có đốm lửa le lói cháy rực giữa thế gian lụi tàn, có bông hoa mang màu đỏ như máu vẫn đơn độc mọc lên giữa bãi đá khô cằn…


Người ta đọc về Auschwitz nhiều hơn khi thế gian đã hòa bình, khi cái khái niệm chiến tranh đã trở thành dĩ vãng, nhưng chẳng phải ngẫu nhiên mà con người vẫn chọn khai thác về chủ đề ấy. Và như vô vàn những quyển sách khác với cùng chủ đề, Thợ xăm ở Auschwitz của Heather Morris vẫn sẽ tái hiện lại bức tranh đầy nghiệt ngã của cái nạn phân biệt chủng tộc. Nhưng, có một thứ khiến Thợ xăm ở Auschwitz trở lên khác lạ. Ấy là một đốm sáng le lói, là tình yêu giữa khắc nghiệt của địa ngục. Và nếu như không có lời mở đầu của tác giả Heather Morris cùng những minh chứng thực tế, mình sẽ cho rằng đây chỉ là một câu chuyện phi lý. Vì, trong Thợ xăm ở Auschwitz, mọi thứ quá đỗi nghịch cảnh, để khi một tình yêu chớm nở chỉ có thể là một câu chuyện cổ tích.

Đây là cuốn tiểu thuyết dựa trên lời kể trực tiếp của một người sống sót thoát khỏi Auschwitz; nó không phải là một hồ sơ có căn cứ về các sự kiện của Holocaust. Có nhiều tài liệu ghi lại sự thật về giai đoạn lịch sử khủng khiếp này, chi tiết hơn rất nhiều so với những gì được giải thích trong một cuốn tiểu thuyết; và tôi khuyến khích độc giả quan tâm tìm hiểu thêm. Trong thời gian ở Auschwitz-Birkenau, Lale gặp rất nhiều lính gác và tù nhân chứ không chỉ như được miêu tả trong những trang sách này; có trường hợp tôi sáng tại ra một số nhân vật đại diện cho không chỉ một cá nhân và đã giản lược hóa một số sự kiện nào đó. Tuy một số cuộc gặp gỡ và lời thoại trong tiểu thuyết này là do tôi tưởng tượng ra, hầu hết các sự kiện được kể lại giống như trong thực tế, và thông tin được đưa vào sách đều có nguồn và đã được nghiên cứu.

-Heather Morris-


Về tác giả

Heather Morris là nhà báo và nhà văn người New Zealand. Tác phẩm Thợ xăm ở Auschwitz của bà đã đoạt giải thưởng Audie Award năm 2019 dành cho văn hư cấu, và lọt vào danh sách bestseller của New York Times năm 2019 với lượng bán ra trên một triệu bản.


Về tác phẩm

Thợ xăm ở Auschwitz là một tài liệu khác thường, được công bố hơn bảy mươi năm sau những sự kiện nó thuật lại, và nó nhắc nhở chúng ta rằng có rất nhiều câu chuyện sẽ mãi mãi không bao giờ được kể. Nó cũng nhắc chúng ta nhớ rằng trong số nạn nhân lớn đến không tưởng tượng nổi của Holocaust, một người đều là một cá nhân với một câu chuyện độc nhất vô nhị… Và câu chuyện này là một câu chuyện khác thường, thậm chí là so với những câu chuyện về Holocaust nói chung - bởi nó cảm động, thẳng thắn và nâng cánh cho tâm hồn, và dĩ nhiên nó là một cánh cửa sổ để nhìn vào sự kiện khủng khiếp bậc nhất trong lịch sử loài người. Heather Morris kể câu chuyện của Lale bằng lòng tự trọng và sự kiềm chế, không bao giờ để ý kiến riêng của mình xâm phạm vào, hay để cho câu chuyện tình yêu lấn át cái bối cảnh lớn hơn của dịch chuyển, chấn thương tâm lý và sinh tồn. 

Những người yêu nhau và những bạn bè chí cốt gọi nhau bằng tên riêng. Đức quốc xã gọi họ bằng con số. Tên riêng gắn liền với sự sống, là cửa dẫn vào sự sống. Con số gắn liền với cái chất, cửa dẫn vào sự chết. Lale xăm mã số tù lên tay cô ấy, nhưng tên cô ấy, cái tên thân thương vô vàn của cô ấy, giống như ngôi sao soi đường và tiếp sức cho anh có thể đưa cô và bản thân vượt qua chốn địa ngục mà hướng đến tương lai. Tình yêu giữa những con người đó là tình yêu bất diệt của Romeo và Juliet thời hiện đại, giữa gọng kìm tàn bạo của cái chết.

“Thợ xăm ở Auschwitz là câu chuyện về hy vọng và sự sống còn bất chấp nghịch cảnh kinh hoàng, và về sức mạnh của tình yêu.”


Giữa mảnh đất héo tàn

Nếu bạn đã từng đọc Chú bé mang pyjama sọc hoặc chỉ đơn giản là tìm hiểu hay đã có một sự hiểu biết nhất định về Holocaust thì có lẽ bối cảnh được tác giả tái hiện lại trong Thợ xăm ở Auschwitz sẽ chẳng còn xa lạ. Tuy nhiên, nếu bạn chưa từng biết tới cái địa ngục đen tối mang tên Holocaust ấy thì hãy chuẩn bị cho mình một tinh thần thật vững chắc nhất. Bởi lẽ, Thợ xăm ở Auschwitz sẽ đưa bạn qua cái nghịch cảnh còn hơn cả đau thương.

Holocaust, ấy là cái tên người ta gọi cuộc thảm sát mà Đức Quốc xã tiến hành dẫn tới cái chết của khoảng 6 triệu người Do Thái. 

Thợ xăm ở Auschwitz có xác chết, có những chiếc lò hỏa thiêu, có trại tập trung và có sự tàn nhẫn đến tột cùng khi mạng sống của con người ta chỉ bị coi như cỏ rác. Nào ai có thể ngờ được khi một ngày đẹp trời bị đưa lên tàu chở tới một nơi xa lạ và bị đày đọa tới nỗi con người ta thà chọn cách kết liễu cuộc đời mình. 


Ở đó, những gì người ta biết về nhau chỉ là con số được xăm vào tay ngày đầu tới trại.

Cũng giống như những trại tập trung khác, Auschwitz có những người tù lao động khổ sai, những người phụ nữ chẳng còn cơ hội được nhìn ngắm mái tóc để dài. Những người phụ nữ, chẳng thể khóc, dẫu nước mắt có lăn dài trên khuôn mặt vô cảm. Những người đàn ông, phút trước còn nói cười, hôm nay còn đẩy chiếc xe cát, ngày mai đã về với chúa Trời... 

Thứ đầu tiên anh nhìn thấy khi đi vòng quanh góc tòa nhà là hàng rào dây thép vây quanh một phần sân sau. Anh dần nhận ra những chuyển động nhỏ trong khu vực được bao bọc đó. Anh loạng choạng đi về phía trước, khiếp đảm trước cảnh tượng đang diễn ra bên kia hàng rào: những cô gái, hàng chục cô, trần truồng - nhiều người nằm, vài người ngồi, vài người đứng và gần như không ai trong số đó nhúc nhích. Đờ người ra, Lale nhìn theo một lính canh tiến vào khu vực được rào và đi giữa các cô gái, cầm cánh tay trái của họ lên, tìm mã số, có lẽ là do Lale xăm. Tìm được cô gái hắn muốn, tên lính kéo cô lê qua những thân người. Lale nhìn mặt các cô gái. Trống rỗng. Câm lặng. Anh để ý thấy mấy người đang dựa vào hàng rào dây thép. Không như những hàng rào khác ở Auschwitz và Birkenau, hàng rào này không có điện. Khả năng tự tử của những cô gái này đã bị loại trừ.

Ở Auschwitz cũng có những con thú đội lốt người sẵn sàng giương nòng súng về phía khiến chúng ngứa mắt, có tên đồi bại mang danh bác sĩ làm trò trước mặt cả dàn người lõa thể, có những tên cai ngục coi đánh đập làm thú vui…

Và ở đó, thậm chí cái việc nở một nụ cười lạc quan cũng có thể khiến người ta mang nặng mặc cảm tội lỗi. Một thế giới mục nát…


… mọc lên một bông hoa đỏ rực

Tối đó, đau khổ vô cùng, Lale lê bước một mình, đầu cúi thấp, quay về Birkenau. Có gì đó hơi khác thường khiến anh chú ý, một thoáng màu sắc. Một bông hoa, chỉ một bông mà thôi, đang đung đưa trong gió. Những cánh hoa đỏ như máu bao quanh cái nhụy đen nhánh. Anh tìm xem có thêm bông nào nữa không nhưng chẳng thấy gì. Dù sao đi nữa, đó vẫn là một bông hoa và anh lại băn khoăn không biết đến bao giờ anh mới có thể lại được tặng hoa cho người anh yêu quý. Hình ảnh Gita và mẹ anh hiện lên trong tâm trí, hai người phụ nữ anh yêu nhất trần đời, đang trôi ngoài tầm với của anh. Nỗi buồn cuộn dâng trong lòng, chỉ chực nhấn chìm anh.

Cũng như biết bao nhiêu câu chuyện tình yêu trên thế gian này, nội dung chính của Thợ xăm ở Auschwitz nói về một câu chuyện tình yêu trong lòng nghịch cảnh. Giữa cái địa ngục trần gian nơi xung quanh chỉ toàn là đau khổ, có hai con người tìm đến với nhau như định mệnh vốn dĩ đã an bài. 


Anh ấy, Lale Sokolov, chàng trí thức trẻ với cái tài thông thạo nhiều ngôn ngữ, cuộc đời của anh sẽ thật tươi đẹp làm sao nếu không có cái ngày ấy, cái ngày đầu tháng Tư năm 1942. Anh bị đẩy lên chuyến tàu định mệnh nơi nhung nhúc muôn loại nhân cách và hạng người. Để rồi anh bị đẩy tới cái nơi người ta gọi là “trại tập trung”, sống một cuộc đời từ thượng lưu chìm dần xuống đáy của xã hội. 

Cô ấy, Gita, cô nàng với ánh mắt xanh mà có lẽ anh đã trúng tiếng sét ái tình ngay từ ngày đầu gặp mặt. Những gì anh biết về cô chỉ đơn giản là con số 4652 mà chính anh in dấu lên tay cô ngày đầu gặp mặt. 

Lale nhìn vào đôi mắt sợ hãi ấy. Môi cô gái mấp máy như định nói gì. Anh siết chặt cánh tay cô để ngăn cô lại. Cô nhìn anh và anh làm khẩu hình, “Suỵt.” Gã mặc áo khoác trắng buông mặt cô ra và bỏ đi.

“Giỏi lắm,” anh thì thầm trong khi chuẩn bị xăm lên ba chữ số còn lại - 5 6 2. Khi đã xong, anh giữ cánh tay cô lâu hơn cần thiết, nhìn lại vào mắt cô. Anh cố nhoẻn miệng khẽ cười. Cô đáp lại bằng một nụ cười còn khẽ khàng hơn. Tuy vậy, đôi mắt cô như đang nhảy múa trước mắt anh. Khi anh nhìn vào đôi mắt ấy, trái tim anh dường như cùng lúc ngừng đập và bắt đầu đập lần đầu tiên, thình thịch, cơ hồ sắp nổ tung khỏi lồng ngực. Anh nhìn xuống đất và mặt đất như rung chuyển dưới chân anh. Lại một tờ giấy khác được thảy về phía anh.

“Nhanh lên nào, Lale!” Pepan khẽ thúc giục.

Khi anh lại ngước mắt nhìn lên, cô gái đã đi mất.

Thế nhưng, giữa cái thế gian hỗn loạn nơi địa ngục trần gian ấy, chỉ thế là đủ. Họ vô tình va vào ánh mắt của nhau, thương nhớ nhau, hò hẹn và ân ái bên nhau. Một mối tình lén lút như đôi tình nhân vụng trộm, một thứ tình cảm âm ỉ mà mãnh liệt như ngọn lửa lặng lẽ cháy giữa thế giới lụi tàn. 

Có lẽ, cả anh và cô ấy, trước kia đã từng mong tới việc gặp được nhau theo một cách khác. Ai mà ngờ được có thể tìm được nửa kia ở cuộc đời tại cái nơi mà đau thương lấn át cả tâm trí người ta. 

Anh cúi xuống nhẹ nhàng hái cọng hoa ngắn cũn. Ngày mai anh sẽ tìm cách tặng nó cho Gita. Về phòng mình, Lale cẩn thận đặt bông hoa quý giá đó bên cạnh giường trước khi chìm vào giấc ngủ không mộng mị, nhưng sáng hôm sau khi anh thức dậy, cánh hoa đã rụng, nằm quăn queo bên cạnh nhụy đen. Chỉ có cái chết cứ dai dẳng ở chốn này. 


Câu chuyện cổ tích giữa đời thường


Nếu để so sánh câu chuyện này với vô vàn những câu chuyện tình yêu giữa nhân tình thế thái thì Thợ xăm ở Auschwitz có khi chỉ là một câu chuyện cổ tích mang bối cảnh thực tiễn. 

Thế nhưng, điểm làm người ta ấn tượng hơn cả là cái bối cảnh khi tình yêu nảy nở giữa muôn vàn đau thương chết chóc. Nó chẳng đơn giản là mụ phù thủy hóa phép tạo khó khăn để nàng công chúa phải vượt qua, chẳng còn bà mẹ kế độc ác nào hay một xã hội đầy định kiến mà đôi tình nhân của chúng ta phải vượt qua.

Với Thợ xăm ở Auschwitz, đó là cái sự tương phản giữa một bên là đau thương tột độ nơi mở mắt ra chỉ toàn là chết chóc và một bên là mối tình như mầm cây vẫn đâm chồi sinh sôi nảy nở. Chuyện tình ấy càng đẹp con người ta lại càng thấy rõ cái nét đau thương.

Cô nhìn Lale chăm chăm rồi lắc đầu. “Em chỉ là một con số. Đáng lẽ anh phải biết chứ. Anh xăm nó cho em mà.”

“Ừ, nhưng chỉ ở đây mới thế. Ở ngoài kia, em là ai?”

“Ngoài kia đâu còn tồn tại nữa. Chỉ còn ở đây thôi.”

Lale đứng dậy nhìn chăm chăm vào cô. “Anh tên là Ludwig Eisenberg nhưng người ta gọi anh là Lale. Quê anh ở Krompachy, Slovakia. Anh có cha mẹ, một anh trai và một em gái.” Anh dừng lại. “Giờ đến lượt em.”

Gita bướng bỉnh nhìn lại anh. “Em là tù nhân 4562 ở Birkenau, Ba Lan.”

Cuộc nói chuyện rơi vào khoảng lặng khó chịu. Anh ngắm nhìn cô, nhìn đôi mắt cô đang cụp xuống. Cô đang đấu tranh tư tưởng: nên nói gì, không nên nói gì.

Lale lại ngồi xuống, lần này là trước mặt cô. Anh rướn người ra như định nắm tay cô nhưng rồi lại rút tay về. “Anh không muốn làm em khó chịu, nhưng em hứa với anh điều này được không?”

“Gì cơ?”

“Trước khi mình rời khỏi nơi này, em phải nói cho anh biết em là ai và từ đâu đến nhé.”

“Vâng, em hứa.” Cô nhìn sâu vào mắt anh.

Bao trùm lên cuốn sách vẫn là một màu sắc tang tóc và u ám nhưng đủ để người ta có thể cảm nhận được dư vị của tình yêu. Thứ tình yêu ấy đã cho hai con người động lực và niềm tin cũng như sức mạnh để đi tiếp. Đã bao lần mình phải giật thột và lo lắng khi chứng kiến Lale và Gita gặp nhau, chỉ sợ lỡ một giây thôi là chuyện tình sẽ tan vỡ như bọt sóng. Câu chuyện ấy cứ mờ mờ ảo ảo như một lớp sương giăng mỏng có thể vì súng đạn của loạn lạc mà tan biến bất cứ lúc nào.

Mẹ Lale ngồi xuống và anh cũng ngồi trước mặt mẹ. “Trước tiên con phải học cách lắng nghe cô ấy. Ngay cả khi con mệt, đừng bao giờ mệt đến nỗi không thể nghe cô ấy nói. Biết cô ấy thích gì và quan trọng hơn cả là biết cô ấy không thích gì. Khi nào có điều kiện, nhớ tặng cho cô ấy những món quà nhỏ - hoa, sô cô la - phụ nữ thích những thứ này.”

“Lần cuối cùng cha tặng quà cho mẹ là khi nào ạ?”

“Có liên quan gì chứ. Con cần biết các cô gái thích gì chứ không cần biết mẹ nhận được gì.”

“Khi nào có tiền, con sẽ mua hoa và sô cô la tặng mẹ, con hứa đấy.”

“Con nên dành tiền cho cô gái con yêu thương.”

“Làm sao con biết cô ấy là ai?”

“Ồ, rồi con sẽ biết thôi.”

Mẹ kéo anh vào lòng và vuốt tóc anh: cậu bé của mẹ, chàng trai của mẹ.

*

*     *

Hình ảnh mẹ tan biến - nước mắt rơi, hình ảnh nhòe đi, anh chớp mắt - và anh tưởng tượng Gita trong vòng tay mình, anh vuốt tóc cô.

“Mẹ nói đúng, mẹ ơi. Con biết rồi.”

Nếu như từ đầu tác giả không khẳng định rằng cuốn sách dựa trên một câu chuyện có thật thì mình sẽ cho rằng tất cả chỉ là hư cấu, là câu chuyện tình chỉ tồn tại trong cổ tích. Thế nhưng, sau cùng mình vẫn bị thuyết phục. Bởi mình đau đến nghẹn lòng, một chút bàng hoàng và nhiều nhịp rơi vào trầm tư. Và với bất cứ ai đến với Thợ xăm ở Auschwitz có lẽ cũng thế. Bởi lẽ, câu chuyện của Lale là câu chuyện đáng được kể, để mà vén bức màn tăm tối Đức quốc xã đã gây ra. 


Thay lời kết

“Mờ ảo” sẽ là tính từ mình lựa chọn để miêu tả cuốn sách này. Một câu chuyện cổ tích vượt lên đau thương của thực tại… Một thế giới hoang tàn tới mức ngó quanh chỉ toàn là thảm cảnh… Một cuốn sách như bầu trời một ngày u buồn cố le lói tia sáng mỏng manh…

Hiện tại, chúng ta được sống trong hòa bình, được tận hưởng thứ hạnh phúc xa hoa mà khó có thể vụt mất. Ấy thế nhưng, vào một buổi chiều lạnh bên ly cà phê nóng, những trang sách của Thợ xăm ở Auschwitz vẫn sẽ đánh thức trái tim băng giá của ta và làm rung động ngay cả những tâm hồn cằn cỗi nhất. 

 

Tác giả: Annie - Bookademy


--------------------------------------------------                                                                     

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy

Bạn đam mê viết lách, yêu thích đọc sách và muốn lan tỏa văn hóa đọc tới cộng đồng của YBOX.VN? Đăng ký để trở thành CTV Bookademy tại link: http://bit.ly/bookademy_ctv

(*) Bản quyền bài viết thuộc về Bookademy - Ybox. Khi chia sẻ hoặc đăng tải lại, vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ "Tên tác giả - Bookademy." Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

Xem thêm

"Ok, so i havent written any real book reviews before, so please forgive me if this turns out a real mess. Any tips/advice that might help me improve and write my reviews that are likely to be read and appreciated and used to influence others to read the book being reviewed. So here goes. I actually chose to read this book as a means of breaking a reading slump. I had currently been reading GOT, which i had just finished Part 1 of Book Three, and had read about 100 to 150 pages of Part 2, when i got the feeling of meh! I mean i was thoroughly enjoying GOT but i guess looking back i bite off more than i could chew. I decided to consult a fellow book reader and good friend of mine @dracoscrown who advised me i was in a slump, tbh this feeling has been a regular occurrence lately due to Uni study and all the boring reading i have to complete! Anyway @dracoscrown suggested that i stop reading GOT and take a break and read something else in the mean time. So that is exactly what i did and happened to choose the Tattooist of Auschwitz which was easy because all i had to do was walk 20 steps from my room to our common bookshelf and get it out! ( As it is my dads book hence why it wasnt in my own bookshelf) I had heard and seen soo many great reviews and comments on this book that i just had to try it! I read the blurb and was instantly hooked and just had to find out how this story played out and what the final outcome would be. So i started reading, the book delves straight into the horrors of war and also shows how love and determination to achieve a common need: To Survive, can ultimately create Hope! This novel is very appropriately retold at a extremely personal level, meaning that everything that happens within is made even more real due to this personal level and person experience of the main character Lale. Lale is a young Jewish man sent to Auschwitz concentration camp run by the SS soldiers and the Nazi’s. Lale’s journey of hope and survival instincts to live and not die is spurned on by Lale’s love for fellow prisoner Gita who at first sight captured Lale’s heart. Whilst reading I made a few notes which included: Fast paced, action packed early into book Loaded with info that I was previously unaware of / oblivious to Boys as SS soldier- wow had no idea! Alliances + clever trades of ffod, jewels etc used as a means to survive Writing style was clever, super simple but effective in conveying the message Emotional rollercoaster A significant amount of facts that was very eye opening Definitely recommend to readers of 12+ Had high expectations due to all the great reviews I had seen, and this book definitely met and exceeded those 5 Stars Not gonna lie, I cried and tears fell freely The rest I am not going to include as it contains spoilers If you made it this far ! Thankyou! I hope you enjoyed my First Review Thomas

Tác giả Heather Morris viết về tình yêu giữa thợ xăm mã số tù nhân Lale và cô gái Gita Furman tại trai tập trung Auschwitz - một vùng Ba Lan bị Đức quốc xã chiếm đóng. . Quyển tiểu thuyết lịch sử tái hiện khung cảnh, các tình tiết thời Thế chiến thứ hai như trại giam Auschwitz, công việc xăm số tù nhân, cuộc tấn công của quân Liên Xô năm 1945. Tác giả Morris cho biết phần lớn sự kiện trong sách được bà ghi chép lại từ lời của Lale Sokolov. Hồi 2003 - lúc Lale 87 tuổi, mỗi tuần ông dành nhiều giờ kể cho Morris về thời thanh niên của mình, sống lại ký ức chiến tranh cũng như cuộc tình với vợ. . Trong tác phẩm, hình xăm trên cánh tay là biểu tượng của trại tù chết chóc do phát xít lập ra. Khi đến Auschwitz, tù nhân được xăm dãy số, đánh dấu những ngày tháng bị bóc lột. Họ phải lao động khổ sai, giao nộp tư trang, bị những kẻ cai ngục đánh đập. Ban đầu, Lale cũng là tù nhân Do Thái, sau đó có cơ duyên gặp Pepan - thợ xăm kỳ cựu trong tù, được truyền nghề và nhanh chóng thành thợ xăm chính, dưới sự theo dõi gắt gao của sĩ quan Đức. . Mở đầu truyện, tác giả Heather Morris tiết lộ nhân vật chính phải lòng Gita - cô gái trong trại tập trung - ngay ở lần đầu chạm mặt. Lale nhớ lại: "Tôi xăm mã số lên tay trái Gita, và cô ấy xăm tên mình lên trái tim tôi". Từ đó, mối tình bí mật của anh với cô nảy nở. Cuối truyện, Gita bị đưa ra khỏi trại, còn Lale đau khổ đi tìm người yêu. May mắn cuối cùng cũng đến với đôi tình nhân - họ gặp lại nhau, xây hạnh phúc ở Australia sau khi nhiều lần chuyển nơi ở từ Tiệp Khắc đến Italy, Pháp. . Theo Nytimes, trong bối cảnh ngục tù, nhà văn khái quát hình tượng con người giàu lòng yêu thương, tự chủ và ham học hỏi. Xót xa hoàn cảnh Gita, hay người đàn bà hơn 40 tuổi mất chồng lẫn con... Lale Sokolov quyết tâm giúp đỡ họ, dẫu vô cùng lo lắng về tương lai. Lale căm ghét bản thân khi phải đâm kim lên tay trẻ em, cảm thấy "chật vật nhất khi xăm số cho các bà già, trông họ như xác chết biết đi, đôi mắt vô hồn", và luôn tự hỏi "tại sao mình phải làm thế này với đồng loại". . Ở trại tập trung, Lale ghi chép thói quen của quân đội Quốc xã Đức, lợi dụng các sơ hở để tìm đường thoát thân. Nhờ biết nói bảy thứ tiếng, trong đó có tiếng Ba Lan, Pháp, Yiddish (tiếng của người Do Thái ở Trung, Đông Âu), người thợ xăm nghe lén các câu chuyện của lính canh gác, có thể giao tiếp với tù binh bằng tiếng mẹ đẻ của họ. Anh còn hay giúp đỡ nhóm người Digan quen sống di cư, nay bị nhốt trong trại. Lale chơi đùa, đem đồ ăn đến cho trẻ con, khuyên cha mẹ dạy con về quê hương, gia đình của dân tộc họ. . Trang kirkusreviews cho rằng nhà văn thành công khi miêu tả không khí chiến tranh, cảnh giam cầm con người đau thương không kém tác phẩm nổi tiếng của John Boyne - Chú bé mang pyjama sọc. Tuy vậy, người đọc trên goodreads nói tiểu thuyết lược bớt các tình tiết man rợ của nạn diệt chủng, phù hợp với lứa tuổi thanh thiếu niên. Bên cạnh các tình tiết bạo lực, sách có những giây phút vui tươi như tình yêu của cặp nhân vật chính, những lúc cả hai đùa giỡn với lũ trẻ. Nhân vật Lale trong sách lẫn ngoài đời đều giữ quan niệm sống: "Nếu bạn còn thức dậy vào buổi sáng, đó là một ngày tốt lành". Sách kết thúc có hậu, gieo hy vọng về tình người, đề cao tình yêu.

Tới khi gấp lại những trang cuối cùng của Thợ xăm ở Auschwitz, mình vẫn không chắc nên gọi cuốn sách này là một cuốn hư cấu hay bán tự truyện (hay bán hư cấu chăng?). Sở dĩ có sự phân vân này, mình sẽ giải thích ngay dưới đây. . Thợ xăm ở Auschwitz là câu chuyện được viết dựa trên lời kể của Lale Sokolov, một người tù nhân Do thái trong Trại tập trung Auschwitz của Đức quốc xã. Vì nhiều lợi thế và nhiều phần may mắn, anh được đảm nhiệm vị trí “thợ xăm” – là người sẽ xăm những con số tù nhân cho những người mới được đưa vào trại. Kể từ giây phút những vết kim cào lên da thịt họ những con số, cái tên thân thương cha mẹ đặt cho họ sẽ biến mất, nhân dạng cũng không còn. Họ chỉ là những con số, là tù nhân không thời hạn ở Auschwitz. . Chủ đề về Holocaust – nạn diệt chủng Do thái không phải chủ đề mới, tuy nhiên phải nói rằng cuốn sách “Thợ xăm ở Auschwitz” là một hiện tượng khi lọt vào danh sách bestseller của New York Times năm 2019 với lượng bán ra lên đến một triệu bản, được dịch sang 17 thứ tiếng và bán bản quyền ở 43 quốc gia. . Lý giải cho thành công của “Thợ xăm ở Auschwitz”, mình cho rằng có một vài yếu tố rất quan trọng, trước nhất là cuốn sách được Heather Morris viết dựa trên lời kể của người thợ xăm hoàn toàn có thật. Hầu hết tình tiết và nhân vật trong cuốn sách đều có thật. Thực tế là khi đơn vị xuất bản yêu cầu Morris tới gặp Lale Sokolov, bà được yêu cầu viết lại câu chuyện của Lale dưới dạng một cuốn hồi ký. Tuy nhiên sau đó Morris quyết định viết cuốn sách dưới dạng bán hồi ký, bán hư cấu. Bà nói nếu viết hồi ký, bà không thể đưa được những đoạn hội thoại và cảm xúc của các nhân vật vào trong sách. . Quả thật, câu chuyện trong cuốn sách rất đáng được biết tới và nhớ đến. Đó không đơn thuần là câu chuyện về tình yêu giữa tình cảnh ngặt nghèo, giữa một nơi chết chóc, đó là câu chuyện về nhân tính, về tình thương giữa những con người xa lạ bất đắc dĩ bị đẩy vào cùng một cảnh ngộ, là một bản cáo trạng tuy không trực diện nhưng cũng phũ phàng và choáng váng đối với nạn diệt chủng người Do thái. . Yếu tố thứ hai làm nên thành công về mặt doanh số của “Thợ xăm ở Auschwitz” theo mình có lẽ là cuốn sách rất dễ đọc, không có bất kì thử thách nào đối với độc giả cả. Bởi vậy, ai cũng có thể đọc và tiếp nhận cuốn sách rất dễ dàng. . Tuy vậy cuốn sách vẫn còn nhiều điểm khiến mình chưa thỏa mãn. Trước hết, chính bởi cuốn sách rất dễ đọc và tiếp cận, nên chủ yếu câu chuyện bao gồm thoại của nhân vật và tình tiết, không đi sâu vào tâm lý, nên mình cảm thấy cuốn sách thiếu hụt cảm xúc rất nhiều. Với một câu chuyện thế này, nếu có thêm nhiều phần diễn tả tâm lý của những người tù trong Auschwitz, hay những khắc khoải, lo sợ của họ, với lời văn giàu tính văn chương, thì cuốn sách sẽ hay hơn rất nhiều. . Kết lại, mình nghĩ nên coi “Thợ xăm ở Auschwitz” là một cuốn sách hồi ký về Auschwitz, đọc để được chứng kiến sự nghiệt ngã mà Holocaust đã từng giáng lên cuộc đời của những người Do thái, đọc để tiếp nhận một phần lịch sử mà đến nay người Đức khi nhắc đến vẫn còn cảm thấy hổ thẹn.

Auschwitz có chấy rận. Auschwitz có da thịt lở loét. Auschwitz có thức mùi ngai ngái của xác chết trong lò thiêu, lúc nào cũng rừng rực lửa. Auschwitz, bất ngờ thay, còn có cả tình yêu. Và Thợ xăm ở Auschwitz chính là câu chuyện kể về thứ tình cảm ngời sáng ấy, thứ tình cảm đã đâm chồi giữa chốn địa ngục trần gian, dưới khói lửa đạn bom và trong những thời khắc kinh hoàng nhất của cuộc Thế chiến khủng khiếp bậc nhất từng nổ ra trong lịch sử. . Lale Sokolov bị đưa tới Auschwitz vào một ngày đầu tháng Tư năm 1942. Trong suy nghĩ non nớt của cậu thanh niên trẻ ngày ấy, chưa bao giờ anh lại mường tượng tới cảnh sống không bằng chết như những gì anh sắp sửa phải đối mặt. Ở nơi ấy, người ta tống Lale xuống từ những chuyến tàu chuyên chở gia súc hôi thối cứt đái, thúc anh đi bằng họng súng trường, thỏa sức đấm đá, chửi bới anh mà bởi thực sự chẳng ai dám đứng lên phản kháng. Đáng ghê tởm nhất, ấy là ngay sau đó, người ta sẽ bôi mực lên cánh tay anh, khắc vào da thịt anh những con số vô hồn. Từ thời khắc ấy, Lale đã không còn là một con người đúng nghĩa. Mất tên họ, mất danh xưng, mất tự do. Số phận anh và hàng triệu con người khác giờ chỉ như đang lửng lơ đầu họng súng. . Thợ xăm ở Auschwitz, giống như những cuốn sách viết về Holocaust mà mình từng đọc qua, vẫn dành hàng trang, hàng chương để kể về những tội ác không thể dung thứ của bè lũ phát xít, khiến cho độc giả không khỏi bàng hoàng. Chúng đã xây lên những trại tập trung, đã dựng lên những hàng rào thép gai, đã thúc ép tù nhân phải liên tục tục gồng mình lao động mà theo như từ dùng của tác giả, là tự đào hố chôn mình, là tự khắc nhảy vào một cỗ máy giết chóc khổng lồ. Để được tồn tại, nhiều kẻ đã phải bán rẻ đồng loại, trở thành những tên kapo phục vụ trong hàng ngũ địch. Để được mở mắt đón ánh bình minh, nhiều người đã phải bán rẻ thân xác, trở thành thú tiêu khiển, thành thứ đồ chơi không hơn trong mắt bọn lính Đức đốn mạt. Nhưng, khát vọng sống của mỗi người không phải ai cũng mãnh liệt như nhau. Nhiều người đã không thể chịu nổi mà lao thân vào hàng rào điện, cái chết dưới dòng điện ngàn Vôn dường như còn nhẹ nhõm hơn nhiều so với cuộc sống vật vờ ở trại Tử thần. Dẫu vậy, ở Auschwitz không chỉ độc một màu đen thế, ở Auschwitz còn có tình người, có tình bạn, và còn có cả tình yêu nữa. . Nhờ sự giúp đỡ của một tù nhân người Pháp, Lale may mắn nhận được công việc với cái tên Thợ Xăm – tức là phụ trách xăm số lên cánh tay của những người mới nhập trại. Anh gặp Gita lần đầu lúc đang in mực lên làn da cô, và đôi mắt với ánh nhìn như hàng ngàn tia sáng đang nhảy múa ấy đã bám rịt lấy tâm trí anh không rời. Kể từ lần đó, anh đã đem lòng yêu cô. Anh quyết tìm cô giữa biển người, đã quyết nhớ lấy con số của cô giữa triệu triệu con số khác. Anh tìm thấy cô, cô nhận ra anh. Họ yêu nhau – tình yêu mỏng mảnh giữa lòng địa ngục. Liệu tình yêu ấy rồi có thể sẽ được đâm chồi? . Thợ xăm ở Auschwitz thuộc dòng tiểu thuyết lịch sử (historical fiction), song theo mình thì hoàn toàn cũng có thể xem sách là một tập hồi ký. Những nhân vật, câu chuyện được kể trong sách phần nhiều được được dự trên sự thật. Đi kèm cùng cuốn sách còn là hành trình sáng tác của tác giả, những tài liệu, ảnh chụp hay thậm chí là số phận tương lai của những nhân vật được đề cập tới trong sách. Chính vì thế, những câu chuyện được kể lại càng thêm phần sống động, càng thêm phần lý thú. Không dừng lại ở đó, Thợ xăm ở Auschwitz còn có lối viết vô cùng gãy gọn, đơn giản, khiến cho việc tiếp nhận nội dung mà tác giả truyền tải tới với độc giả hoàn toàn không phải là một vấn đề khó khăn. Điều này khiến mình có thể dễ dàng đọc xong cuốn sách trong khoảng độ hai ngày mà không hề vướng phải chút trúc trắc nào, cũng không cần dùng tới điện thoại, laptop hay internet để tra cứu thông tin giống như những cuốn tiểu thuyết lịch sử khác trước đây mình từng đọc.

“Thợ xăm ở Auschwitz” - câu chuyện dựa trên lời kể trực tiếp của một người sống sót thoát khỏi trại tập trung Auschwitz - Lale Sokolov - một người Do Thái ở Slovakia, bị ép phải xăm dãy số lên cánh tay của hàng nghìn tù nhân đến trại. Ở trại tập trung, Sokolov đã gặp một cô gái tên Gita Furman và họ yêu nhau. Đây là một câu chuyện khác thường, đầy cảm động, thẳng thắn và nâng cánh cho tâm hồn. . Ở nơi mạng sống luôn luôn treo đầu sợi tóc, có thể chết bất cứ lúc nào chẳng vì lý do gì, những tù nhân như Lale, Gita và nhiều người khác vẫn luôn cố gắng giữ vẹn phẩm giá của mình, mong mỏi một ngày kia sẽ thoát khỏi địa ngục để trở về cuộc sống bình thường, sống như một con người. Trong nghịch cảnh, tình yêu vẫn nảy sinh và trở thành động lực để họ chiến đấu. . Độc giả yêu “Thợ xăm ở Auschwitz” là bởi nó dựa trên một câu chuyện có thật. Đó là câu chuyện của hai người bình thường, sống trong một thời đại khác thường, bị tước đoạt không chỉ tự do của mình mà còn cả nhân phẩm, tên họ và nhận dạng. Cuốn sách ra đời hơn 70 năm sau những sự kiện nó thuật lại, nhắc nhở chúng ta, có rất nhiều câu chuyện sẽ mãi mãi không bao giờ được kể. . “Có nhiều tài liệu ghi lại sự thật về giai đoạn lịch sử khủng khiếp này, chi tiết hơn rất nhiều so với những gì được giải thích trong một cuốn tiểu thuyết; và tôi khuyến khích độc giả quan tâm tìm hiểu thêm. Có trường hợp tôi sáng tạo ra một số nhân vật đại diện cho không chỉ một cá nhân và đã giản lược hóa một số sự kiện nào đó” - nữ tác giả Heather Morris cho biết.

Thợ xăm ở Auschwitz là một cuốn sách khó để đánh giá nội dung, vì bản thân câu chuyện được viết dựa theo lời kể của nhân chứng đã may mắn sống sót qua những tháng ngày khủng khiếp tại trại tập trung Auschwitz – Lale Sokolov – một người Do Thái Slovak, người đã tình nguyện lên đường tới Auschwitz để cứu sống gia đình mình. . Ở ngay những trang đầu tiên, Heather Morris đã khắc họa hình ảnh của những người Do Thái bị chở đi trên những toa tàu vận chuyển súc vật. Không ai biết điểm đến ở đâu, càng chẳng thể rõ chuyện gì sẽ xảy ra với mình. Những người Do Thái cứ thế trấn an nhau, rồi lại hoảng hốt cố gắng phá cửa tàu để thoát ra nhưng dẫu vậy, đau đớn làm sao chẳng ai có thể thoát khỏi cái chết nếu cứng đầu không tuân lệnh lính Đức. Trái với khẩu hiệu chăng ngay trên cổng vào trại “Lao động mang lại tự do”, Auschwizt là hiện thân của địa ngục trần gian nơi con người không được coi là con người. Họ bị tước đoạt mọi thứ ngay cả chính cái tên, chỉ duy nhất được xác định danh tính bằng một dãy số xăm trên tay. May mắn thay, ông Pepan, một thợ xăm của trại tập trung đã chọn Lale làm người phụ việc mình. “Chiếc vé” mang danh “Thợ xăm của Auschwitz” quả thật đã gần như cứu sống cuộc đời Lale trong quãng thời gian kinh hoàng tại nơi này, khi Lale được coi là “nhân tố quan trọng” và được phát cho chiếc cặp mang sức mạnh to lớn cứu anh thoát khỏi nòng súng của Tử thần. Trong một lần xăm số cho những tù nhân mới được chuyển tới, Lale đã phải lòng một cô gái ngay tại khoảnh khắc định mệnh ánh mắt hai người giao nhau. Dù không biết tên cũng chẳng biết thông tin nào ngoại trừ dãy số Lale tự mình xăm trên tay cô gái, anh quyết định phải tìm cô bằng mọi giá và cùng nhau sống sót thoát khỏi nơi này. Giữa gọng kìm của cái chết, tình yêu bất diệt của họ đã nhen nhóm lên ngọn lửa, một ngọn lửa đem lại niềm tin và hy vọng trong chốn ngục tù tăm tối. . Điểm sáng của cuốn tiểu thuyết chính là tình yêu thương đồng loại giữa con người với con người, không chỉ là tình yêu của Lale và người con gái của đời anh mà còn là tình bạn và tình chiến hữu. Hàng triệu người chẳng biết ai với ai mà họ sẵn sàng liều mình giúp đỡ thậm chí cứu sống nhau, bảo vệ nhau khỏi cái chết chực chờ sẵn. Phải nói rằng đó là yếu tố làm tớ ấn tượng và cảm động nhất, những người Do Thái biết nếu bị lính Đức phát hiện họ sẽ chết ngay lập tức, nhưng họ vẫn làm, vẫn lén lút chia sẻ với nhau những khẩu phần ăn ít ỏi, cố gắng chăm sóc cho nhau lúc ốm đau trong hoàn cảnh đau đớn khắc nghiệt nhất, và gắn bó với nhau như thể gia đình. Bởi “cứu một người là cứu cả thế giới”, Lale đã nói với bản thân như vậy. Điểm ấn tượng thứ hai đó là phần Lời nói thêm và những thông tin ở cuối sách đã chứng minh được tác giả Heather Morris đã dành toàn bộ tâm huyết và nỗ lực của mình để viết ra tác phẩm này, đem đến cho người đọc “một tài liệu khác thường” nhưng chân thật vô cùng về trại tử thần Auschwitz. . Tuy nhiên lý do khiến tớ chưa thực sự “cảm” được ở Thợ xăm ở Auschwitz đó là ở cách viết của tác giả. Cách viết của bà Heather Morris mang đậm nét của cách viết của kịch bản phim nhiều hơn là một cuốn tiểu thuyết. Tác giả diễn giải mọi thứ chủ yếu bằng các cuộc đối thoại, chuyển cảnh nhanh và rất ít khai thác về suy nghĩ nội tâm của nhân vật trong cuốn sách này. Tớ mong mình được trải nghiệm những suy nghĩ sâu sắc hơn về mặt “bên trong” của nhân vật hay cách mà nhân vật phát triển qua từng chương, đặc biệt là Lale và Gita, nhưng rất tiếc theo quan điểm cá nhân thì tớ chưa “cảm” được điều đó. Cảm giác mình chỉ nhìn thấy bề nổi mà chưa thấy được bề chìm. Và đúng như suy nghĩ của tớ, sau khi search tên Heather Morris trên google thì bà đúng là người chuyên viết kịch bản phim, một trong những kịch bản bà chắp bút còn được lựa chọn bởi một nhà biên kịch từng đoạt giải Oscar ở Mỹ. Chắc hẳn đây là lý do mà cuốn tiểu thuyết này, phần nhiều, là đem lại cho tớ cảm giác như đọc một kịch bản phim chứ không hẳn giống với một cuốn sách văn học. . Nhìn chung, Thợ xăm ở Auschwitz là một tác phẩm rất rất rất ổn về mặt nội dung, tiếc là bản thân tớ không phù hợp lắm với cách viết của tác giả thôi. Những bạn nào phù hợp với câu văn gãy gọn nhiều hội thoại có thể tham khảo cuốn này nhé, nhưng tớ nghĩ độc giả nào thích đọc chủ đề về Holocaust cũng không nên bỏ qua cuốn sách đâu. Nhã Nam dịch ổn, bìa đẹp, và nhớ đọc hết phần Thông tin cuối cuốn sách của tác giả nhé, cảm động cực kỳ!

“I see a world that will bring yours down.” I knew this would be a must-read book the moment I’ve first come across its title.Being from Hungary, in the heart of Europe, all topics of World War II are of highest importance for us, as they serve as reminders of what could people do, and for us to know that we have to stop them before it is too late. Also, we have only one Nobel prize winning author, Kertész Imre, whose novel “Sorstalanság” or Fateless has won the best literature Nobel prize in 2002. Kertész Imre was also deported to Auschwitz in 1944, and he was only 14 years old.But back to this book. The story of Lale, being a true story, is incredibly powerful. The style of the writing was very strange for me, it resembled more of a screenplay with its short and puritan sentences, however it fitted the harsh world described perfectly. Before this I never thought about the job of the Tattowiever in the concentration camps, even though he was the one who was “introduced” to all the newcomers to the camp. And someone had to do this job.I’m trying not to get political here, but it’s a bit though, so I think I’ll just finish my review here, even though I have some very strong opinions left. I would highly recommend this book as one of the most important reminders for this dark and cruel period of time.I also have a few quotes that I would not want to leave out, so here we go:“They give him ammunition of the only sort available to him, knowledge, to be stored up for later.”And:“My name is Ludwig Eisenberg but people call me Lale. I come from Krompachy, Slovakia. I have a mother, a father, a brother and a sister.” He pauses. “Now it’s your turn.”Gita meets his stare defiantly. “I am prisoner 34902 in Birkenau, Poland.”And finally:“Choosing to live is an act of defiance, a form of heroism.”